Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 05/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 3 1 9 3 5 2
Số người đang truy cập
7 9
 Chuyên đề Ký sinh trùng sốt rét
Hình: Bốn loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh ở người
Ca đầu tiên ở người nhiễm tự nhiên nhiễm loài ký sinh trùng sốt rét Plasmodium Cynomolgi

Trong thập niên qua thế giới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét (SR) nhưng hiện nay bệnh SR vẫn còn là mối quan tâm chính đối với sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, hiện nay số ca mắc SR lan truyền từ động vật sang người, nhất là các loài linh trưởng ở một số quốc gia khu vực Đông Nam Á (nhất là Malaysia) và xảy ra ở những nơi không lưu hành bệnh SR. Do vậy, để tiến đến kiểm soát và loại trừ SR thì cần quan tâm đến việc SR lan truyền từ động vật sang người là vấn đề quan trọng.

Một số loài KSTSR Plasmodium gây nhiễm cho người gồm:

  • Bốn loài liệt kê đầu tiên là các loài hay gặp nhất gây nhiễm bệnh trên người. Với việc áp dụng ký thuật sinh học phân tử PCR đã giúp phát hiện ra thêm nhiều loài mà chúng đã từng gây bệnh cho người, song bản thân hình thái học không thể phát hiện ra hoặc dễ nhầm lẫn. Một thực nghiệm gây nhiễm có thể đã được báo cáo với loài Plasmodium eylesi. Sốt với thân nhiệt thấp và mật độ KSTSR thấp khaongr 15 ngày. Một người tình nguyện trước đây (ông Bennett) đã được xác nhiễm bởi loài Plasmodium cynomolgi và nhiễm trùng này không thể lan truyền đến 1 con vượn (Vật chủ tự nhiên của P. eylesi) vì thế điều này không liên quan như vật chủ chính có khả năng gây bệnh cho người.

     

    Mới đây các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Y học Kuala Lumper, Malaysia và Viện nghiên cứu Madrid, Tây Ban Nha (Instituto de Salud Carlos III, Cra. Majadahonda Pozuelo Km. 2, Majadahonda 28220, Madrid, Spain) đã phát hiện ca bệnh SR lan truyền từ khỉ sang người ở vùng không lưu hành SR tại Malaysia, điều này sẽ cảnh báo về nguy cơ SR ở những nơi vốn dĩ trước đây không có lưu hành bệnh.

    Có một vấn đề được đặt ra liệu rằng bệnh SRđộng vật có thể được xem xétđúng như là bệnh lây từ động vật sang người hay không?. Sốt rét động vật đã được biết đến trong một thời gian dài và bệnh SR ở động vật linh trưởng có thể lây nhiễm sang con người cũng đã được khẳng định trong thời gian qua. Sự lây nhiễm của ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) ở khỉ sang người thông qua muỗi SR đã được chứng minh bằng thực nghiệm, mặc dù lan truyền tự nhiên của các loài KSTSR Plasmodium spp từ động vật linh trưởng sang người đến nay là rất hiếm.

    Năm 1965, lần đầu tiên một trường hợp nhiễm tự nhiên ký sinh trùng Plasmodium knowlesi đã được mô tả nhưng không được chú ý, sau đó mãi đến năm 2004 khi Singh và cộng sự đã xác định 120 người (57,7%) mắc SR do loài ký sinh trùng Plasmodium knowlesi hoặc nhiễm phối hợp Plasmodium knowlesivới các loài khác, khi đó SR khỉ bắt đầu được xem như là mối quan tâm sức khỏe cộng đồng của con người, đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á.

    Chưa xác nhận nhiễm tự nhiên của các loài Plasmodium khác ở khỉ nên không được khuyến khích xem xét và điều tra giống như bệnh lan truyền từ động vật sang người.

    Kể từ năm 1960, tổng cộng có 7 loài KSTSR khỉ đã được báo cáo lây lan sang người thông qua muỗi đốt gồm Plasmodium cynomolgi, Plasmodium brasilianum, Plasmodium eylesi, Plasmodium knowlesi, Plasmodium Inui, Plasmodium schwetzi và Plasmodium simium.

    Plasmodium cynomolgi, P. knowlesi , P. Inui P. eylesi phân bố ở châu Á,

    P. brasilianum và P. simium ở thế giới mới;

    P. schwetzi được tìm thấy ở châu Phi;

    Ngoại trừ P. knowlesi đã được tìm thấy lây nhiễm cho con người trong tự nhiên.

    Nhiễm loài KSTSR P. knowlesi tự nhiên có thể tiến triển như là một bệnh SR tự giới hạn với việc tự điều trị, mặc dù nhìn chung bệnh có biểu hiện tiến triển ở mức độ vừa hoặc có thể nặng và đòi hỏi sử dụng thuốc chống SR để điều trị.

    Đặc tính nổi bật lâm sàng SR do nhiễm P. cynomolgi ở người là mức độ biểu hiện lâm sàng cao được quan sát liên quan đến mật độ KSTSR thấp. Triệu chứng lâm sàng bao gồm đau đầu, chán ăn, đau cơ và buồn nôn. Các triệu chứng thường chỉ có mặt trong giai đoạn xảy ra sốt và thường ở mức độ nghiêm trọng vừa phải và dễ dàng kiểm soát bằng các loại thuốc thông thường.

    Các tạng liên quan khi mắc SR loài này, nhất là lách và gan phì đại.

    Plasmodium cynomolgi được mô tả lần đầu tiên vào năm 1907 tại Đức ở loài khỉ đuôi dài Macaca cynomolgus (Macaca fascicularis) nhập khẩu từ Java bởi tác giả Mayer.

    Khi quan sát dưới kính hiển vi cho thấy, các đặc điểm hình thái của loài KSTSR P. cynomolgi gần như giống hệt loài Plasmodium vivax. Trên các lam máu bệnh phẩm của vật chủ thu được cho hình thái thể tư dưỡng phát triển, kèm theo đặc điểm nổi bật là có hạt Schüffner và hạt sắc tố ở thể tư dưỡng già. Nguyên sinh chất trở thành hình dạng amip và các hạt Pigment nhỏ, màu vàng nâu và nằm rải rác trong nguyên sinh chất.

    Chu kỳ phát triển vô tính được hoàn thành trong 48 giờ. Giai đoạn ủ kéo dài từ 7 đến 16 ngày, trung bình là 9,8 ngày. Tương tự như loài P. vivax, loài KSTSR P. cynomolgi có thể ngủ(hypnozoites) ở gan do vậy ký sinh trùng này có thể gây tái phát giống như bệnh lý SR do P. vivax.

     


    Trong báo cáo này, trường hợp đầu tiên được biết đến nhiễm tự nhiên loài ký sinh trùng sốt rét P. cynomolgi ở người được mô tả (bản dịch trên sẽ còn nhiều khiếm khuyết, nhất là khâu phiên giải kết quả của sinh học phân tử trong ca bệnh này, mong quý đồng nghiệp tham khảo thêm bản gốc theo đường dẫn “First case of a naturally acquired human infection with Plasmodium cynomolgi của nhóm tác giả Thuy H Ta, Shamilah Hisam, Marta Lanza, Adela I Jiram, NorParina Ismail and José M Rubio, Malaria Journal 2014, 13:68  doi:10.1186/1475-2875-13-68).

     

Tường trình ca bệnh

Bệnh nhân sốt rét (BNSR) là một phụ nữ Malay 39 tuổi sống ở bờ biển phía đông của bán đảo Malaysia (Hulu Terengganu) và không có tiền sử mắc bệnh SR và cũng không có vấn đề về sức khỏe nào khác. Cô ta sống trong một khu nhà hiện đại và đằng sau nhà có một cánh rừng nhỏ, thỉnh thoảng nhìn thấy loài khỉ đuôi dài tồn tại. Cô ta là một nhân viên y tế của chính phủ, làm việc ở khu vực không lưu hành bệnh SR.

 
 

Bênh nhân đã trải qua các giai đoạn từ sốt nhẹ đến trung bình, với chu kỳ sốt là 24 giờ vào buổi sáng kể từ ngày 10/01/2011 với các biểu hiện lâm sàng như ớn lạnh và rét run, ho và triệu chứng giả cúm.

Trước đó, cô đã đến thăm nhà mẹ ở khu vực không lưu hành SR và không đi đến bất kỳ khu vực lưu hành SR. Các triệu chứng là không đặc hiệu và có biểu hiện giống như hội chứng cúm. Cô mất 2 ngày không được điều trị tại bệnh viện do nghỉ phép (ngày 13/10 và 14/01). Cô ta cảm thấy bệnh nặng hơn và vẫn còn sốt sau 2 tuần và đã tìm đến Phòng Y tế của bang Terengganu để điều trị. Cô ta nhập viện vào ngày 20/01 và được y lệnh của bác sĩ cho lấy lam máu để xét nghiệm, kết quả kiểm tra lam máu bằng kính hiển vi cho thấy nhiễm KSTSR.

Chẩn đoán ban đầu kết luận bệnh nhân nhiễm KSTSR P. malariae/P. knowlesi. Lam máu giọt dày được nhuộm giêm sa phát hiện ra mật độ ký sinh trùng là 0.024% (1,200 ký sinh trùng/μl) và chỉ phát hiện KSTSR thể vô tính. Cô ta được chỉ định điều trị với thuốc chloroquine bằng đường uống trong thời gian ba ngày (ngày 1: giờ 0 uống 600 mg và 300 mg sau 6 giờ; ngày 2 và ngày 3: mỗi ngày 300 mg, tổng cộng liều 25mg/kg) theo hướng dẫn quốc gia quản lý điều trị bệnh sốt rét ở Malaysia (NGs). Bệnh nhân hồi phục và được xuất viện một tuần sau đó (ngày 26/01/2011).

Tiếp tục lấy lam máu của cô ta để kiểm tra dưới kính hiển vi hàng tuần trong tháng đầu tiên sau khi cô xuất viện và kiểm tra hàng tháng trong một năm. Kết quả theo dõi cho thấy tất cả lam máu đều âm tính.

Nhóm nghiên cứu người Malaysia thuộc Chương trình Kiểm soát bệnh do véc tơ truyền đã thực hiện một cuộc điều tra ca bệnh ở những người dân sống gần nhà bệnh nhân và điều tra véc tơ tại khu vực này. Kết quả điều tra cho thấy, không có người dân nào nhiễm bệnh và điều tra phát hiện muỗi Anopheles nhưng khi kiểm tra bằng mổ muỗi đều không phát hiện KSTSR. Ở khu vực này muỗi Anopheles cracens có nhiều khả năng là véc tơ truyền ký sinh trùng sốt rét P. inui và P. cynomolgi.

Mẫu máu bệnh nhân đã được gửi đến Viện Nghiên cứu Y học (Institute for Medical Research - IMR) Kuala Lumpur, Malaysia để xác định lại loài ký sinh trùng bằng phương pháp chuẩn vàng kính hiển vi và chẩn đoán sinh học phân tử PCR. Các lam máu được kiểm tra lại bằng kính hiển vi cho thấy các đặc điểm giống với ký sinh trùng sốt rét P. vivax hơn là P. malariae / hay P. knowlesi, thể tư dưỡng ít và kích thước lớn hơn so với loài ký sinh trùng P. falciparum, có thể thấy “ảnh quầng” trong các tế bào hồng cầu, với nhân lớn và nguyên sinh chất đậm.

Xác định loài ký sinh trùng bằng kỹ thuật phân tử được thực hiện bằng xét nghiệm PCR lồng (nested PCR) dựa trên các tiểu đơn vị (SSU) nhỏ gen rARN với các cặp mồi đặc hiệu đối với loài KSTSR P. vivax , P. falciparum, P. malariaeP. ovale (Snounou -PCR ) và cặp mồi đặc hiệu với P. knowlesi (Singh - PCR). Chẩn đoán phân tử bằng xét nghiệm Snounou-PCR xác định nhiễm P. vivax, kích thước đoạn dự kiến sử dụng cặp mồi đặc hiệu đối với P. vivax; trong khi phần còn lại của xét nghiệm PCR lồng (nested PCR) đặc hiệu loài đối với P. malariae, P. falciparum và Singh -PCR đối với P. knowlesi không tạo ra kết quả nào.

 

Một mẫu DNA đã được gửi đến phòng thí nghiệm nghiên cứu về bệnh SR và KST mới nổi (MAPELAB, CNM - ISCIII, Madrid, Tây Ban Nha) như một phần của một cuộc trao đổi không chính thức để kiểm soát độ chính xác của kết quả. Các mẫu được phân tích bằng kỹ thuật PCR lồng đa mồi đã điều chỉnh (the nested multiplex malaria PCR: NM-PCR) cũng dựa trên tiểu đơn vị nhỏ (SSU) gen rRNA, thêm PCR lồng (nested PCR) song song đối với khuyết đại Plasmodium (NG -PCR). Phương pháp NM -PCR có thể xác định cả bốn loài sốt rét ở người (P. vivax , P. falciparum, P. ovale và P. malariae) trong hai khuyếch đại ghép liên tiếp, trong khi NG -PCR xác định tất cả loài Plasmodium. Trình tự mồi, nồng độ và chu kỳ luân nhiệt để thiết lập các phương pháp
được mô tả trong bảng trên.

         Phòng thí nghiệm bệnh sốt rét và ký sinh trùng mới nổi (Malaria & Emerging Parasitic Diseases Laboratory_MAPELAB) chẩn đoán phân tử bằng phương pháp NM-PCR kết quả phân tích cho thấy, tất cả các mẫu đều âm tính đối với 4 loài ký sinh trùng gây bệnh sốt rét ở người và dương tính khi sử dụng phương pháp NG-PCR cho thấy khuếch đại kích thước đoạn gen dự kiến
​​, xác nhận rằng bệnh nhân thực sự đã bị nhiễm bệnh sốt rét. Trình tự các sản phẩm khuếch đại, sử dụng cặp mồi PLF và UNR từ phương pháp xét nghiệm NM-PCR, được thực hiện sau khi tinh sạch DNA (Illustra DNA Gel nhạc sạch Kit, General Electric Healthcare) bằng cách sử dụng giải trình tự Big Dye Terminator v3.1 trên hệ thống ABI PRISM ® 3700 DNA Analyzer. Trình tự thu được đã được gửi đến cơ sở dữ liệu GenBank với mã số truy cập là JQ794445. 

 

            BLAST tìm kiếm chuỗi 785 nucleotide trong ngân hàng gen cho thấy sự tương đồng cao nhất với trình tự loài ký sinh trùng P. cynomolgi, (99,9%) với chủng P. cynomolgi Mulligan từ Malaysia (mã số truy cập AB287290), tiếp theo là điểm tương đồng giữa 99,6 và 99,4% với ba trình tự khác của P. cynomolgi SSU rRNA sao chép trong giai đoạn sinh sản vô tính (mã số truy cập AB287289, L07559 và L08241), qua đó xác nhận rằng bệnh nhân đã bị nhiễm loài KSTSR P. cynomolgi.

Ngoài ra, cây phả hệ phát sinh loài đã được thực hiện, với phần mềm Treecon, sau khi ClustalW sắp hàng trình tự bằng phương pháp Neighbour joining method, so sánh trình tự kiểu A SSU rRNA thu được từ bệnh nhân với 60 trình tự từ mười hai loài Plasmodium. Cây phát sinh loài cho thấy trình tự của ký sinh trùng ở bệnh nhân hình thành một nhánh có cùng nguồn gốc với P. cynomolgi và độc lập với nhánh trình tự của P. vivax, thêm một bằng chứng cho thấy bệnh nhân đã bị nhiễm P. cynomolgi (xem hình).

 

Về mặt hình thái, khi quan sát dưới kính hiển vi ở giai đoạn vô tính của loài P. cynomolgi có thể xác định nhm là loài KSTSR P. vivax, bởi vì chúng không thể phân biệt dựa vào hình thái một cách rõ ràng và do đó, khi bất kỳ nhiễm bệnh nào ở người đều được xác định nhiễm loài P. vivax. Trong những trường hợp này, phương pháp chẩn đoán sinh học phân tử là chính xác nhất để phân biệt giữa các loài có hình thái giống như P. knowlesi /P. malariae hay P. vivax/ P. cynomolgi.

Trong nghiên cứu này, hai phương pháp PCR cho kết quả khác nhau nhưng trình tự cho thấybệnh nhân nhiễm do P. cynomolgi.Đoạn mồi NewPLFshort bắt cặp cùng với mồi đặc hiệu VIRsh của P. vivax ở NM -PCR đã không cho thấy bất kỳ sản phẩm khuếch đại như nó đã được mong đợi nhiễm P. cynomolgi. Ngược lại, bằng cách sử dụng mồi rVIV1 và rVIV2, trong xét nghiệm Snounou - PCR mẫu bệnh nhân được xác định là P. vivax cho thấy có thể khuếch đại chéo.

 


Trong NM -PCR, mồi NewPLFshort giống hệt 100% với loài P. cynomolgi ở khu vực tương ứng, kể từ khi mồi này được thiết kế như mồi Plasmodium phổ biến. Thay vào đó, mồi VIRsh không tương xứng 6 nucleotide trong số 15(40%), bao gồm một khoảng trống và gắn vào cặp nucleotide, trong khu vực tương ứng của chuỗi P. cynomolgi. Mồi này có nhiệt độ nóng chảy là 52,7ºC và phản ứng PCR được thực hiện ở điều kiện rất chính xác là 53ºC.

Mặt khác, so sánh trình tự mồi Snounou tương ứng mồi rVIV1 với trình tự P. cynomolgi, chỉ có một ghép đôi không tương xứng ở 30 nucleotide của đoạn mồi và trình tự của đoạn mồi rVIV2 cho thấy có 7 sai lệch trong số 30 nucleotide (23,33%) trong đó có 2 khoảng trống (1bp và 2bp), hầu hết trong số chúng ở vị trí khu vực đoạn mồi kết thúc 5’ và chỉ hai ở vị trí kết thúc 3’. Hơn nữa, nhiệt độ nóng chảy của các mồi này là 66,3ºC đối với mồi rVIV1 và 73,2ºC đối với mồi rVIV2, trong khi phản ứng PCR được thực hiện ở nhiệt độ 58ºC, do đó một sự liên kết hoàn hảo là không cần thiết và một khuếch đại P. cynomolgi là rất có thể xảy ra.

 

Xét nghiệm PCR lồng (nested PCR) được phát triển bởi Snounou và đồng nghiệp đã được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á trong nhiều nghiên cứu với thành công lớn. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của các trường hợp này và theo các liên kết mồi thực hiện, nó rất có thể là mồi P. vivax thiết kế (rVIV1 - rVIV2) có thể vượt qua phản ứng với P. cynomolgi dẫn đến kết quả dương tính giả đối với P. vivax.

             Malaysia là quốc gia lưu hành sốt SR biệt ở rừng, đồi núi và những khu vực xa xôi kém phát triển của Borneo Malaysia (bang Sabah và bang Sarawak) và Peninsular Malaysia. Sốt rét không có nguy cơ ở đô thị, ngoại ô và khu vực bờ biển, bao gồm bờ biển phía tây nơi mà bệnh nhân sống. Kể từ khi Chương trình loại trừ sốt rét được bắt đầuở các bang Sabah và Sarawak trong năm 1961 và ở Peninsular Malaysia năm 1967, các ca mắc sốt rét đã giảm mạnh trong những năm qua. Loài KSTSR chính nhiễm trong những năm qua là P. vivax (70%) và P. falciparum (30%). Ở một vài khu vực các ca mắc SR lan truyền từ động vật sang người do P. knowlesi và hình thái của chúng rất khó phân biệt với loài ký sinh trùng P. malariae.

Các triệu chứng của bệnh nhân không rõ ràng, cô đã trải qua các giai đoạn từ sốt nhẹ đến vừa với chu kỳ sốt là 24 giờ và sốt vào buổi sáng với các biểu hiện như ớn lạnh và rét run, ho và cảm lạnh giống như hội chứng của bệnh cúm. Các triệu chứng lâm sàng giống như được mô tả ở những người nhiễm không tự nhiên (nhiễm thực nghiệm) và thường biểu hiện trong giai đoạn có sốt. Các trường hợp nhiễm thử nghiệm được thực hiện với các chủng phòng thí nghiệm thường có độc tính ít hơn so với các chủng trong tự nhiên. Mặc dù bệnh nhân sốt trải qua giai đoạn trong khoảng thời gian 24 giờ, khi được dự kiến sốt lặp lại sau thời gian 48 giờ, giống như giai đoạn chu kỳ sinh sản vô tính của P. cynomolgi, các báo cáo trước đây của các người tình nguyện được gây nhiễm với P. cynomolgi cho thấy sốt có các biểu hiện khác nhau, như sốt hàng ngày hoặc sốt 2 ngày một lần.


 

             Mặc dù cô ta sống trong khu vực không lưu hành SR nhưng các bác sĩ vẫn nghi ngờ cô mắc bệnh SR vì bệnh nhân trải qua những cơn sốt có chu kỳ đặc trưng như ớn lạnh. Nhiễm SR do P. malariae /P. knowlesi được chẩn đoán cuối cùng trong bệnh viện và bệnh nhân được điều trị bằng chloroquine, sốt và các triệu chứng được giải quyết và không cho thấy bất kỳ biến chứng nào xảy ra và không tái phát tại thời điểm viết báo cáo này.

Điều trị với primaquine để loại bỏ thể ngủ, đặc trưng của P. vivaxP. cynomolgi, không có ở bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm P. malariae / P. knowlesi. Gây nhiễm thực nghiệm ở các người tình nguyện bằng cách cho muỗi nhiễm thoa trùng P. cynomolgi đốt trong những năm 1950 đến những năm 1970 cho thấy các triệu chứng với mức độ nghiêm trọng vừa phải và đã được kiểm soát dễ dàng bằng các thuốc chống SR đơn giản hoặc thậm chí không cần điều trị. Những tình nguyện viên cuối cùng này không tái phát đã được mô tả, điều này có thể chỉ ra rằng thể ngủ của P. cynomolgi ở người không được kích hoạt để trở thành thể phân liệt ở gan, điều này cho thấy điều trị với primaquine đặc hiệu là không cần thiết để tránh tái phát.

 


Kết luận

Báo cáo này lần đầu tiên mô tả ca bệnh sốt rét nhiễm P. cynomolgi tự nhiên ở người.

Về mặt hình thái học, loài ký sinh trùng SR P. cynomolgi không thể phân biệt với P. vivaxvề mặt hình thái xem trên lam máu nhuộm giêm sa và như trong báo cáo này, PCR là một trong những kỹ thuật sinh học phân tử sử dụng phổ biến nhất đối với bệnh nhân nhiễm SR có các đặc tính nhiễm như loài P. vivax. Kiểm tra dưới kính hiển vi với lam máu ngoại vi bằng lam giọt dày và giọt mỏng là chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh SR và định loại loài KSTSR.

Mặc dù, độ nhạy và độ đặc hiệu của PCR cao để phát hiện KSTSR trong máu, nhưng nó không được thiết lập như là một phương pháp thông dụng hay thường quy để chẩn đoán trong các phòng thí nghiệm trung tâm để chân đoán chính xác các ca chẩn đoán nhầm để xác định loài KSTSR, cũng như sự gia tăng độ nhạy ở các ca mắc có mật độ KSTSR thấp hoặc người bệnh không có triệu chứng lâm sàng.

Kết quả thể hiện trong báo cáo này và các báo cáo khác trước đây cho thấy chẩn đoán sai loài ký sinh trùng có thể thường xuyên hơn so với sự mong đợi đặc biệt liên quan đến SR lan truyền từ động vật sang người như loài ký sinh trùng P. knowlesi hoặc P. cynomolgi, cũng như ký sinh trùng liên quan đến người như P. vivax , P. falciparum và P. malariae.

Loài ký sinh trùng Plasmodium spp ở khỉ có thể thường xuyên lây nhiễm sang người ở Đông Nam Á và chẩn đoán có thể bị nhầm lẫn khi sử dụng kính hiển vi để định loại các loài ký sinh trùng giống nhau về mặt hình thái khi xem xét chúng dưới kính; chẳng hạn, như sự giống nhau giữa loài P. cynomolgi P. vivax. Việc áp dụng các phương pháp chẩn đoán mới là cần thiết để phân biệt giữa KSTSR người và sốt rét khỉ. Nghiên cứu dịch tễ và côn trùng hơn nữa là điều cần thiết để xác định các loài muỗi là véc tơ truyền bệnh, phải được thực hiện để biết sự liên quan bệnh sốt rét do P. cynomolgi và nó liên quan đến sức khỏe cộng đồng con người và trong việc kiểm soát bệnh SR ở người.

Tầm quan trọng của SR lan truyền từ động vật sang người do các động vật linh trưởng không thể bỏ qua, xem xét sự tương tác ngày càng gia tăng giữa động vật hoang dã và con người trong quá trình đô thị hóa hiện nay khi con người đang rất gần gũi với nhóm linh trưởng.

Ngày 10/03/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung,
Ths. Đỗ Văn Nguyên và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích