Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 8 6 4 5
Số người đang truy cập
6 2 7
 Chuyên đề Sán
Sán dây Diphyllobothrium dendriticum-ký sinh trùng mới nổi ở người bị lãng quên

Diphyllobothriosis là một bệnh ký sinh trùng ở người,nguyên nhân do sán dây cá thuộc chi Diphyllobothrium (Cobbold, 1858). Đây là một bệnh lây truyền từ động vật sang người (zoonosis) quan trọng nhất do tác nhân gây bệnh là sán dây, bệnh lan truyền do vật chủ trung gian là cá nhiễm ấu trùng sán dây. Hầu hết các trường hợp nhiễm sán dây không có triệu chứng, nhưng cũng có một trong năm trường hợp có các biểu hiện lâm sàng như tiêu chảy, đau bụng, hoặc khó chịu xảy ra.

Giới thiệu

Con người bị nhiễm khi ăn cá sống, cá nấu không đủ chín, hay ướp và cá biển. Sự gia tăng phổ biến các món ăn được dựa vào thịt cá sống, cá chưa được nấu chín hoàn toàn như các món ăn theo kiểu Nhật Bản sushi, sashimi, carpaccio (món bò hay cá xắt lát mỏng ướp với dầu o liu, chanhvà được ăn sống) hoặc ceviche (món cá sống ướp chanh), chính điều này đã làm gia tăng đáng kể nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng, ngay cả ở các quốc gia phát triển nhất.
 

Hiện tại, có ít nhất 14 loài sán dây thuộc Diphyllobothrium đã được mô tả và có khả năng gây bệnh Diphyllobothriosis, trong đó loài D. latum (Linnaeus, 1758) là loài chiếm ưu thế trong các ca nhiễm sán dây cá ở người. Cùng với loài D. nihonkaiense (Yamane, Kamo, Bylund và Wikgren, 1986), D. latum cũng được xem là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất ở người.

Phân loại học

Giới: Động vật

Ngành: Platyhelminthes

Lớp: Cestoda

Bộ: Pseudophyllidea

Họ: Diphyllobothriidae

Chi: Diphyllobothrium

Các loài thuộc chi Diphyllobothrium gồm có:

1.Diphyllobothrium alascense (Rausch & Williamson, 1958)

2.Diphyllobothrium arctocephalinum (Johnston, 1937)

3.Diphyllobothrium cameroni (Rausch, 1969)

4.Diphyllobothrium cordatum (Leuckart 1863)

5.Diphyllobothrium dendriticum (Nitzsch, 1824)

6.Diphyllobothrium ditremum (Creplin, 1825)

7.Diphyllobothrium elegans (Krabbe, 1865)

8.Diphyllobothrium fuhrmanni (Hsu, 1935)

9.Diphyllobothrium hians (Diesing, 1850)

10.Diphyllobothrium lanceolatum (Krabbe 1865)

11.Diphyllobothrium lashleyi (Leiper & Atkinson, 1914)

12.Diphyllobothrium latum (Linnaeus 1758)

13.Diphyllobothrium mobile (Rennie & Reid, 1912)

14.Diphyllobothrium nihonkaiense (Yamane, Kamo, Bylund & Wikgren. 1986);

15.Diphyllobothrium orcini (Hatsushika & Shirouzu, 1990);

16.Diphyllobothrium pacificum (Nybelin, 1931)

17.Diphyllobothrium polyrugosum (Delyamure & Skrjabin, 1966)

18.Diphyllobothrium pseudowilsoni (Wojciechowska & Zdzitowiecki, 1995)

19.Diphyllobothrium pygoscelis (Rennie & Reid, 1912)

20.Diphyllobothrium quadratum (Linstow, 1892)

21.Diphyllobothrium scoticum (Rennie & Reid, 1912)

22.Diphyllobothrium stemmacephalum (Cobbold, 1858)

23.Diphyllobothrium tetrapterus

Thông thường,chẩn đoán các ca nhiễm sán dây người hiện nay chủ yếu dựa vào quan sát hình thái học với kích thước trứng tương đối nhỏ, trứng có nắp mang hoặc các đốt (proglottides) sán với các lỗ sinh dục trung bình. Các trường hợp này chủ yếu được định loại là loài D. latum hoặc nhiễm Diphyllobothrium không xác định loài cụ thể. Tuy nhiên, các dữ liệu gần đây cho thấy một số ca nhiễm, đặc biệt là khi chẩn đoán chỉ dựa trên hình thái đã có một số trường hợp xác định nhầm. Vì vậy, nhiều khả năng tỷ lệ nhiễm các loài Diphyllobothrium khác hiện đang đánh giá chiếm tỷ lệ thấp. Kỹ thuật chẩn đoán phân tử dựa trên các chỉ thị di truyền như gen Cox1 đã giúp xác định các trường hợp nhiễm mới bệnh Diphyllobothriosis ở các vùng không đặc hữu, điều này sẽ chỉ ra các trường hợp “nhập khẩu” nhiễm các loài KST đến các vùng địa lý mới. Trường hợp gần đây nhất ở loài D. latum tái xuất hiện ở vùng núi Alpine thuộc khu vực Trung Âu (gồm Pháp, Ý và Thụy Sĩ).
 

Diphyllobothrium latum phân bố xung quanh phía bắc, với hầu hết các trường hợp mắc được báo cáo ở Bắc Âu, Nga ( Karelia, Siberia và Viễn Đông) và Bắc Mỹ (Canada và Alaska), nhưng gần đây cũng đã được tìm thấy cũng ở Nam Mỹ (Chile). Một loài khác lây nhiễm ở người, D. nihonkaiense, dường như chiếm ưu thể ở khu vực Bắc Thái Bình Dương, trong khi D. pacificum (Nybelin, 1931) là loài đặc hữu ở Nam Thái Bình Dương (Bờ biển Nam Mỹ). Một loài ký sinh trùng phân bố rộng khác đó là loài D. dendriticum (Nitzsch, 1824), chưa bao giờ được xem như là một ký sinh trùng quan trọng hoặc thường xuyên gây bệnh của con người, mặc dù nó phân bố khá phổ biến ở các vùng Bắc cực. Sán dây này thường ký sinh trên các loài chim ăn cá ở Bắc cực và cận Bắc cực (như mòng biển) và động vật có vú (như cáo hoặc gấu); con người nhiễm ký sinh trùng này được xem như là một nhiễm tình cờ.

Các tài liệu y văn được tìm kiếm trong Rosenberg (1977) và trong cơ sở dữ liệu trực tuyến Website “Knowledge and Pubmed” với các từ khóa "Diphyllobothrium" và "Diphyllobothrium dendriticum" (tháng 7.20130)

 

 Hình 1. Chu kỳ phát triển của sán dây cá Diphyllobothrium latum

Tổng quan về lịch sử của bệnh sán dây

Diphyllobothrium dendriticum ban đầu được mô tả như loài Bothriocephalus dendriticus từ Larus tridactylus (hiện nay tên Ricca tridactyla) bởi tác giả Nitzsch (1824) ở miền bắc nước Đức. Ca ghi nhận lần đầu tiên nhiễm bệnh sán dây này ở người được báo cáo bởi Cholodkovsky (1916) là loài Dibothriocephalus minor từ một người đàn ông sống ở bờ hồ Baikal, Nga. Một loài khác được mô tả từ người đàn ông ở Nga là Diphyllobothrium strictum bởi tác giả Talysin (1932) trên đảo Olkhon của hồ Baikal và Diphyllobothrium nenzi Petrov (1938) từ sông Pechora thấp hơn. Tuy nhiên, tất cả các loài được xem là giống nhau hay đồng nghĩa với loài D. dendriticum vì hình thái của chúng rất khó để phân biệt.

Vì vậy, hầu hết các ca bệnh Diphyllobothriosis gây bởi D. dendriticum được báo cáo từ khu vực Siberia, đặc biệt là từ khu vực xung quanh hồ Baikal, cùng với một vài trường hợp từ phía bắc Canada và Alaska. Ngược lại, không có dữ liệu đáng tin cậy về các trường hợp nhiễm tại chổ ở châu Âu và tất cả các báo cáo gần đây ở châu Âu có lẽ hầu hết đại diện cho các trường hợp nhiễm do nhập khẩu.

Tỷ lệ thực tế nhiễm bệnh Diphyllobothriosis do loài D. dendriticum rất khó ước tính từ các dữ liệu thu thập trên y văn bởi vì các mẫu vật quan trọng rất hiếm khi được gửi vào các bộ sưu tập tại bảo tàng để nghiên cứu sau này và hiếm khi phù hợp với phân tích về mặt phân tử (mẫu bảo quản cố định trong formalin hoặc AFA, ví dụ như một hổn hợp alcohol, formalin và acetic acid). Ngoài ra, một số loài thuộc Diphyllobothrium có thể xảy ra cùng khu vực phân bố, chẳng hạn như D. latumD. dendriticum ở Siberia và D. alascense (Rausch và Williamson, 1985), D. dalliae (Rausch, 1956), D. dendriticum, D. latum, D. ursi (Rausch, 1954) và gần đây nhận ra loài D. nihonkaiense ở Bắc Mỹ, điều này làm cho việc chẩn đoán chính xác loài trở nên phức tạp và phức tạp hơn.
 

Báo cáo một số ca bệnh trong thời gian gần đây

Gần đây, hai ca trên lâm sàng nhiễm D. dendriticum ở Thụy Sĩ đã được xác nhận bằng phương pháp phân tử. Một trường hợp đã được báo cáo từ một phụ nữ 59 tuổi đã từng đến thăm Na Uy, Canada trong 1 năm và Alaska trong 6 năm trước khi nhiễm được phát hiện. Người phụ nữ này cũng ăn cá sống thường xuyên. Một trường hợp khác là một cậu bé 4 tuổi, cậu bé này đã từng đến thăm vùng nhiệt đới châu Á và ăn cá hun khói chưa chín hoặc cá chưa được nấu chín hoàn toàn. Cậu bé cũng đã ăn cá hồi nhập khẩu Đại Tây Dương từ Na Uy và cá rô (Perca fluviatilis) từ Thụy Sĩ.

 

 Hình 2: Mối quan hệ phát sinh loài D. dendriticumdựa trên trình tự Cox1 hiện có
các loài
Diphyllobothriumspp nhiễm ở người và mối quan hệ chặc chẽ được
ước tính trong hệ thống Garli 2.0

Trường hợp thứ ba, sai nhận định là bệnh nhiễm loài ký sinh trùng sán dây D. latum, đã được báo cáo từ Hà Lan. Tiếp theo khi phân tích phát sinh loài ở mức độ phân tử đã chứng minh người đàn ông 31 tuổi đã bị nhiễm với loài D. Dendriticum (hình 2). Người đàn ông này đã đến Brazil năm tháng trước khi nhiễm bệnh được phát hiện và được điều trị thành công, nhưng thông tin về tiền sử bệnh không cho phép để đưa ra kết luận chính xác về nguồn gốc lây nhiễm. Các dữ liệu về trình tự nucleotide là 1563; vị trí codon được phân tích riêng biệt theo phần được chia và model (TrN+I) (F81) (TrN+I+G) được lựa chọn theo BIC trong PartitionFinder 1.0.1. Chú ý các nhánh của D. pacificum ngắn hơn bởi một trong hai yếu tố.

Trường hợp gần đây nhất được ghi nhận tại cộng hòa Séc. Một bệnh nhân nữ 28 tuổi đã nghỉ hè năm 2010 như là một công nhân làm việc thời vụ trong một nhà máy chế biến cá nằm ở Klawock, phía Đông nam Alaska, phát hiện thấy một mảng lớn chuỗi đốt sinh sản của sán dây (dài khoảng 30 cm) vào ngày 05 tháng 01 năm 2011. Cũng chính ngày này, bệnh nhân được điều trị bằng Praziquantel tổng liều 750 mg với một liều duy nhất (Cesol) và tiếp theo từ ngày 10/01/2011 đến ngày 13/01/2011 bà được kiểm tra lại phân ba lần trong phòng xét nghiệm đều cho kết quả âm tính với ký sinh trùng. Trong tiền sử, bệnh nhân thừa nhận việc ăn cá nướng (đặc biệt là cá hồi đỏ và cá hồi hồng O. nerkaO. gorbuscha) và thỉnh thoảng cũng có ăn các loại cá thuộc họ cá hồi hoang dã giống như loài cá nước ngọt sống ở vùng hồ Bắc Mỹ và Bắc cực (Coregonus autumnalis) trong trời gian làm việc tại các nơi đó vào mùa hè.

Phân tích phát sinh loài ở mức độ phân tử dựa trên trình tự hoàn thành của Cytochrome c oxidase subunit 1 (Cox1) và phần lớn subunit nhân ribosome DNA (lsrDNA) gen xác định chính xác loài dán dây là loài D. dendriticum (Hình 2).

 

Hình 3. Hình thái học loài sán dây Diphyllobothrium dendriticum. 

Hình thái học và chẩn đoán phân biệt

Diphyllobothrium dendriticum là loài sán dây lớn, với chiều dài cơ thể (chuỗi các đốt sán) có khi đạt tới 1 m và chiều rộng lên đến 1 cm (Hình 3). Chuỗi đốt sán dây sinh sản (strobila) bao gồm vài trăm đốt (proglottids), mỗi đốt có chứa các cơ quan sinh dục đực và cái (Hình 3), nghĩa là sán dây là loài lưỡng tính trong một đốt có cả cơ quan sinh dục đực và sinh dục cái. Tùy thuộc vào vật chủ và trạng thái sinh lý, cơ thể sán dây có thể khác nhau rõ nét về kích thước và hình dạng. Phần đầu sán dây (scolex) thường có dạng hình thìa lá, nhưng hình dạng của nó thay đổi tùy theo tình trạng co thắt. Cổ (khu vực nằm giữa đầu và đốt sán) hiện diện trong mẫu bệnh phẩm dễ chuyển động. Các đốt chửa (gravid segments) bên trong tử cung chứa đầy trứng. Đốt chửa với chiều rộng (0,82 - 10,0 mm) hơn chiều dài (0,13 - 2,1 mm), với nhiều hoặc ít hơn các mấu lồi hình thành hai bên tại chỗ nối mỗi đốt (Hình 2).

Tinh hoàn có nhiều và dạng hình cầu trong tủy (tức là bên trong hệ thống cơ dọc) và sự gặp nhau giữa các đốt và mép trên của đốt sán. Các túi lông gai (phần cuối cùng của cơ quan sinh sản đực) là vòng tròn nhìn thấy về hướng lưng bụng, nhưng xéo chếch theo hướng dọc (Hình 3). Các túi tinh bên ngoài nhỏ, ít hơn một nửa kích thước của bao lông gai, hệ cơ, lưng đến túi lông gai và không thể nhìn thấy từ phía bụng (Hình 3). Lỗ sinh dục thông thường (mở chung bao lông gai và âm đạo) ở giữa, vị trí khoảng 1/3 trước (21 - 37%) của chiều dài của đốt này, nằm ​​trên vị trí độ bao phủ rậm rạp với các phần nhô ra như núm vú, thường có hình elip (Hình 2).

Buồng trứng có hai thùy, gần mép phía sau của đốt sán và hình dạng thay đổi. Nhiều nang noãn hoàng với kích thước nhỏ, dạng hình cầu, nằm ​​ở vỏ (tức là bên ngoài đến chiều dài bên trong hệ thống cơ và nối với nhau giữa các đốt và kéo dài phần mép trước các đốt. Tử cung là hình ống, hình thành từ sáu đến tám vòng đạt đến bào nang, mở ở phía bên bụng của các phân đoạn tại đường giữa của nó, ngay lập tức phía sau đến lỗ sinh dục. Trứng có vỏ dày, có nắp với chiều dài 50 - 70 mm, rộng 30 - 52 mm; bề mặt của chúng là gần như trơn láng với một vài chỗ lõm (Hình 3).

Chẩn đoán bệnh thường quy diphyllobothriosis chủ yếu dựa vào phát hiện trứng trong các mẫu phân. Kích thước và hình dạng của những quả trứng có nắp với các núm nhỏ ở phần cuối là đặc tính đối với giống ký sinh tùng này, nhưng các loài này thường không thể định loại bởi chúng có thể thay đổi rất cao trong cùng một loài. Các loài Diphyllobothrium hầu hết có thể phân biệt dễ dàng bởi hình dạng và kích thước phần đầu sán, cổ và cơ quan sinh dục đực (có thể nhìn thấy trong các phần dọc). Ví dụ như dựa vào đặc điểm về hình thái không có thể đánh giá ở hầu hết các ca lâm sàng (phần đầu và cổ sán hiếm khi tìm thấy và các đốt sán bị biến dạng hoặc bị phân hủy sau điều trị bằng thuốc diệt sán hoặc xử lý mẫu không phù hợp).

 
 

Diphyllobothrium dendriticum khác với các loài gây nhiễm ở người còn lại (D. latum , D. nihonkaiensevà D. pacificum) bởi đặc tính lõm hơn ở mép bên của đốt sán chứa trứng, một túi tinh bên ngoài lưng hơn trong mối quan hệ với bao nang (không nhìn thấy được từ phía bụng) và một số đốt với nang noãn hoàn gặp nhau ở phần trước của nó. Gần đây, một xét nghiệm phân tử là dựa trên phản ứng multiplex PCR của hệ gen ty thể Cox1 đã được phát triển, cho phép chẩn đoán phân biệt nhanh chóng giữa các loài Diphyllobothrium lây nhiễm phổ biến con người.

Phân loại học và chẩn đoán phân tử

Phương pháp chẩn đoán phân tử dựa trên phân tích các trình tự gen Cox1 có khả năng chứng minh sự khác biệt giữa các loài sán dây này gây bệnh ở người được lây truyền qua cá là rất chính xác. Gen Cox1 đại diện cho một phân tử đánh dấu mã vạch được sử dụng rộng rãi để xác định loài của các nhóm động vật khác nhau, đánh giá quá trình tiến hóa cao cho phép tích lũy đủ số lượng nucleotide thay thế, điều này có khả năng phân biệt một loài sán dây với các loài khác. Ngay cả một phần của chuỗi gen này có thể xác định được các loài chính xác.

Tuy nhiên, mồi phổ biến được khuếch đại toàn bộ gen Cox1 của bất kỳ loài thuộc nào giống Diphyllobothrium tồn tại và tốt nhất nên được sử dụng, vì chúng cung cấp nhiều dữ liệu có ý nghĩa hơn. Các đoạn mồi đặc hiệu cho loài được ủ ở các vị trí khác nhau của gen cox1 sau đó hình thành cơ sở của một phương pháp chẩn đoán phân tử dựa trên multiplex PCR cho phép chẩn đoán phânbiệt nhanh chóng các loài Diphyllobothrium lây nhiễm ở người.

Phân tích phát sinh loài đã liên tục chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các loài D. dendriticum, D. latum D. nihonkaiense. Ký sinh trùng phổ biến ở người cuối cùng D. pacificum, hình như là một đơn vị phân loại có mối quan hệ xa hơn, hầu hết có lẽ hình thành một dòng cơ bản của Diphyllobothrium. Chỉ thị di truyền phân tử được sử dụng, Cox1 thực hiện tốt nhất ở cả xây dựng phát sinh loài và phân tích chẩn đoán so sánh. Thời gian gần đây, tình trạng phát sinh loài D. ursi - một loài nhiễm ở người khác được mô tả bởi Rausch (1954) từ gấu (Ursus arctos) được đánh giá tại Alaska. Trong các phân tích ngoại suy từ trình tự gen Cox1, tính hiệu lực các loài Bắc Mỹ này đã được chứng minh.

Cây phát sinh loài dựa trên trình tự Cox1 hiện có được bổ sung bởi các dữ liệu mới trên một số phân lập từ vật chủ trung gian và vật chủ cuối cùng (5 trình tự mới) cho thấy một mối quan hệ giữa nhóm loài chị em của D. dendriticumD. nihonkaiense, D. latum. Tuy nhiên, mô hình phân nhánh này không được hỗ trợ về mặt thống kê và có xu hướng thay đổi theo phương pháp phân tích. Phân tích này cũng đặt câu hỏi về xác định chính xác mẫu Diphyllobothrium dendriticum từ cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) tại Chile hình thành một dòng riêng biệt với D. ursi ngoài các đại diện D. dendriticum còn lại. Tuy nhiên, dựa trên các dữ liệu hiện tại không thể kiểm tra nếu D. Dendriticum ở Chile thực tế đã bị chẩn đoán sai là D. ursi hoặc nếu D. ursi đại diện cho một dạng lớn của D. dendriticum từ động vật gấu (hình 2).

Nguồn gốc loài D. dendriticum ở Nam Mỹ không được biết. Nó có thể đãđược nhập khẩu từ các loài chim di cư như Sterna hirundo, S. paradiseaLarus pipixcan từ những lần chúng di cư đến Nam Mỹ. Để hoàn thành chu kỳ sống của loài ký sinh trùng này, chúng phải cần vật chủ trung gian thứ hai là cá hồi vân (O. mykiss) bắt đầu ở thế kỷ 20. Tuy nhiên, các loài cá bản địa như Galaxias maculatus, G. platei, Diplomystes composensis, Percichthys trucha và một vài loài cá khác cũng nhiễm với ấu trùng Plerocercoids của loài sán dây Diphyllobothrium ở Chi Lê.

Bảng 1. Trình tự Diphyllobothrium dendriticum sử dụng trong phân tích phát sinh loài. 
 


Một số nét về dịch tễ học và chu kỳ sinh học

Vòng đời của D. dendriticum tương tự như vòng đời của các loài Diphyllobothrium khác, tất cả phải trải qua 3 vật chủ. Các động vật thuộc bộ chân kiếm phù du được xem là vật chủ trung gian thứ nhất, trong đó giai đoạn ấu trùng được gọi là ấu trùng procercoid đuôi móc. Giai đoạn ấu trùng thứ hai hoặc metacestode, được gọi là ấu trùng plerocercoid, phát triển trong nước ngọt và các cá bơi ngược sông để đẻ (cá biển), đặc biệt là cá hồi. Tuy nhiên, ấu trùng plerocercoid của loài D. dendriticum đã được tìm thấy ở hơn 50 loài thuộc 12 họ cá nước ngọt khác nhau (Abyssocottidae, Atherinopsidae, Balitoridae, Comephoridae, Cottidae, Cottocomephoridae, Gadidae, Galaxiidae, Gasterosteidae, Osmeridae, Percichthyidae, và cá hồi). Mặc dù, các loài cá này là vật chủ trung gian phân bố rộng rãi một cách lạ thường, song D. dendriticum chẳng bao giờ được báo cáo từ cá rô (Perca fluviatilis) nhiễm tự nhiên hoặc cá măng hay cá chó lớn răng nhọn (Esox lucius), đây là những vật chủ chính trung gian thứ hai của D. latum trong khu vực Palaearctic.

Ấu trùng plerocercoids của loài D. dendriticum thường nang hóa trong các cơ quan nội tạng hoặc ở trong khoang cơ thể, trong khi ghi nhận ấu trùng tự do trong các cơ của cá hồi Thái bình dương, chẳng hạn Oncorhynchus nercaO. clarki cần được xem như sự hoài nghi, trừ khi chúng được xác nhận bằng cách sử dụng chỉ thị phân tử. Con người có thể bị nhiễm bệnh bằng cách tiêu thụ/ ăn phải cơ quan nội tạng cá sống hoặc chưa nấu chín, ví dụ như gan và buồng trứng, hoặc thịt cá đã được loại bỏ ruột, nhưng mà vẫn kết nang vô tính trên mang cá, vây bụng gắn liền với thịt cá hoặc di chuyển đến hệ thống cơ của cá.

Loài D. dendriticum trưởng thành đã được tìm thấy ở các loài chim thuộc 9 họ (Accipitridae, Alcidae, Corvidae, Gaviidae, Laridae, Pandionidae, Pelecanidae, Podicipedidae và Sternidae) với đa số các trường hợp ghi nhận đến từ mòng biển (Laridae). Tỷ lệ nhiễm trong các vật chủ chính thường thấp (1 - 25%), trừ mòng biển trong khu vực đặc hữu của hồ Baikal, nơi có đến 76% Larus argentatus bị nhiễm. Vật chủ chính thường gặp cũng là động vật có vú như cáo Bắc cực (Alopex lagopus) với tỷ lệ nhiễm 4 - 15 % được báo cáo tại Greenland và Iceland.

Giai đoạn ủ bệnh của loài sán D. dendriticum ngắn, chưa đầy 2 tuần trong cơ thể người, chúng đẻ trứng nhiều nhất vào cuối mùa hè và đầu thu. Tuổi thọ ký sinh trùng trong vật chủ chính chỉ kéo dài từ 4 - 6 tháng, nhưng theo tác giả Wicht và cộng sự (2008) báo cáo một bệnh nhân bị nhiễm D. dendriticum trong 2 năm mạn tính, tái phát bệnh tiêu chảy nhiều lần.

Phân bố địa lý và khu vực lưu hành

Nguồn gốc phân bố loài sán dây D. dendriticum ở xung quanh khu vực bắc, nhưng ký sinh trùng được cho là cũng được tìm thấy ở cá hồi tại Argentina và Chilê (hình 3). Sự phân bố địa lý loài sán D. dendriticumD. latum đôi khi và nhiều nơi chồng chéo nhau. Tuy nhiên, loài D. dendriticum có xu hướng chiếm ưu thế hơn ở khu vực Bắc cực, nơi mà nó lây nhiễm ở cá hồi và coregonids, trong khi nhiễm D. latum là đặc trưng cho khu vực cận Bắc Cực và những khu vực có khi hậu ôn hòa hơn (hình 3). Các số liệu này đã được tổng hợp và cho ra sau khi đã phân tích một cách hệ thống và phân tích cả về mặt di truyền phân tử.

 

Hình 3. Phân bố địa lý và các ca nhiễm ở người đối với loài Diphyllobothrium dendriticum.
(
Chấm đen là những ca nhiễm ở người tại chỗ; chấm trắng đại diện cho các ca nhập khẩu người.
Đường ranh giới màu đen là khu vực phân bố của loài D. dendriticum (màu xám)).

Tại khu vực hồ Baikal, tỷ lệ nhiễm với D. dendriticum giảm đi rõ rệt từ mức gần 30% năm 1929 xuống còn dưới 0,01% trong giai đoạn 2005 – 2007. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh ở các khu vực khác của Nga (Buryatia, Krasnoyarsk, Taymyr bán đảo và Yakutia) vẫn còn khá cao (lên đến 14%). Ở các khu vực lưu hành D. dendriticum khác là Bắc cực Bắc Mỹ, nhưng số ca mắc thấp hơn nhiều so với Siberia. Ít nhất 10 ca nhiễm ở người đã được xác nhận từ Alaska, Nunavut và British Columbia, chủ yếu là từ các cư dân bản địa người Inuit, nhưng con số thực tế chính xác là chưa được biết đến.

Bệnh Diphyllobothrios không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng con người và hầu hết các trường hợp mắc ở người đều có triệu chứng nhẹ hoặc thậm chí không có biểu hiện lâm sàng. Vì các tác nhân gây ra nhiều ca lâm sàng chưa được xác định chắc chắn, nên nó không thể phân biệt giữa các loài sán dây, kể cả loài D. Dendriticum về mặt bệnh học của từng loài riêng lẻ, ngay cả loài D. dendriticum. Tuy nhiên, loài D. dendriticum không được xem như là một tác nhân gây bệnh nghiêm trọng ở người mà có thể đôi khi gây ra bệnh với các dấu hiệu lâm sàng nặng. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm có thể dẫn đến tiêu chảy mãn tính hay tái phát và do đó đòi hỏi phải có sự chú ý của các bác sĩ y khoa và điều trị đầy đủ. Chính bản thân Rolf Vik đã nhiễm với D. dendriticum khi đang làm việc liên quan đến cá hồi o­ncorhynchus clarkii ở Mỹ để lấy sán trưởng thành mang trở lại Na Uy để so sánh với các loài tại Na Uy. Ông không thấy bất cứ vấn đề nào về sức khỏe.

Praziquantel là thuốc được lựa chọn để điều trị bệnh diphyllobothriosi rất hiệu quả. Biện pháp dự phòng cũng đơn giản, quan trọng nhất là không ăn cá sống hoặc cá chưa được nấu chín hoàn toàn. Tuy nhiên, tiêu thụ cá sống hoặc cá xử lý chưa chín, tái nhẹ được coi là một món ăn truyền thống của nhiều quốc gia và thói quen này đã tăng nhanh chóng đến nhiều vùng khác trên toàn thế giới.

Ngăn chặn nguồn nước ô nhiễm thông qua thanh lọc nước thải ở các nhà máy xử lý nước được xem như một biện pháp khác để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, tác động của nó được giới hạn trong trường hợp nhiễm với D. dendriticum bởi vì nhiều vật chủ chính có thể đáp ứng như là nguồn chứa bệnh ở một khu vực nhất định. Tính di động cao của vật chủ chứa nguồn bệnh (đặc biệt là các loài chim ăn cá) có thể cho phép trứng của ký sinh trùng lan truyền và mở rộng vùng phân bố, do đó đây được xem như một trở ngại lớn trong việc kiểm soát bệnh Diphyllobothriosis nguyên nhân do D. dendriticum.
 

Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến sự thay đổi hệ động vật của một vùng (sự ấm lên toàn cầu) và sẽ ảnh hưởng đến quần thể ký sinh trùng, đặc biệt là những loài động vật phát triển phụ thuộc vào nhiệt độ. Điều này cũng liên quan đến sán dây lan truyền do cá (Diphyllobothrium spp.), bao gồm cả D. dendriticum, vòng đời được thực hiện trong môi trường nước ngọt (vật chủ trung gian đầu tiên là phù du và vật chủ trung gian thứ hai là cá xương (teleost fishes). Biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn chắc chắn được xem như là thách thức mới để đánh giá những tác động của chúng đến hệ sinh thái, bao gồm cả động vật thủy sinh với tác động tương ứng đến sự phân bố ký sinh trùng.

Kết luận

Nhiễm ký sinh trùng sán dây này thường không được xem là mối quan tâm nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng ở các quốc gia phát triển, với một số ít các trường hợp ngoại lệ như bệnh sán Echinococcosis, bệnh sán nhái (Sparganosis) và bệnh ấu trùng sán lợn (Cysticercosis). Tuy nhiên, một số bệnh lan truyền qua thực phẩm hoặc bệnh lan truyền từ động vật sang người đã nổi lên trong thập kỷ qua đó là kết quả của quá trình thương mại hóa toàn cầu (vận chuyển cá sống “cá đông lạnh”), gia tăng sự di chuyển của con người (di biến động dân) và sự thay đổi thói quen ăn uống tức là gia tăng tính phổ biến ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín hoàn toàn. Sán dây Diphyllobothrium dendriticum đại diện cho một ví dụ về sự lãng quên trước đó. Bên cạnh đó, có thể bỏ soát chẩn đoán hay nhận định chưa đúng ký sinh trùng ở người với tiềm năng lây lan trên toàn cầu.

Các trường hợp gần đây của bệnh Diphyllobothriosis mà tác nhân là do D. dendriticum ở châu Âu (Hà Lan, Thụy Sĩ và Cộng hòa Séc), nơi mà ký sinh trùng trước đây không được báo cáo, đây được xem là bằng chứng cho thấy tác nhân gây bệnh lan truyền từ động vật sang người có thể được nhập khẩu khắp đến khắp nơi trên toàn thế giới. Vì thế, cần thiết phải chú ý đến các loài ký sinh trùng hiếm gặp hoặc các loài ký sinh trùng không phải là loài bản địa. Những công cụ phân tử nên được sử dụng cho chẩn đoán chính xác và đặc hiệu, điều này có thể giúp nâng cao đáng kể kiến thức của chúng ta về sự phân bố và dịch tễ học của các loài ký sinh trùng gây bệnh ở người.

Tài liệu tham khảo

1.Scholz T, García HH, Kuchta R, Wicht B (2009) Update o­n the human broad tapeworm (genus Diphyllobothrium), including clinical relevance. Clin Microbiol Rev 22: 146–160.

2.Wicht B, Ruggeri-Bernardi N, Yanagida T, Nakao M, Peduzzi R (2010) Inter- and intra-specific characterization of tapeworms of the genus Diphyllobothrium (Cestoda: Diphyllobothriidea) from Switzerland, using nuclear and mitochondrial DNA targets. Parasitol Int 59: 35–39.

3.Yera H, Nicoulaud J, Dupouy-Camet J (2008) Use of nuclear and mitochondrial DNA PCR and sequencing for molecular identification of Diphyllobothrium isolates potentially infective for humans. Parasite 15: 402–407.

4.Dupouy-Camet J, Peduzzi R (2004) Current situation of human diphyllobothriasis in Europe. Eurosurveillance 9: 31–34.

5.Andersen KI, Ching HL, Vik R (1987) A review of freshwater species of Diphyllobothrium with redescriptions and the distribution of D. dendriticum (Nitzsch, 1824) and D. ditremum (Creplin, 1825) from North America. Can J Zool 65: 2216–2228.

6.Curtis MA, Rau ME, Tanner CE, Prichard RK, Faubert GM, et al. (1988) Parasitic zoonoses in relation to fish and wildlife harvesting by Inuit communities in northern Quebec, Canada. Arctic Med Res 47: 693–696.

7.Curtis MA, Bylund G (1991) Diphyllobothriasis: fish tapeworm disease in the circumpolar north. Arctic Med Res 50: 18–25.

8.Rosenberg AI (1977) Diphyllobothriides and Diphyllobothrioses of Medical Veterinary Significance: Index of Native and Foreign Literature 1558–1972. Petrozavodsk: Karelia.

9.Nitzsch CL (1824) Bothriocephalus. In: Ersch JS, Gruber JG. Allgemeine Encyclopaedie der Wissenschaften und Künste. Leipzig: Gleditsch. pp. 94–97.

10.Petrov MI (1938) New diphyllobothriid of man. Med Parazitol 7: 406–414.

11.Talysin T (1932) Dibothriocephalus strictus n. sp. Menschenparasit des Baikalgestades. Z Parasitenkd 4: 722–729.

12.Chizhova TP, Gofman-Kadoshnikov PB (1960) The natural focus of diphyllobothriosis in the Baikal lake and its pattern. Med Parazitol 29: 168–176.

13.Serdyukov AM (1972) Diphyllobothrium dendriticum (Nitzsch, 1824) – parasite of man in Tumensky district. Parazitologiya 6: 419–425

14.Delyamure SL, Skryabin AS, Serdiukov AM (1985) Diphyllobothriata – flatworm parasites of man, mammals and birds. Ponova TI, Sonc MD, editors. Moscow, Russia: Nauka.

15.Kamo H (1999) Guide to identification of diphyllobothriid cestodes. Tokyo, Japan: Gendai Kikaku. 146 p.

16.Rausch RL, Hilliard DK (1970) Studies o­n the helminth fauna of Alaska. XLIX. The occurrence of Diphyllobothrium latum (Linnaeus, 1758) (Cestoda: Diphyllobothriidae) in Alaska, with notes o­n other species. Can J Zool 48: 1201–1212.

17.Wicht B, de Marval F, Gottstein B, Peduzzi R (2008) Imported diphyllobothriasis in Switzerland: molecular evidence of Diphyllobothrium dendriticum (Nitzsch, 1824). Parasitol Res 102: 201–204.

18.de Marval F, Gottstein B, Weber M, Wicht B (2013) Imported diphyllobothriasis in Switzerland: molecular methods to define a clinical case of Diphyllobothrium infection as Diphyllobothrium dendriticum, August 2010. Eurosurveillance 18: 31–36.

19.van Doorn HR, van Vugt M, Wetsteyn JC, van Gool T (2005) Infestation with the tapeworm Diphyllobothrium latum after eating raw fish. Ned Tijdschr Genees 149: 2470–2472.

20.Hilliard DK (1960) Studies o­n the helminth fauna of Alaska. XXXVIII. The taxonomic significance of eggs and coracidia of some diphyllobothriid cestodes. J Parasitol 46: 703–715.

21.Andersen KI, Halvorsen O (1978) Egg size and form as taxonomic criteria in Diphyllobothrium. Parasitology 76: 229–240.

22.Wicht B, Yanagida T, Scholz T, Ito A, Jiménez JA, et al. (2010) Multiplex PCR for differential identification of broad tapeworms (Cestoda: Diphyllobothrium) infecting humans. J Clin Microbiol 48: 3111–3116.

23.Wicht B, de Marval F, Peduzzi R (2007) Diphyllobothrium nihonkaiense (Yamane et al., 1986) in Switzerland: First molecular evidence and case reports. Parasitol Int 56: 195–199.

24.Abe N (2009) Identification of the larval cestode plerocercoid found in the body cavities of the japanese smelt Hypomesus transpacificus nipponensis, and review of the literature. J Urban Living Health Assoc 53: 110–116.

25.Yamasaki H, Kuramochi T (2009) A case of Diphyllobothrium nihonkaiense infection possibly linked to salmon consumption in New Zealand. Parasitol Res 105: 583–586.

26.Mercado R, Yamasaki H, Kato M, Munoz V, Sagua H, et al. (2010) Molecular identification of the Diphyllobothrium species causing diphyllobothriasis in Chilean patients. Parasitol Res 106: 995–1000.

27.Rausch RL (1954) Studies o­n the helminth fauna of Alaska. XXI. Taxonomy, morphological variation, and ecology of Diphyllobothrium ursi n. sp. provis. o­n Kodiak island. J Parasitol 40: 540–563.

28.Yamasaki H, Muto M, Yamada M, Arizono N, Rausch RL (2012) Validity of the bear tapeworm Diphyllobothrium ursi (Cestoda: Diphyllobothriidae) based o­n morphological and molecular markers. J Parasitol 98: 1243–1247.

29.Rozas M, Bohle H, Sandoval A, Ildefonso R, Navarrete A, et al. (2012) First molecular identification of Diphyllobothrium dendriticum plerocercoids from feral rainbow trout (Oncorhynchus mykiss) in Chile. J Parasitol 98: 1220–1226. doi: 10.1645/jp-ge-3097.1

30.Torres P, Franjola R, Figueroa L, Schlatter R, González H, et al. (1981) Researches o­n Pseudophyllidea (Carus, 1813) in the south of Chile. IV Occurrence of Diphyllobothrium dendriticum (Nitzch). J Helminthol 55: 173–187.

31.Torres P, Cuevas C, Tang M, Barra M, Franjola R, et al. (2004) Introduced and native fishes as infection foci of Diphyllobothrium spp. in humans and dogs from two localities at Lake Panguipulli in Southern Chile. Comp Parasitol 71: 111–117.

32.Gibson DI, Bray RA, Harris EA (2005) Host-Parasite Database of the Natural History Museum, London. Avaiable: http://www.nhm.ac.uk/research-curation/scientific-resources/taxonomy-systematics/host-parasites/index.html. Accessed 1 July 2013.

33.Kuhlow F (1953) Über die Entwicklung und Anatomie von Diphyllobothrium dendriticum Nitzsch 1824. Z Parasitenkd 16: 1–35.

34.Ching HL (1988) The distribution of plerocercoids of Diphyllobothrium dendriticum (Nitzsch) in sockeye salmon (Oncorhynchus nerka) smolts from Great Central Lake, British Columbia. Can J Zool 66: 850–852.

35.Freeman RS, Jamieson J. (1972) Parasites of Eskimos at Igloolik and Hall Beach, Northwest Territories. In: Shaphard RJ, Ioth S, editors. Proceedings of the 3rd International Congress o­n Circumpolar Health. Toronto: University of Toronto Press. pp. 306–315.

36.Ross P, Olpinski S, Curtis M (1989) Relationships between dietary practice and parasite zoonoses in Northern Québec Inuit communities. Etudes Inuit 13: 33–47.

37.Markowski S (1949) o­n the species of Diphyllobothrium occurring in birds and their relation to man and other hosts. J Helminthol 23: 107–126. doi: 10.1017/s0022149x00032454

38.Nekrasov AV, Pronin NM, Sanzheva SD, Timoshenko TM (1988) Composition of definite hosts of Diphyllobothrium dendriticum (Nitzsch, 1824) and distribution of its imago hemipopulation in the Baikal water basin. Med Parazitol 1988: 69–71 (In Russian.).

39.Figueroa F, Torres P, Franjola R, Schlatter R (1980) Investigaciones sobre Pseudophyllidea (Carus, 1813) en el sur de Chile. VI. Infección por Diphyllobothrium (Cobbold) en Larus maculipennis Lichtenstein en el lago Calafquén. Bol Chil Parasitol 35: 71–73.

40.Locke SA, Levy MS, Marcogliese DJ, Ackerman S, McLaughlin JD (2012) The decay of parasite community similarity in ring-billed gulls Larus delawarensis and other hosts. Ecography 35: 530–538.

41.Vermeer K (1969) Comparison of the helminth fauna of California gulls, Larus californicus, and ring-billed gulls, Larus delawarensis, at Beaverhill and Miquelon Lakes, Alberta. Can J Zool 47: 267–270.

42.Nekrasov AV, Pronin NM, Sanzhieva SD, Timoshenko TM (1999) Diversity of helminth fauna in the herring gull (Larus argentatus) from the Baikal Lake: peculiarities of spatial distribution and invasion. Parazitologiya 33: 426–436 (In Russian.).

43.Rausch RL, Fay FH, Williamson FSL (1983) Helminths of the arctic fox, Alopex lagopus (L.), in Greenland. Can J Zool 61: 1847–1851.

44.Skirnisson K, Eydal M, Gunnarsson E, Hersteinsson P (1993) Parasites of the arctic fox (Alopex lagopus) in Iceland. J Wildlife Dis 29: 440–446.

45.Kapel CMO, Nansen P (1996) Gastrointestinal helminths of arctic foxes (Alopex lagopus) from different bioclimatological regions in Greenland. J Parasitol 82: 17–24.

46.Revenga J, Acuic T, Semenas L (1991) Difilobotriasis en salmónidos introducidos en el Parque y Reserva Nacional Nahuel Huapi Argentina: morfológia de plerocercoides. Arch Med Vet 23: 157–163.

47.Savchenkov MF, Chumachenko IG, Turchinova DA (2008) Diphyllobothriasis in Baikalsky region (epidemiologic observation). Siberian Med J 78: 88–90.

48.Artamoshin AS, Frolova AA (1990) Helminthozoonoses in the area of the USSR extreme North. Med Parazitol 1990: 50–54.

49.Plyusheva GL, Darchenkova NN, Akimova PF (1997) Spread of medically significant Diphyllobothrium species in Russia. Med Parazitol 1997: 55–60.

50.Jenkins EJ, Castrodale LJ, de Rosemond SJC, Dixon BR, Elmore SA, et al. (2013) Tradition and transition: parasitic zoonoses of people and animals in Alaska, northern Canada, and Greenland. Adv Parasitol 82: 33–204.

51.Arizono N, Shedko M, Yamada M, Uchikawa R, Tegoshi T, et al. (2009) Mitochondrial DNA divergence in populations of the tapeworm Diphyllobothrium nihonkaiense and its phylogenetic relationship with Diphyllobothrium klebanovskii. Parasitol Int 58: 22–28.

Ngày 23/01/2014
TS. Nguyễn Văn Chương, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
và ThS. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích