Thông tin cập nhật về phòng chống bệnh Leishmaniasis-một bệnh nhiệt đới bị lãng quên
Cập nhật tháng 1/2014. Leishmaniasis do một ký sinh trùng đơn bào từ hơn 20 loài Leishmania và truyền sang người qua vết đốt của muỗi cát cái phlebotomine bị nhiễm bệnh. Leishmania có ba thể bệnh chính: - Leishmaniasis nội tạng (Visceral leishmaniasis_VL còn được gọi là kala-Azar) gây tử vong nếu không được điều trị. Bệnh có đặc trưng bởi cơn sốt đột ngột, sụt cân, lách và gan lớn và thiếu máu. Bệnh rất đặc hữu trong tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Phi. Ước tính có khoảng 200.000 - 400.000 trường hợp mới xảy ra mỗi năm trên toàn thế giới. Trên 90% các trường hợp mới xảy ra tại 6 quốc gia Bangladesh, Brazil, Ethiopia, Ấn Độ, Nam Sudan và Sudan. - Leishmaniasis dưới da (Cutaneous leishmaniasis _CL) là thể phổ biến nhất của Leishmaniasis và gây ra vết loét trên các phần tiếp xúc của cơ thể để lại vết sẹo lâu dài và tàn tật nghiêm trọng. Khoảng 95% trường hợp CL xảy ra ở châu Mỹ, lưu vực Địa Trung Hải, Trung Đông và Trung Á. Hơn hai phần ba trường hợp CL mới xảy ra tại 6 quốc gia Afghanistan, Algeria, Brazil, Colombia, Cộng hòa Hồi giáo Iran và Cộng hòa Ả Rập Syria. Ước tính có khoảng 0.7 đến 1,3 triệu ca mới xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm. Leishmaniasis niêm mạc (Mucocutaneous leishmaniasis ) dẫn đến phá hủy một phần hoặc toàn bộ màng nhầy của mũi, miệng và cổ họng. Gần 90 % các trường hợp leishmaniasis niêm mạc xảy ra ở bang Plurinational của Bolivia, Brazil và Peru. Sự lan truyền (Transmission) Leishmaniasis được truyền qua vết đốt của muỗi cát cái phlebotomine bị nhiễm bệnh. Dịch tễ học của leishmaniasis phụ thuộc vào các đặc tính của loài ký sinh trùng, đặc điểm sinh thái địa phương của các nơi lan truyền, tình trạng phơi nhiễm hiện tại và quá khứ của quần thể dân cư với ký sinh trùng và hành vi con người. | Muỗi cát lây truyền bệnh Leishmaniasis |
Lưu vực Địa Trung Hải (Mediterranean Basin)Ở lưu vực ĐịaTrung Hải, leishmaniasis nội tạng là thể chính của bệnh. Bệnh xảy ra ở nông thôn, ở các làng miền núi và cũng có trong một số khu vực vùng ven đô thị, nơi mà ký sinh trùng Leishmania sống ở chó và các động vật khác. Khu vực Đông Nam Á (South-East Asia)Tại khu vực Đông Nam Á, leishmaniasis nội tạng là thể chính của bệnh. Sự lan truyền thường xảy ra ở các vùng nông thôn dưới 600m so với mực nước biển với lượng mưa hàng năm lớn với độ ẩm trung bình trên 70% và nhiệt độ từ 15-38°C, thảm thực vật phong phú, nước nằm ngay bên dưới bề mặt lòng đất và đất phù sa. Bệnh thường gặp nhất ở các làng nông nghiệp, nơi các ngôi nhà được xây dựng với những bức tường bằng bùn và đất, gia súc và các gia cầm khác sống gần con người. Khu vực Đông Phi (East Africa)Ở Đông Phi, dịch leishmaniasis nội tạng xảy ra thường xuyên ở hoang mạc phía bắc Acacia-Balanite và các khu vực rừng rú và hoang mạc phía Nam, nơi muỗi cát sống xung quanh gò mối. Leishmaniasis dưới da xảy ra ở vùng cao nguyên Ethiopia và những nơi khác ở Đông Phi, nơi có sự gia tăng tiếp xúc muỗi-người vàxảy ra ở các làng xây dựng trên đồi đá hoặc bên bờ sông, đó là môi trường sống tự nhiên của các động vật có vú nhỏ. Vùng Âu–Phi (Afro-Eurasia)Tại khu vực Âu-Phi, leishmaniasis dưới da là thể chính của bệnh. Dự án nông nghiệp và công trình thủy lợi có thể làm tăng tỷ lệ leishmaniasis dưới da khi những người không có miễn dịch với bệnh di chuyển đến làm việc ở các dự án. Dịch lớn tại các thành phố đông dân cư cũng xảy ra, đặc biệt là trong thời gian chiến tranh và tình trạng di dân quy mô lớn. Ký sinh trùng gây ra leishmaniasis dưới da sống chủ yếu ở người hoặc động vật gặm nhấm. Khu vực Châu Mỹ (Americas)Kala-Azar ở châu Mỹ tương tự như Kala-Azar được tìm thấy trong lưu vực Địa Trung Hải. Thói quen nuôi chó và vật nuôi khác trong nhà được cho có ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh ở người. Dịch tễ học của CL ở châu Mỹ là phức tạp, với các biến thể trong chu kỳ lan truyền, ổ chứa vật chủ, vectơ muỗi cát, biểu hiện lâm sàng và đáp ứng điều trị, và nhiều loài Leishmania lưu hành trong cùng một khu vực địa lý. | Chu kỳ lây lan bệnh Leishmaniasis |
Thương tổn da sau khi bị thể leishmaniasis nội tạng (PKDL)PKDL là một phần tiếp theo của leishmaniasis nội tạng xuất hiện như là rối loạn trường nhìn do tổn thương võng mac, có mụn nhỏ ở da hoặc phát ban dạng nốt thường trên khuôn mặt, cánh tay trên, thân và các bộ phận khác của cơ thể. Nó xảy ra chủ yếu ở Đông Phi với 50% và tiểu lục địa Ấn Độ từ 5 đên 10% bệnh nhân bị kala-azar phát triển tình trạng này. Biểu hiện này thường xuất hiện từ 6 tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn sau khi kala-azar đã được chữa khỏi.nhưng nó có thể xảy ra sớm hơn. Những người bị PKDL được coi là một nguồn gây nhiễm kala-azar tiềm năng.Đồng nhiễm Leishmania-HIV (Leishmania-HIV co-infection)Người đồng nhiễm Leishmania - HIV có cơ hội cao phát triển đầy đủ các dấu hiệu lâm sàng, tỷ lệ tử vong và tái phát cao.Điều trị với thuốc kháng virus làm giảm sự phát triển của bệnh, chậm tái phát và làm tăng sự sống còn của bệnh nhân đồng nhiễm. Các yếu tố nguy cơ chính (Major risk factors)Điều kiện kinh tế-xã hội (Socioeconomic conditions)Nghèo nàn làm tăng nguy cơ bị nhiễm leishmaniasis. Nhà nghèo và điều kiện vệ sinh trong nước kém (ví dụ như thiếu xử lý chất thải, thoát nước) có thể làm tăng các nơi đẻ và trú đậu của muỗi cát cũng như muỗi cát tiếp cận với con người. Muỗi cát được thu hút đến nhà ở đông đúc bởi vì những điều này cung cấp một nguồn hút máu. Hành vi con người, chẳng hạn như ngủ bên ngoài hoặc trên mặt đất có thể làm tăng nguy cơ, việc sử dụng màn ngủ tẩm hóa chất làm giảm nguy cơ. Suy dinh dưỡng (Malnutrition)Chế độ ăn thiếu protein năng lượng, sắt, vitamin A và kẽm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sẽ tiến đến kala - Azar. Di biến động dân cư (Population mobility)Dịch bệnh của cả hai thể bệnh chính của leishmaniasis thường gắn liền với sự di biến động di cư của những người không có miễn dịch vào các khu vực có chu kỳ lan truyền hiện có.Phơi nhiễm nghề nghiệp cũng như nạn phá rừng trên diện rộng vẫn còn là các yếu tố quan trọng, ví dụ người định cư tại khu vực từng là rừng trước đây có thể được di chuyển gần môi trường sống của muỗi cát, điều này có thể dẫn đến một sự gia tăng nhanh chóng các ca bệnh. Thay đổi môi trường (Environmental changes)Thay đổi môi trường có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc leishmaniasis bao gồm đô thị hóa, nội địa hóa chu trình lây lan và sự xâm nhập của các trang trại nông nghiệp và các khu định cư vào các khu vực rừng rú. Biến đổi khí hậu (Climate change)Leishmaniasis rất nhạy cảm với khí hậu và bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những thay đổi về lượng mưa, nhiệt độ và độ ẩm. Sự nóng lên toàn cầu cùng với tình trạng suy thoái đất ảnh hưởng đến dịch tễ học của leishmaniasis trong một số cách: Thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm có thể có tác động mạnh mẽ đến các vector và ổ chứa vật chủ bằng cách thay đổi sự phân bố và ảnh hưởng đến sự sống còn và kích thước quần thể; Biến động nhỏ về nhiệt độ có thể có một ảnh hưởng sâu sắc vào chu kỳ phát triển ấu trùng (promastigotes) củaLeishmania trong muỗi cát cho phép lan truyền ký sinh trùng trong khu vực trước đây không đặc hữu cho căn bệnh này; Hạn hán, nạn đói và lũ lụt do biến đổi khí hậu có thể dẫn đến dịch chuyển lớn và di cư của người dân đến các khu vực có sự lan truyền leishmaniasis, và dinh dưỡng kém có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của họ. Chẩn đoán và điều trị (Diagnosis and treatment)Với thể leishmaniasis nội tạng, chẩn đoán được thực hiện bằng cách kết hợp các dấu hiệu lâm sàng với các xét nghiệm ký sinh trùng, hoặc xét nghiệm huyết thanh học (test chẩn đoán nhanh và các xét nghiệm khác). Với các thể leishmaniasis dưới da và niêm mạc thì các xét nghiệm huyết thanh học có giá trị hạn chế. Với leishmaniasis dưới da, các biểu hiện lâm sàng với các xét nghiệm ký sinh trùng khẳng định chẩn đoán. Điều trị leishmaniasis phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại bệnh,chủng loại ký sinh trùng và vị trí địa lý. Leishmaniasis là một căn bệnh có thể điều trị và chữa khỏi, tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là leishmaniasis nội tạng cần điều trị kịp thời và đầy đủ. Thông tin chi tiết về điều trị các thể bệnh khác nhau do vị trí địa lý là có sẵn trong các báo cáo kỹ thuật của WHO về phòng chống leishmaniasis. Phòng chống bệnh (Prevention and control)Phòng, chống leishmaniasis đòi hỏi một sự kết hợp của chiến lược can thiệp bởi vì sự lan truyền xảy ra trong một hệ thống sinh học phức tạp liên quan đến vật chủ người, ký sinh trùng, vector muỗi cát và trong một số trường hợp gây ra một ổ chứa động vật. Chiến lược then chốt bao gồm:Chẩn đoán sớm và xử lý ca bệnh có hiệu quả (Early diagnosis and effective case management) làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, ngăn ngừa khuyết tật và tử vong. Hiện nay các loại thuốc chống leishmaniasis có hiệu quả cao và an toàn đặc biệt đối với VL và việc tiếp cận với các loại thuốc này đang được cải thiện. Phòng chống vector (Vector control) giúp giảm hoặc làm gián đoạn sự lan truyền bệnh bằng cách phòng chống muỗi cát, đặc biệt là trong điều kiện nội địa. Phương pháp phòng chống baogồm phun thuốc trừ sâu, sử dụng màn ngủ có tẩm hóa chất diệt, xử lý môi trường và bảo vệ cá nhân. Giám sát dịch bệnh hiệu quả (Effective disease surveillance) là rất quan trọng, phát hiện và điều trị sớm các ca bệnh giúp làm giảm sự lây lan và giúp theo dõi sự lây lan và gánh nặng bệnh tật. Phòng chống ổ chứa vật chủ (Control of reservoir hosts) là phức tạp và cần phù hợp với tình hình địa phương. Huy động xã hội và tăng cường quan hệ đối tác (Social mobilization and strengthening partnerships ) - vận động và giáo dục cộng đồng với các can thiệp thay đổi hành vi hiệu quả với chiến lược truyền thông phù hợp tại địa phương. Quan hệ đối tác và hợp tác với các cơ quan khác nhau và các chương trình phòng chống bệnh do vector truyền là cực kỳ quan trọng ở mọi cấp. Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)Công việc của WHO về phòng chống leishmaniasis bao gồm: hỗ trợ các chương trình phòng chống bệnh leishmaniasis quốc gia; Nâng cao nhận thức và tuyên truyền về gánh nặng toàn cầu của Leishmaniasis và thúc đẩy tiếp cận bình đẳng với các dịch vụ y tế cho phòng chống dịch bệnh và xử lý ca bệnh; Phát triển các tiêu chuẩn, chiến lươc, hướng dẫn dựa trên bằng chứng về phòngchống leishmaniasis, và giám sát việc thực hiện; Cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên xây dựng hệ thống giám sát hiệu quả bền vững và sẵn sàng đối phó dịch bệnh; Tăng cường hợp tác và phối hợp giữa các đối tác, các bên liên quan và các cơ quan khác; Theo dõi tình hình leishmaniasis trên toàn cầu, xu hướng và đo lường sự tiến bộ trong phòng chống dịch bệnh và tài chính; Thúc đẩy nghiên cứu về hiệu quả trong phòng chống leishmaniasis bao gồm cả trong các lĩnh vực thuốc an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng, các công cụ chẩn đoán và vắc-xin; tạo điều kiện cho việc phổ biến nghiên cứu.
|