Thông tin cập nhật về bệnh do véc tơ truyền: bệnh Chikungunya
Dịch tễ học Bệnh Chikungunya lan truyền tại chỗ ở đảo Saint Martin, Caribbean Tính đến ngày 19 tháng 12 năm 2013, các cơ quan y tế địa phương của quần đảo Caribbean Pháp báo cáo 26 ca được xác nhận và 12 trường hợp Chikungunya có thể xảy ra lan truyền tại chỗ trên đảo Saint Martin. Ba ổ bệnh được xác định cụ thể là trên đảo Oyster Pound, Sandy Ground và quartier d' Orleans nhưng một số ổ bệnh mới dường như đang nổi lên. Thêm ba trường hợp mắc bệnh Chikungunya đã được phát hiện trên phần đảo thuộc Hà Lan, hai trường hợp Chikungunya đã được xác nhận ở các đảo Martinique qua truyền thông trích dẫn từ cơ quan y tế trong khu vực và một trường hợp nhập khẩu từ Martinique đã được phát hiện ở đảo Guyane. Đây là tài liệu đầu tiên mô tả lan truyền tại chỗ của virus chikungunya ở châu Mỹ. Các trường hợp nghi ngờ đã được phát hiện trong đợt dịch sốt xuất huyết đang xảy trên đảo Saint Martin. Đánh giá về nguy cơ bệnh Chikungunya qua báo cáo Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh châu Âu Thông tin chung về bệnh chikungunya Chikungunya là bệnh do virus lây truyền qua do muỗi truyền, virus thuộc giống Alphavirus, họ Togaviridae. Virus được truyền từ người này sang người khác thông qua vết đốt của muỗi Aedes, chủ yếu do muỗi Aedes aegypti và Aedes albopictus và cả hai loài muỗi này hoạt động vào ban ngày. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 1-12 ngày, trung bình từ 3 - 7 ngày. Các dấu hiệu lâm sàng điển hình của bệnh là sốt và đau khớp, có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Biến chứng của bệnh bao gồm các biến chứng khá nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng người bệnh như viêm cơ tim, viêm gan, tổn thương mắt và rối loạn thần kinh. Một số người bị nhiễm virus không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng lâm sàng nhẹ, thách thức lớn nhất trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh, đặc biệt ở khu vực nhiệt đới trong bối cảnh nơi mà bùng phát dịch sốt xuất huyết cũng đang xảy ra cùng lúc. Ở người, lượng virus trong máu có thể rất cao vào những ngày đầu sau nhiễm và kéo dài 5 - 6 ngày (thậm chí đến 10 ngày) sau khi khởi phát sốt. Một người mắc bệnh Chikungunya sau hồi phục có thể sẽ miễn dịch chống lại nên tránh tái nhiễm, nghĩa là cơ thể sẽ có miễn dịch chống lại bệnh Chikungunya. Lan truyền thông qua đường máu có thể xảy ra, lây truyền virus từ mẹ sang con cũng đã được báo cáo ở những phụ nữ bị bệnh trong tuần trước khi khi sinh (lúc mang thai giai đoạn thai kỳ cuối). Chikungunya là bệnh lưu hành ở một số quốc gia khu vực châu Phi, Đông Nam Á và trên tiểu lục địa Ấn Độ. Trước đây, bệnh không lây truyền tại chỗ đã được phát hiện ở châu Mỹ. Trên toàn cầu, những vụ dịch lớn gần đây nhất đã được báo cáo trong năm 2005 - 2006 ở đảo Réunion, Mauritius, Mayotte và các bang khác của Ấn Độ. Lan truyền tại chỗ đầu tiên ở lục địa châu Âu đã được báo cáo từ Emilia Romagna, Ý vào tháng 8 năm 2007 và năm 2010 tại Var, Pháp. Hàng năm, các trường hợp bệnh ‘nhập khẩu” thông qua du khách đi du lịch đến các vùng có bệnh lưu hành đã được xác định ở một số nước châu Âu. Trong giai đoạn từ năm 2008 - 2012, có 475 trường hợp mắc Chikungunya nhập khẩu đã được báo cáo ở các nước thuộc cộng đồng châu Âu/ hoặc vùng kinh tế châu Âu (EU/EEA_ European Economic Area gồm các nước Áo, Bỉ, Bulgaria, Cyprus, CH Czech, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ireland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh). Hầu hết các trường hợp nhiễm của các quốc gia châu Âu báo cáo đều có nguồn gốc từ châu Á (một phần ba từ Ấn Độ, nếu không thì các ca đó mắc từ Thái Lan, Maldives, Sri Lanka, Indonesia) và châu Phi (bao gồm cả quần đảo ở Ấn Độ Dương). Trong năm 2012, có 55 trường hợp sốt Chikungunya đã được báo cáo ở 22 quốc gia châu Âu và vùng kinh tế châu Âu (EU và EEA). Các quốc gia có ca bệnh được báo cáo là 37 ca; chủ yếu từ Ấn Độ, Philippines và Indonesia. Trong năm 2013, dịch sốt Chikungunya đã xảy ra ở nhiều vùng địa lý khác nhau trong quần đảo Philippines, bao gồm thủ đô Manila, cũng như Singapore, Ấn Độ (gồm các bang Gujarat, Tamil Nadu, Kerala, Odisha), Micronesia (Yap), Indonesia (Đông Java, Đông Jakarta) Papua New Guinea và New Caledonia (các ca bệnh lẻ tẻ xảy ra vào cuối tháng 4 năm 2013). Virus gây bệnh Chikungunya có cấu trúc di truyền một sợi đơn ARN. Virus thuộc phức hợp rừng Semliki và có liên quan chặt chẽ với O'nyong'nyong, một loại virus lưu hành ở châu Phi và một mức độ thấp hơn loại virus Mayaro. Sau này, chúng được lưu hành trong các khu rừng ở vùng Caribbean (ví dụ Trinidad) và Nam Mỹ ở các loài muỗi trong rừng xuất hiện. Có ba kiểu gen khác nhau của virus Chikungunya: châu Á, Tây Phi và Đông/Trung/Nam Phi (ECSA) đã được xác định. Thu nhận một đột biến A226V ở lớp vỏ protein E1 của virus chikungunya ECSA, được tìm thấy ở La Réunion vào năm 2005 gia tăng lan truyền virus thông qua sự phân bố rộng rãi muỗi Aedes albopictus. Virus biến đổi này lây lan từ Ấn Độ Dương đến Đông Phi và châu Á (như Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore, Malaysia và Trung Quốc) và là nguyên nhân gây ra bùng phát dịch bệnh Chikungunya ở Ý. Hai trường hợp mắc bệnh Chikungunya tại chỗ xảy ra ở Pháp do chủng ECSA nhưng không có đột biến ở vị trí thứ 226. Tại các quốc gia châu Âu, loài muỗi Aedes albopictus được phân bố chủ yếu khu vực quanh Địa Trung Hải và đã được xác định là một véc tơ có khả năng lan truyền virus Chikungunya. Virus Chikungunya có thể được xác định bằng phương pháp sinh học phân tử RT-PCR hoặc phân lập vi rút trong tuần đầu tiên khi bệnh nhân bị bệnh. Chẩn đoán huyết thanh có thể được thực hiện bằng cách phát hiện kháng thể IgM trong mẫu huyết thanh từ ngày 4 - 5 sau khi triệu chứng khởi phát, hoặc tăng gấp bốn lần kháng thể IgG Chikungunya đặc hiệu trong một cặp mẫu huyết thanh (mẫu bệnh phẩm cấp tính hoặc bệnh nhân đang điều trị). Kháng thể IgM đặc hiệu có thể tồn tại trong nhiều tháng, đặc biệt ở những bệnh nhân đau khớp mãn tính. Thông tin khái quát về các sự kiện Saint Martin là một hòn đảo nhỏ trong vùng biển Caribbean với diện tích khoảng 88 km2 và dân số khoảng 71.000 người. Nó được chia thành hai phần nằm giữa quốc gia Pháp và Hà Lan. Nhiệt độ trung bình khoảng 26,6 đến 29,40C và ẩm độ các năm đều thấp. Có một mùa mưa và cơn bão từ tháng bảy đến tháng mười một hàng năm. Hai trường hợp mắc Chikungunya tại chỗ đã được xác nhận vào ngày 5 tháng 12 năm 2013 ở phần đảo thuộc Pháp. Kết quả chẩn đoàn dương tính phụ thuộc vào phương pháp RT-PCR và được thực hiện bởi Trung tâm Lưu trữ quốc gia Pháp đối với Arbovirus của Viện Nghiên cứu y sinh học Pháp (Institut de Recherche Biomédicale des Armées, Marseille). Các ca bệnh Chikungunya xảy ra trong thời gian dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát trên đảo kể từ tháng giêng năm 2013. Hai trường hợp được phát hiện thông qua phát hiện ca bệnh chủ động (ACD), thực hiện theo khai báo vào ngày 18 tháng 11 năm 2013 của một nhóm gồm 05 người đau khớp và sốt mà tất cả người này đều đã được chẩn đoán loại trừ bệnh sốt xuất huyết (âm tính với kháng nguyên phi cấu trúc NS1 và kháng thể IgM). Năm trường hợp có triệu chứng được thông báo xảy ra từ ngày 12/10 đến 15/11/2013. Tất cả họ đều sống ở khu phố Oyster Pond, vị trí khu vực đảo nằm gần biên giới với Hà Lan. Tính đến ngày 6 tháng 12 năm 2013, tổng số 12 trường hợp nghi ngờ đã được báo cáo thông qua phát hiện ca bệnh chủ động: 2 trường hợp đã được xác nhận bằng phương pháp RT- PCR, 4 trường hợp chẩn đoán huyết thanh Chikungunya kết quả dương tính với IgM/ IgG và 6 trường hợp nghi ngờ. Định nghĩa đối với một ca bệnh phát hiện tại chỗ được sử dụng do phát hiện ca bệnh chủ động như sau: + Bệnh nhân không có tiền sử đi du lịch trong 15 ngày trước khi triệu chứng khởi phát; + Triệu chứng phát sốt nhanh, thân nhiệt > 38,5°C + Đau khớp. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh châu Âu đánh giá mối đe dọa Sự kiện này cho thấy lan truyền tại chổ đối với virus Chikungunya đang diễn ra ở phần đảo của Pháp. Với bán kính và phạm vi của hòn đảo này, nó không thể được loại trừ rằng một tình hình dịch tễ tương tự có thể đang diễn ra ở khu vực phần đảo gần Hà Lan. Nguy cơ đối với lục địa châu Âu Saint Martin là một điểm đến du lịch nổi tiếng đối với người dân châu Âu và một số du khách, nên có thể sẽ gia tăng trong ngày lễ Giáng sinh. Vì vậy, các trường hợp bệnh Chikungunya liên quan đến du lịch, cũng như sốt xuất huyết sẽ trở về từ đảo Saint Martin có thể được dự kiến và cần có sự kiểm soát. Những người bị nhiễm virus không có triệu chứng trở về sau khi đi du lịch có thể góp phần vào lan truyền bệnh, nếu họ hiến máu. Châu Âu có các phòng thí nghiệm có khả năng phát hiện tác nhân Chikungunya và các trường hợp bệnh nhân nhập khẩu sẽ được phát hiện thông qua hệ thống giám sát. Muỗi Aedes albopictus xâm lấn ở nhiều nơi và được thiết lập ở nhiều nơi của EU, chủ yếu xung quanh Địa Trung Hải. Nó là véc tơ truyền bệnh chikungunya và virus chikungunya ECSA có khả năng lan truyền cao. Các chủng virus chikungunya lưu hành ở Saint Martin vẫn chưa được biết, khả năng của muỗi Aedes albopictus có mặt ở EU để lan truyền chủng virus này có thể cần phải được đánh giá lại. Nguy cơ hướng đến lan truyền tại chỗ của virus Chikungunya trong thời gian mùa phát triển của muỗi do đó không thể loại trừ do khả năng của véc tơ có mặt và yêu cầu giám sát cũng như xem xét về các yếu tố liên quan đến môi trường được đáp ứng, điều đó cho thấy trong các vụ dịch trước đó xảy ra ở châu Âu. Tuy nhiên, hướng đến lan truyền các trường hợp Chikungunya nhập khẩu từ Saint Martin đến các quốc gia châu Ấu có thể sẽ không vào mùa đông vì giai đoạn này véc tơ hoạt động rất thấp. Nguy cơ đối với các nước ngoài các quốc gia châu Âu và ngoài khu vực. Một ổ dịch sốt xuất huyết đã xảy ra ở khu vực Caribbean kể từ đầu năm 2013 và bệnh lan truyền thông qua muỗi Aedes aegypti. Loài muỗi này cũng là véc tơ chính cho virus Chikungunya và đang lan rộng ở tất cả quần đảo Caribbean. Đây là một vụ dịch virus Chikungunya bùng phát đầu tiên xảy ra lan truyền tại chỗ ở khu vực châu Mỹ và phần lớn dân số có lẽ là lần đầu tiên nhiễm bệnh. Cho đến nay, mức độ các vụ dịch rất khó đánh giá và có thể vẫn không bị phát hiện tại các địa điểm khác của Saint Martin và các đảo khác. Nguy cơ lây lan bệnh từ Saint Martin đến các quần đảo khác trong khu vực Caribbean là rất cao. Sự lây lan rất có thể sẽ xảy ra thông qua những người bị nhiễm bệnh khi đi du lịch, mùa du lịch mới chỉ bắt đầu và với tần số qua lại giữa các hòn đảo rất cao. Do đó, sự chú ý của các bác sĩ lâm sàng là điều cần thiết để phát hiện sớm các trường hợp bị nhiễm bệnh. Đây là bệnh mới xuất hiện ở vùng Caribbean do vậy năng lực phòng thí nghiệm để xác định các trường hợp nghi ngờ bị hạn chế và cần tăng cường năng lực các phòng xét nghiệm trong khu vực. Bằng các kế hoạch chuẩn bị cho sự xuất hiện virus Chikungunya đến châu Mỹ, các phòng xét nghiệm liên quan trong khu vực có thể hỗ trợ để xác nhận các trường hợp nghi ngờ. Chọn lựa các phòng xét nghiệm quốc gia có khả năng thực hiện kiểm tra đầy đủ trong vùng Caribbean. Chính quyền địa phương trên đảo Saint Martin đang phối hợp chặt chẽ làm việc cùng nhau với các cơ quan y tế công cộng ở Pháp và Hà Lan để thực hiện các hành động nhằm đáp ứng với đợt dịch này. Những hoạt động này bao gồm: ·Giám sát dịch tễ học bao gồm giám sát hội chứng (syndromic surveillance) và giám sát các trường hợp mắc bệnh nghiêm trọng; ·Các hoạt động kiểm soát véc tơ đã được triển khai tại khu vực bị ảnh hưởng và sẽ nhanh chóng được mở rộng cho toàn bộ hòn đảo, bao gồm khu vực xung quanh sân bay, trường học, khu vực nuôi dạy trẻ và bệnh viện; ·Truyền thông và huy động cộng đồng: thông tin sẽ được phổ biến cho các chuyên gia y tế, cho công chúng (gồm bảo vệ cá nhân, làm thế nào để loại bỏ nơi sinh sản và phát triển của muỗi) và đối với du khách thì được cung cấp thông tin cụ thể tại các sân bay. Quy trình an toàn trong truyền máu được thực hiện ở những nơi đang xảy ra bùng phát dịch sốt xuất huyết ở Saint Martin; nó có thể là cần thiết để đánh giá ổ dịch virus Chikungunya yêu cầu đòi hỏi các biện pháp bổ sung. Kết luận và kiến nghị Đây là tài liệu đầu tiên về lan truyền tại chỗ đối với virus Chikungunya ở châu Mỹ, trên đảo Saint Martin thuộc vùng Caribbean. Loạt các trường hợp nghi ngờ đã được phát hiện trong thời gian dịch sốt xuất huyết đang xảy ra trên đảo. Các kết luận và khuyến nghị sau đây được thực hiện: ·Thời gian sắp tới là mùa nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới, do vậy cảnh giác phải được duy trì đối với trường hợp nhập khẩu bệnh Chikungunya và sốt xuất huyết vào cộng đồng châu Âu; ·Các bác sĩ và phòng khám y học du lịch cần phải nhận thức tình hình ở Saint Martin và bao gồm bệnh do virus Chikungunya trong chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác; ·Các cơ quan an toàn trong truyền máu cần phải thận trọng về tình hình dịch tễ bệnh này tại Saint Martin và nên xem xét việc ngừng hiến màu, phù hợp với biện pháp đối với bệnh sốt xuất huyết; ·Người không có miễn dịch với Chikungunya có thể bị nhiễm virus. Tiếp xúc với muỗi bị nhiễm bệnh là nguy cơ chính đối với nhiễm bệnh; ·Phòng chống bệnh Chikungunya hiện đang dựa vào biện pháp bảo vệ chống lại muỗi đốt và kiểm soát véc tơ và tương tự như các biện pháp phòng ngừa được thực hiện để chống lại bệnh sốt xuất huyết; ·Chuẩn bị và kế hoạch ứng phó với sự xuất hiện virus Chikungunya đến châu Mỹ là phải có sẵn từ Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Y tế châu Mỹ và Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh của Liên Hiệp quốc; ·Tổ chức Y tế thế giới không khuyến cáo sàng lọc đặc biệt tại các điểm nhập cảnh liên quan đến các bệnh này, cũng không đề nghị bất kỳ áp dụng hạn chế nào đối với du lịch và thương mại; ·Hướng đến lan truyền tại cộng đồng châu Âu từ các ca nhập khẩu trong giai đoạn mùa đông là không được mong đợi, nhưng cảnh giác trong suốt mùa mà muỗi phát triển là cần thiết, như khả năng lan truyền tại chỗ của virus lan truyền qua muỗi tại lục địa châu Âu từng tồn tại. Tài liệu tham khảo 1.Pialoux G, Gauzere BA, Jaureguiberry S, Strobel M. Chikungunya, an epidemic arbovirosis. Lancet Infect Dis. 2007 May;7(5):319-27. 2.Farnon EC, Sejvar JJ, Staples JE. Severe disease manifestations associated with acute chikungunya virus infection. Critical care medicine. 2008 Sep;36(9):2682-3. 3.ECDC. Chikungunya. Factsheet for health professionals Available from: http://ecdc.europa.eu/en/healthtopics/chikungunya_fever/ 4.Cordel H, Quatresous I, Paquet C, Couturier E. Imported cases of chikungunya in metropolitan France, April 2005 - February 2006. 5.Bianco C. Dengue and Chikungunya viruses in blood donations: risks to the blood supply? Transfusion. 2008 Jul;48(7):1279-81. 6.Appassakij H, Khuntikij P, Kemapunmanus M, Wutthanarungsan R, Silpapojakul K. Viremic profiles in asymptomatic and symptomatic chikungunya fever: a blood transfusion threat? Transfusion. 2013 Oct;53(10 Pt 2):2567-74. 7.Ramful D, Carbonnier M, Pasquet M, Bouhmani B, Ghazouani J, Noormahomed T, et al. Mother-to-child transmission of Chikungunya virus infection. The Pediatric Infectious Disease Journal. 2007 Sep;26(9):811-5. 8.Gerardin P, Barau G, Michault A, Bintner M, Randrianaivo H, Choker G, et al. Multidisciplinary prospective study of mother-to-child chikungunya virus infections on the island of La Reunion. PLoS Med. 2008 Mar 18;5(3):e60. 9.Rezza G, Nicoletti L, Angelini R, Romi R, Finarelli AC, Panning M, et al. Infection with chikungunya virus in Italy: an outbreak in a temperate region. Lancet. 2007;370 (9602):1840-6. 10.Grandadam M, Caro V, Plumet S, Thiberge JM, Souares Y, Failloux AB, et al. Chikungunya virus, southeastern France. Emerg Infect Dis. 2011 May;17(5):910-3. 11.Vazeille M, Moutailler S, Coudrier D, Rousseaux C, Khun H, Huerre M, et al. Two Chikungunya isolates from the outbreak of La Reunion (Indian Ocean) exhibit different patterns of infection in the mosquito, Aedes albopictus. PLoS one. 2007;2(11):e1168. 12.ECDC. VBORNET - Network of medical entomologists and public health experts. Mosquito maps. Available from: http://ecdc.europa.eu/en/healthtopics/vectors/vector-maps/Pages/VBORNET_maps.aspx. 13.Vega-Rua A, Zouache K, Caro V, Diancourt L, Delaunay P, Grandadam M, et al. High efficiency of temperate Aedes albopictus to transmit chikungunya and dengue viruses in the Southeast of France. PLoS one. 2013;8(3):e59716. 14.Fischer D, Thomas SM, Suk JE, Sudre B, Hess A, Tjaden NB, et al. Climate change effects on Chikungunya transmission in europe: geospatial analysis of vector's climatic suitability and virus' temperature requirements. Int J Health Geogr. 2013 Nov 12;12(1):51. 15.PAHO/CDC. Preparedness and Response for Chikungunya Virus: Introduction in the Americas.Washington, DC: PAHO; 2011. 16.WHO. Global Alert and Response. Chikungunya in the French part of the Caribbean isle of Saint Martin 2013. Global Alert and Response. Disease outbreak news 10 December 2013 [internet]. Available from: http://www.who.int/csr/ .
|