Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 8 0 2 9
Số người đang truy cập
5 3 0
 Chuyên đề Sán
Bệnh sán máng trên toàn cầu: nguy cơ và thách thức

Những dữ liệu quan trọng đáng chú ý đến bệnh sán máng

Bệnh sán máng là một bệnh ký sinh trùng mãn tính gây ra bởi sán ký sinh trong máu thuộc Schistosoma. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2013), ít nhất có 243 triệu người cần được điều trị bệnh trong năm 2011. Điều trị nên được lặp đi lặp lại trong một số năm tùy thuộc vào vùng bệnh lưu hành. Bệnh sán máng được ghi nhận có mặt hay xảy ra ở ít nhất 78 quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những người cần điều trị là nhóm dân số mục tiêu có nguy cơ cao nhất sống ở 52 quốc gia. Tại Việt Nam, thực hư về sự tồn tại lưu hành bệnh này có hay không vẫn còn phải nghiên cứu tiếp tục trước khi đưa ra câu trả lời chính thức. Tuy nhiên, một số nhà ký sinh trùng và lâm sàng từ năm 1970 đến 2013, cũng đã phát hiện và điều trị thành công một số ca bệnh sán máng ở người Việt Nam có liên quan đến yếu tố giao lưu, di cư, hoặc đi du lịch đến các vùng lưu hành bệnh.

Schistosomiasis là thuật ngữ bệnh sán máng gây ra bởi loài sán thuộc giống
Schistosoma. Các ốc đóng vai trò như trung gian giữa các vật chủ động vật có vú. Các cá nhân tại các quốc gia đang phát triển mà họ không thể tiếp cận và thừa hưởng nguồn nước vệ sinh và an toàn trong sinh hoạt cũng như uống hàng ngày, và các nguồn nước đó bị ô nhiễm bởi ốc nhiễm.

Mặc dù tỷ lệ chết do bệnh sán máng thấp, song bệnh thường diễn tiến mạn tính và có thể làm tổn thương các cơ quan bên trong và trên trẻ em, chúng có thể gây chậm phát triển và kém nhận thức. Dạng bệnh sán máng tại đường tiết niệu có làm tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang trên người trưởng thành. Sán máng là căn bệnh do ký sinh trùng đứng thứ 2 sau sốt rét gây thiệt hại kinh tế nặng nề. Bệnh hầu như tìm thấy ở châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt ở các vùng nơi mà có ẩn chứa nhiều loại ốc nước ngọt thì có thể mang mầm bệnh ký sinh trùng. Sán máng ảnh hưởng đến ít nhất 240 triệu người trên toàn cầu và có ít nhất 700 triệu người đang sống trong vùng lưu hành bệnh (tùy thời điểm thống kê). Bệnh ảnh hưởng đến nhiều người ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt trên trẻ em nhiễm phải do bơi hoặc chơi đùa trong các vùng nước bị ô nhiễm. Khi trẻ tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, ấu trùng sẽ dễ dàng ấu trùng đi xuyên qua da và tiếp tục phát triển thêm trong các mô cơ quan. Vào năm 2009, có 74 quốc gia đang phát triển được xác định có bệnh lưu hành sán máng.

Một dự án máy tính phân bố SN2S đang chạy trên World Community Grid giúp cho việc nghiên cứu tất cả khía cạnh về bệnh này, đặc biệt thử nghiệm phòng chống và điều trị bệnh.

·        Sán máng là một bệnh ký sinh trùng gây bệnh mãn tính ở người, nguyên nhân gây ra bởi các loài sán ký sinh;

·         Ít nhất có khoảng 243 triệu người cần điều trị bệnh sán máng trong năm 2011;

·         Số người báo cáo đã được điều trị bệnh sán máng trong năm 2011 là 28,1 triệu người;

·         Người có nguy cơ nhiễm sán do con người tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm như nước trong nông nghiệp, sinh hoạt gia đình và nguồn nước tại các khu vui chơi giải trí;

·         Thói quen thiếu vệ sinh và các hoạt động vui chơi làm cho trẻ em có nguy cơ phơi nhiễm và dễ bị lây nhiễm tác nhân;

·         Nước uống sạch, vệ sinh môi trường thích hợptruyền thông giáo dục vệ sinh sẽ làm giảm tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm và các hoạt động của con người làm cho nguồn nước bị ô nhiễm;

·         Kiểm soát bệnh sán máng tập trung vào việc giảm tỷ lệ mắc bệnh thông qua điều trị định kỳ trong cộng đồng trên qui mô lớn với thuốc Praziquantel.


Nguy cơ và đường lan truyền bệnh

Người bị nhiễm bệnh khi ấu trùng của sán được thải ra từ ốc nước ngọt và làm cho nguồn nước bị ô nhiễm với ấu trùng ký sinh trùng và ấu trùng sẽ xuyên qua da khi con người tiếp xúc với nguồn nước bị ổ nhiễm.

Sau khi xâm nhập vào trong cơ thể, ấu trùng phát triển thành Schistosomes trưởng thành. Sán trưởng thành sống trong các hệ mạch máu và tại đây con đưc và con cái giao phối, những con cái đẻ trứng. Một số trứng được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua phân hoặc nước tiểu để tiếp tục vòng đời của loài ký sinh trùng. Những trứng khác kết dính trong các mô cơ thể, gây ra một phản ứng miễn dịch, tạo nên các u hạt, gây nguy hiếm đến các cơ quan.

Một số nét về dịch tễ học bệnh sán máng

Bệnh sán máng (Schistosomiasis) là bệnh phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm châu Á. Đặc biệt, tại những vùng nghèo đói người dân không được tiếp cận với nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường thích hợp nên nguy cơ phơi nhiễm là rất lớn. Tổ chức Y tế thế giới ước tính có ít nhất 90% số ca bệnh ở người cần điều trị bệnh sán máng sống ở châu Phi.

Phân loại khoa học về sán máng

Về phân loại, các loài sán máng Schistosoma có thể gây nhiễm đến con người, động vật:

oS. mansoni (ICD-10 B65.1) và S. intercalatum (B65.8) gây bệnh ở hệ tiêu hóa;

oS. haematobium (B65.0) gây bệnh ở hệ tiết niệu sinh dục;

oS. japonicum (B65.2) và S. mekongi (B65.8) gây bệnh ở đường ruột châu Á (AIS)

Bệnh sán máng gia cầm gây nên bệnh cảnh ngứa, thường gọi là Swimmer's itch. Các loài sán máng Schistosoma khác có thể gây nhiễm trên các động vật khác:

oS. bovis gây nhiễm cho gia súc, cừu và dê ở châu Phi, một số vùng Nam châu Âu và Trung Đông;

oS. mattheei bình thường gây nhiễm trên gia súc, cừu và dê ở Trung và Nam Phi;

oS. margrebowiei thường gây bệnh trên linh dương, linh dương châu Phi tại Nam và Trung Phi;

oS. curassoni thường gây nhiễm trên các động vật có sừng, nhai lại ở Tây Phi;

oS. rodhaini thường gây nhiễm trên các động vật gặm nhấm và động vật ăn cỏ tại một số nơi Trung Phi.

Bệnh sán máng có phổ lâm sàng và bệnh học dưới hai hình thức chính gồm sán máng ký sinh ở ruột (Intestinal schistosomiasis) và niệu sinh dục (Urogenital schistosomiasis) - nguyên nhân do 5 loài Schistosoma spp. chính gây nên, gồm có:

Các loài sán máng và vùng phân bố địa lý bệnh sán máng

Phân chia theo vị trí ký sinh của sán máng

Loài

sán máng

Phân bố địa lý

Sán máng ruột

(Intestinal schistosomiasis)

Schistosoma mansoni

Châu Phi, Trung Đông, vùng biển Caribbean, Brazil, Venezuela,Suriname

Schistosoma japonicum

Trung Quốc, Indonesia, Philippines

Schistosoma mekongi

Campuchia và Lào

Schistosoma guineensis

Schistosoma intercalatum

Những khu vực rừng mưa châu Phi

Sán máng niệu sinh dục

(Urogenital chistosomiasis)

Schistosomahaematobium

Châu Phi, Trung Đông


           Bệnh sán máng đặc biệt ảnh hưởng đến những người dân làm nông nghiệp và công việc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm mầm bệnh như đánh bắt cá. Phụ nữ làm việc nhà, ở những nơi nguồn nước bị nhiễm ấu trùng sán, chẳng hạn như giặt quần áo và rửa các thực phẩm trước khi chế biến, cũng có nguy cơ. Thói quen vệ sinh không thích hợp và các hoạt động vui chơi, đặc biệt là trẻ em có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng sán máng.

            Sự di dân từ khu vực nông thôn, khu vực bị nhiễm bệnh đến các khu vực đô thị và các trại tị nạn là nguyên nhân lan truyền bệnh cho các khu vực mới. Gia tăng quy mô dân số làm gia tăng nhu cầu tương ứng như điện, nước và kết quả dẫn đến phát triển các chương trình và làm biến đổi môi trường cũng là nguyên nhân làm gia tăng lan truyền bệnh.

Với sự gia tăng du lịch sinh thái và du lịch "ra khỏi lối mòn", gia tăng số lượng du khách nhiễm bệnh sán máng. Đôi khi, khách du lịch có biểu hiện nhiễm bệnh cấp tính nghiêm trọng và các vấn đề khác thường như tê liệt.

Bệnh sán máng ký sinh ở hệ tiết niệu - sinh dục cũng được coi là một yếu tố nguy cơ lây nhiễm virus HIV, đặc biệt là ở phụ nữ.

Biểu hiện lâm sàng

Các triệu chứng của bệnh sán máng là do phản ứng của cơ thể với trứng của giun sán chứ không phải do giun sán.

Bệnh sán máng đường ruột có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và có máu trong phân. Gan to thường gặp ở những trường hợp nặng, và thường kết hợp với sự tích tụ dịch trong khoang màng bụng và tăng huyết áp của các mạch máu vùng bụng. Trong trường hợp này cũng có thể làm cho lách to

Các dấu hiệu điển hình của bệnh sán máng niệu sinh dục là đái ra máu (máu trong nước tiểu). Xơ hóa bàng quang và niệu quản, tổn thương thận và đôi khi được chẩn đoán trong trường hợp nặng. Ung thư bàng quang là giai đoạn cuối có thể biến chứng. Ở phụ nữ, bệnh sán máng niệu sinh dục có thể gây ra các tổn thương bộ phận sinh dục, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục và tạo các khối u ở âm hộ. Ở nam giới, bệnh sán máng niệu sinh dục có thể gây ra bệnh lý của túi tinh, tuyến tiền liệt và các cơ quan khác. Bệnh này cũng có thể gây ra những hậu quả không thể lường trước bao gồm cả vô sinh.

Bệnh sán máng ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế rất đáng kể. Ở trẻ em, bệnh sán máng có thể gây thiếu máu, còi cọc và giảm khả năng học tập, mặc dù những tác động này có thể được hồi phục sau điều trị. Bệnh sán máng mãn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng lao động của con người và trong một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Ở vùng cận Sahara châu Phi, có hơn 200.000 trường hợp tử vong mỗi năm nguyên nhân do sán máng.

Tất cả ở trên coh thấy sán máng có thể gây bệnh mạn tính. Nhiều ca nhiễm trùng có triệu chứng hoặc dạng tiền lâm sàng, biểu hiện thiếu máu nhẹ và suy dinh dưỡng, nhất là tại các vùng lưu hành bệnh. Bệnh sán máng cấp (hay gọi là Katayama's fever) có thể xảy ra sau khi nhiễm trùng đầu tiên, đặc biệt bởi loài S. mansoniS. japonicum. Các đặc điểm lâm sàng phổ rộng có thể gồm có:

-     Đau bụng;

-     Ho;

-     Tiêu chảy;

-     Tăng bạch cầu ái toan, đặc biệt bạch cầu cũng tăng cao;

-     Sốt;

-     Suy nhược;

-     Gan lách lớn, phì đại. Bệnh sán máng thể ở gan là nguyên nhân thường gặp đứng thứ hai gây dãn tĩnh mạch thực quản (esophageal varices) trên toàn thế giới;

-     Đau nhức ở bộ phận sinh dục, tiết niệu: các thương tổn làm tăng tính nhạy cảm với nhiễm virus HIV. Các thương tổn gây ra bởi bệnh sán máng có thể tiếp tục là một vấn đề sau khi phòng chống sán máng? Điều trị sớm, đặc biệt là trẻ em, không đắt tiền, ngăn ngừa các thương tổn hình thành;

-     Các thương tổn ở da, vào thời điểm bắt đầu của nhiễm trùng, ngứa nhẹ và viêm da phù mạch nhẹ ở chân và một số nơi khác sau khi bơi trong các nguồn nước ô nhiễm phải ấu trùng cercariae.


            Đôi khi, có thương tổn ở hệ thần kinh trung ương, u hạt ở nhu mô não, gây ra bởi trứng của sán S. japonicum lạc chỗ vào trong não và thương tổn u hạt do trứng lạc chỗ quanh tủy sống do nhiễm loài S. mansoniS. haematobium có thể dẫn đến viêm tủy cắt ngang với triệu chứng liệt mặt.

Tình trạng calci hóa hay dày cứng thành bàng quang trên phim chụp x quang thẳng vùng chậu, trên một ca nam giới 44 tuổi vùng Sahara. Điều này do sán máng ở hệ niệu. Nhiễm trùng liên tục có thể gây ra phản ứng u hạt và xơ hóa trong các cơ quan bị nhiễm phải, và khi đó biểu hiện triệu chứng bao gồm:

-    Bệnh polype đại tràng với kèm theo tiêu chảy có máu (hầu hết gặp ở Schistosoma mansoni);

-   Tăng áp tĩnh mạch cửa với nôn ra máu và lách lớn (do S. mansoni, S. japonicum);

-     Viêm bàng quang và viêm niệu đạo (S. haematobium) với tiểu máu, có thể diễn tiến đến ung thư bàng quang;

-     Tăng áp phổi (do S. mansoni, S. japonicum và hiếm hơn là S. haematobium);

-     Viêm cầu thận;

-     Tổn thương hệ thần kinh trung ương.

Phát hiện và Chẩn đoán

Bệnh sán máng được chẩn đoán thông qua việc phát hiện trứng sán trong mẫu phân hoặc nước tiểu. Kháng nguyên phát hiện trong máu hoặc nước tiểu mẫu cũng là dấu hiệu của nhiễm bệnh.

Sán máng niệu sinh dục, một kỹ thuật lọc sử dụng nylon, giấy hoặc bộ lọc polycarbonate là tiêu chuẩn kỹ thuật chẩn đoán. Hầu hết trẻ em nhiễm S. haematobium luôn luôn có lượng máu nhỏ trong nước tiểu và điều này có thể được phát hiện bởi các dải thuốc thử hóa học.

Chẩn đoán hiện tại liên quan đến phát hiện các kháng nguyên của sán nhòe vào xét nghiệm ELISA, tất cả đòi hỏi có mẫu bệnh phẩm bệnh nhân. Phương pháp sàng lọc này có hiệu quả cao. Xác định trứng dưới kính hiển vi trong mẫu phân, hoặc hiếm hơn là trong mẫu nước tiểu theo cách cải tiến có thể làm tăng cơ hội xác định bệnh dương tính. Đối với trường hợp đánh giá trứng trong phân trên các bệnh nhân là sử dụng tính số trứng/ gam phân. Xét nghiệm phân nên tiến hành khi nhiễm trùng nghi ngờ với loài S. mansoni hay S. japonicum, xét nghiệm nước tiểu khi nhiễm trùng nghi ngờ loài S. Haematobium.

Các test phát hiện kháng thể gần đây cũng được đưa vào áp dụng trong nghiên cứu dịch tễ học và chẩn đoán phát hiện bệnh. Hoặc các mẫu bệnh phẩm mô lấy từ bàng quang hay một cơ quan nghi ngờ cũng có thể cho phép nhìn thấy trứng trong mô đó.

Trứng của sán máng đường ruột có thể được phát hiện trong mẫu phân thông qua một kỹ thuật sử dụng cellophane nhuộm xanh methylene ngâm trong glycerine hoặc lam kính, được gọi là kỹ thuật Kato-Katz.

Đối với những người sống trong vùng không lưu hành bệnh hoặc sống ở những vùng lan truyền thấp, xét nghiệm huyết thanh và miễn dịch có thể hữu ích trong việc thấy được sự tiếp xúc với nhiễm bệnh và sự cần thiết phải kiểm tra cẩn thận và điều trị.

Kiểm soát và phòng chống bệnh

Kiểm soát bệnh sán máng dựa trên điều trị quy mô lớn nhóm dân số có nguy cao,tiếp cận nước sạch, cải thiện vệ sinh môi trường, truyền thông, giáo dục sức khỏe vệ sinh và kiểm soát ốc.

Chiến lược của TCYTTG về kiểm soát bệnh sán máng tập trung vào việc giảm bệnh thông qua điều trị bệnh định kỳ ở dân số mục tiêu bằng thuốc Praziquantel. Điều này liên quan đến việc điều trị thường xuyên tất cả mọi người trong nhóm có nguy cơ.

Nhóm dân số mục tiêu để điều trị gồm:

Trẻ em trong độ tuổi đến trường ở những khu vực bệnh lưu hành;

Người lớn có nguy cơ tại vùng lưu hành bệnh, những người có nghề nghiệp liên quan đến tiếp xúc nguồn nước bị nhiễm ấu trùng ký sinh trùng như những người đánh bắt cá, nông dân, công nhân thủy lợi và phụ nữ làm việc nhà tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm;

Toàn bộ cộng đồng sống ở các vùng lưu hành bệnh cao.

Tần số điều trị được xác định bởi tỷ lệ nhiễm bệnh hoặc chứng đái ra máu (trong trường hợp mắc bệnh sán máng niệu sinh dục) ở trẻ em tuổi đi học. Ở những khu vực lan truyền cao, điều trị có thể phải được lặp đi lặp lại hàng năm cho một số năm liên tiếp.

Giám sát là cần thiết để xác định tác động của các biện pháp can thiệp kiểm soát.

Mục đích là để hạn chế bệnh: điều trị định kỳ ở nhóm dân số có nguy cơ cao sẽ diều trị các triệu chứng nhẹ và ngăn chặn những người bị nhiễm bệnh phát triển thành bệnh mãn tính nghiêm trọng giai đoạn cuối. Tuy nhiên, một hạn chế lớn để kiểm soát bệnh sán máng là khả năng tiếp cận được với praziquantel. Các dữ liệu có sẵn cho thấy, chỉ có 10% trong tổng số người cần điều trị đã được điều trị trong năm 2011.

Thuốc Praziquantel được khuyến cáo điều trị với tất cả các hình thức của bệnh sán máng bởi vì thuốc có hiệu quả, an toàn và chi phí thấp. Mặc dù tái nhiễm có thể xảy ra sau khi điều trị, nguy cơ phát triển bệnh nặng được giảm bớt và thậm chí đảo ngược khi điều trị được bắt đầu và lặp đi lặp lại trong thời thơ ấu.


           Kiểm soát bệnh sán máng đã được thực hiện thành công trong hơn 20 năm qua ở một số nước, trong đó có Brazil, Campuchia, Trung Quốc, Ai Cập và Ả Rập Saudi. Có bằng chứng cho thấy lan truyền bệnh sán máng đã bị gián đoạn ởMa-rốc.

Đánh giá hiện trạng lan truyền đang được thực hiện ở một số nước.

Trong 10 năm qua, đã có nhiều chiến dịch điều trị trên quy mô lớn ở một số quốc gia vùng sa mạc cận Sahara, với độ bao phủ ở tầm quốc gia đạt được ở Burkina Faso, Niger và Uganda.

Trong năm 2011 báo cáo đã nhận được từ 24 quốc gia sử dụng thuốc để phòng ngừa bệnh sán máng. Số lượng người báo cáo được điều trị bệnh sán máng tăng từ 12,4 triệu trong năm 2006 lên 28.1 triệu người trong năm 2011, giảm 33,5 triệu trong năm 2010, tương ứng giảm 20% về số lượng người được điều trị.

Điều này nguyên nhân do các lý do liên quan đến hậu cần, quỹ tài trợ không đảm bảo để thực hiện, thay đổi nhà thầu, thiếu năng lực ở mức độ quốc gia, một số nước dữ liệu báo cáo và cũng ít người được điều trị tại một số quốc gia đã báo cáo dữ liệu.

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG)

 
TCYTTG làm việc đối với bệnh sán máng là một phần của các cách tiếp cận tích hợp để kiểm soát các bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Mặc dù đa dạng về mặt y khoa, các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) chia sẻ tính năng cho phép chúng tồn tại trong điều kiện nghèo đói, nơi các bệnh nhiệt đới tập trung và thường xuyên chồng chéo lên nhau trong một vùng đại lý. Việc phòng chống cần tập trung đến phòng chống, cải thiện môi sinh, đưa nguồn nước an toàn đến cho người dân, điều trị ca bệnh đầy đủ.

TCYTTG điều phối các chiến lược trong sử dụng thuốc điều trị để phòng ngừa với việc tham khảo ý kiến ​​với các trung tâm cộng tác và các đối tác từ các chuyên gia các trường đại học và các viện nghiên cứu, khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan phát triển quốc tế và các tổ chức khác của Liên Hợp Quốc. TCYTTG phát triển kỹ thuật hướng dẫn và các công cụ để sử dụng cho các chương trình kiểm soát quốc gia.

Làm việc với các đối tác và đơn vị khu vực tư nhân, TCYTTG đã ủng hộ gia tăng tiếp cận với thuốc Praziquantel và nguồn lực để thực hiện. Một số lượng đáng kể thuốc praziquantel để điều trị cho hơn 100 triệu trẻ em ở độ tuổi đi học mỗi năm và đã được cam kết bởi khu vực tư nhân và các đối tác phát triển.

Tài liệu tham khảo

1.The Carter Center. "Schistosomiasis Control Program". Retrieved 2008-07-17

2.Donald G. McNeil, Jr. (2009). "Parasites: Giving a Deworming Drug to Girls Could Cut H.I.V. Transmission in Africa". The New York Times.

3.Hotez PJ, Fenwick A, Kjetland EF (2009). "Africa's 32 Cents Solution for HIV/AIDS". PLoS Negl Trop Dis 3 (5): e430. doi:10.1371/journal.pntd.0000430.

4.James, William D.; Berger, Timothy G.; et al. (2006). Andrews' Diseases of the Skin: clinical Dermatology. Saunders Elsevier. ISBN 0-7216-2921-0.

5.FREITAS, André Ricardo Ribas; OLIVEIRA, Augusto César Penalva and SILVA, Luiz Jacintho. Schistosomal myeloradiculopathy in a low-prevalence area: 27 cases (14 autochthonous) in Campinas, São Paulo, Brazil. Mem. Inst. Oswaldo Cruz [online]. 2010, vol.105, n.4, pp. 398-408. ISSN 0074-0276

6.Stothard, J. Russell; et al. (2005). "Field Evaluation of the Meade Readview Handheld Microscope for Diagnosis of Intestinal Schistosomiasis in Ugandan School Children". Am. J. Trop. Med. Hyg. (American Society of Tropical Medicine and Hygiene) 73 (5): 949–955. PMID 16282310.

7.Mølgaard P, Chihaka A, Lemmich E, et al. (2000). "Biodegradability of the molluscicidal saponins of Phytolacca dodecandra". Regul. Toxicol. Pharmacol. 32 (3): 248–55.

8.Charnock, Anne (1980). "Taking Bilharziasis out of the irrigation equation". New Civil Engineer. "Bilharzia caused by poor civil engineering design due to ignorance of cause and prevention"

9.The Carter Center. "How is Schistosomiasis Treated?". Archived from the original o­n 2008-02-25. Retrieved 2008-07-17

10.Danso-Appiah A, Utzinger J, Liu J, Olliaro P (2008). "Drugs for treating urinary schistosomiasis". In Danso-Appiah, Anthony. Cochrane Database Syst Rev (3): CD000053.

11.Soliman OE, et al.; El-Arman, M; Abdul-Samie, ER; El-Nemr, HI; Massoud, A (December 2004). "Evaluation of myrrh (Mirazid) therapy in fascioliasis and intestinal schistosomiasis in children: immunological and parasitological study". J Egypt Soc Parasitol 34 (3): 941–66.

12.Botros, S; Sayed, H; El-Dusoki, H; Sabry, H; Rabie, I; El-Ghannam, M; Hassanein, M; El-Wahab, YA et al. (2005). "Efficacy of mirazid in comparison with praziquantel in Egyptian Schistosoma mansoni-infected school children and households". Am J Trop Med Hyg 72 (2): 119–23. PMID 15741544.

13.Xiao SH (2013) Mefloquine, a new type of compound against schistosomes and other helminthes in experimental studies. Parasitol Res

14.Vos, T; Flaxman, AD; Naghavi, M; Lozano, R; Michaud, C; Ezzati, M; Shibuya, K; Salomon, JA et al. (Dec 15, 2012). "Years lived with disability (YLDs) for 1160 sequelae of 289 diseases and injuries 1990-2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010". Lancet 380 (9859): 2163–96.

15.Thétiot-Laurent, SA; Boissier, J; Robert, A; Meunier, B (Jun 27, 2013). "Schistosomiasis Chemotherapy". Angewandte Chemie (International ed. in English) 52 (31): 7936–56.

16.Lozano, R; Naghavi, M; Foreman, K; Lim, S; Shibuya, K; Aboyans, V; Abraham, J; Adair, T et al. (Dec 15, 2012). "Global and regional mortality from 235 causes of death for 20 age groups in 1990 and 2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010". Lancet 380 (9859): 2095–128.

17.Oliveira, G.; Rodrigues N.B., Romanha, A.J., Bahia, D. (2004). "Genome and Genomics of Schistosomes". Canadian Journal of Zoology 82 (2): 375–90.

18.Kheir MM, Eltoum IA, Saad AM, Ali MM, Baraka OZ, Homeida MM (1999). "Mortality due to schistosomiasis mansoni: a field study in Sudan". Am. J. Trop. Med. Hyg. 60 (2): 307–10.

19.Strickland GT (2006). "Liver disease in Egypt: hepatitis C superseded schistosomiasis as a result of iatrogenic and biological factors". Hepatology 43 (5): 915–22.

 

 

Ngày 27/01/2014
TS. Nguyễn Văn Chương,
Ths. BS. Huỳnh Hồng Quang và ThS. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích