Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 6 6 8 7
Số người đang truy cập
2 6 1
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Các bệnh do véc tơ truyền-mối nguy cơ và yêu cầu kiểm soát

Trên thế giới rất nhiều bệnh do véc tơ truyền ảnh hưởng nghiệm trọng đến sức khỏe cộng đồng, do tính chất nguy hại của nó nên hiện nay các bệnh do véc tơ truyền hầu như không còn thuộc “nhóm bệnh bị lãng quên” như trước đây. Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan, chúng tôi tổng hợp khái quát 11 căn bệnh ảnh hưởng nghiệm trọng nhất đến nhiều quốc gia trên thế giới từ nguồn tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Chủ đề Ngày sức khỏe thế giới năm 2014 là bệnh vector truyền

Ngày Sức khỏe thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 07 tháng 4 để kỷ niệm ngày thành lập của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) vào năm 1948. Mỗi nămmột chủ đề được lựa chọn nhằm làm nổi bật khu vực ưu tiên của nền y tế cộng đồng. Đây là ngày mang lại nhiều cơ hội cho các cá nhân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động làm cho sức khỏe mọi người tốt hơn. Chủ đề Ngày sức khỏe thế giới năm 2014 chính là các bệnh do véc tơ truyền.

Theo tổ chức Y tế thế giới, hiện có hơn một nữa dân số thế giới có nguy cơ mắc các bệnh do véc tơ truyền như bệnh sốt rét và sốt xuất huyết Dengue – chính là hai căn bệnh đang gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Do vậy, bảo vệ bản thân và gia đình bằng các biện pháp đơn giản để phòng chống bệnh kể cả tiêm vaccine.

 

Thông tin quan trọng bệnh vector truyền

·Bệnh do véc tơ truyền chiếm hơn 17% trong tổng số các bệnh truyền nhiễm, là nguyên nhân gây ra hơn 1 triệu ca tử vong mỗi năm.

·Chỉ riêng bệnh sốt xuất huyết Dengue, trên thế giới đã có hơn 2,5 tỷ người sống tại 100 quốc gia có nguy cơ mắc bệnh;

·Bệnh sốt rét là nguyên nhân gây ra hơn 600.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi;

·Các bệnh do véc tơ truyền khác như bệnh Chagas, Leishmaniasis và bệnh sán máng ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới;

·Nhiều bệnh có thể phòng ngừa, thông qua thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng.

 

Các véc tơ chính và bệnh do véc tơ truyền chủ yếu

Véc tơ là những sinh vật sống chúng có thể truyền nhiều bệnh từ người sang người hoặc từ động vật sang người. Nhiều véc tơ là côn trùng hút máu vì vậy khi chúng hút máu vật chủ bị bệnh (người và động vật), các vi sinh vật xâm nhập và phát triển sau đó chúng truyền vi sinh vật vào vật chủ mới trong quá trình hút máu tiếp theo.

Muỗi là véc tơ truyền bệnh phổ biến nhất, các véc tơ truyền bệnh khác bao gồm ve, ruồi, ruồi cát, bọ chét, bọ xít và một số ốc nước ngọt.

Muỗi

+ Aedes

-Sốt xuất huyết Dengue

-SốtRift Valley

-Sốt vàng

-Chikungunya

+ Anopheles

-Sốt rét

+ Culex

-Viêm não Nhật Bản

-Giun chỉ bạch huyết

-Sốt Tây sông Nile (West Nile fever)

Ruồi cát

+ Leishmaniasis

+ Sốt do ruồi cát

Ve

+ Sốt xuất huyết Crimean-Congo (Crimean-Congo haemorrhagic fever)

+ Bệnh Lyme

+ Sốt hồi quy (Relapsing fever)

+ Bệnh rickettsial (Rickettsial diseases or spotted fever and Q fever)

+ Viêm não do ve truyền (Tick-borne encephalitis)

+ Bệnh Tularaemia

Bọ xít (Triatomine bugs)

+ Bệnh Chagas (Trypanosomiasis châu Mỹ )

Ruồi Tsetse (Tsetse flies)

+ Bệnh ngủ châu Phi (Sleeping sickness or AfricanTrypanosomiasis)

Bọ chét

+ Bệnh dịch hạch ( lây truyền từ bọ chétchuột sang người)

+ Bệnh Rickettsiosis
Ruồi đen
+ Onchocerciasis (mù sông do giun chỉ ở châu Phi)
c nước ngọt
+ Bệnh sáng máng (Schistosomiasis)

 

Các bệnh do véc tơ truyền

Các bệnh do véc tơ truyền là bệnh gây ra bởi tác nhân gây bệnh và ký sinh trong cơ thể con người. Theo ước tính của TCYTTG, mỗi năm trên thế giới có hơn 1 tỷ trường hợp mắc bệnh và hơn 1 triệu ca tử vong từ các bệnh do véc truyền như sốt rét, sốt xuất huyết Dengue, bệnh sán máng, bệnh ngủ châu Phi,Leishmaniasis, bệnh Chagas, sốt vàng, viêm não Nhật Bảngiun chỉ châu Phi Onchocerciasis.
Bệnh do véc tơ truyền chiếm hơn 17% tất cả các bệnh truyền nhiễm.Sự phân bố các bệnh do véc tơ truyền được xác định thông qua sự thay đổi phức tạp của các yếu tố môi trường và xã hội. Toàn cầu hóa do phát triển du lịch và thương mại, đô thị hóa không có quy hoạchnhững thách thức môi trường như biến đổi khí hậu đang tác động đáng kể đến sự lan truyền bệnh trong những năm gần đây. Một số bệnh như sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya và virus Tây sông Nile đang nổi lên ở các nước mà trước đây chúng chưa từng được biết. Thay đổi trong canh tác nông nghiệp do sự thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa có thể ảnh hưởng đến sự lan truyền của các bệnh do véc tơ truyền. Thông tin về khí hậu có thể được sử dụng để theo dõi và dự đoán các xu hướng phân bố trong dài hạn ở bệnh sốt rét và các bệnh khác nhạy cảm với khí hậu.

Đáp ứng của TCYTTG đối với các bệnh do véc tơ truyền

·TCYTTG cung cấp các bằng chứng tốt nhất cho việc kiểm soát véc tơ và bảo vệ con người chống lại sự lây nhiễm;

·Cung cấp và hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn các quốc gia để họ có thể quản lý các ca bệnh và khống chế dịch hiệu quả;

·Hỗ trợ các quốc gia cải thiện hệ thống báo cáo và nắm bắt được gánh nặng thực sự của căn bệnh;

·Cung cấp đào tạo cho quản lý lâm sàng, chẩn đoán và kiểm soát véc tơ với một số trung tâm phối hợp trên toàn thế giới;

·Phát triển các công cụ mới để chống lại các véc tơ và đối phó với căn bệnh này (ví dụ như các sản phẩm hóa chất diệt côn trùng và công nghệ phun hóa chất);

·Một yếu tố rất quan trọng trong các bệnh do véc tơ truyền là thay đổi hành vi. TCYTTG làm việc với các đối tác để cung cấp thông tin giáo dục và nâng cao nhận thức để mọi người biết làm thế nào để bảo vệ bản thân và cộng đồng tránh muỗi, ve, bọ xít, ruồi và vectơ khác;

·Đối với nhiều bệnh như bệnh Chagas, sốt rét, sán máng và Leishmaniasis, TCYTTG đã khởi xướng các chương trình kiểm soát sử dụng thuốc tài trợ hoặc trợ cấp;

·Tiếp cận với nước sạch và vệ sinh là một yếu tố rất quan trọng trong kiểm soát và loại trừ dịch bệnh. TCYTTG làm việc với nhiều tổ chức chính phủ khác nhau để kiểm soát các bệnh này.

Sốt rét
Sốt rét là một bệnh ký sinh trùng hay đơn bào lây lan chủ yếu thông qua muỗi Anopheles nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Loài muỗi này đốt người chủ yếu từ lúc mờ tối đến bình minh. Trên toàn thế giới có hơn 60 loài Anopheles được công nhận là véc tơ truyền bệnh sốt rét. Bệnh sốt rét hiện do ít nhất 5 loài ký sinh trùng gây bệnh phổ biến ở người như Plasmodium falciparum, P. vivax, P. malariae, P. knowlesi và P. ovale. Theo ước tính của TCYTTG, sốt rét là nguyên nhân gây ra hơn 600.000 ca tử vong mỗi năm, hầu hết là trẻ em dưới 5 tuổi tại khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi.
Trên thế giới, lan truyền sốt rét xảy ra ở 97 quốc gia và có khoảng 3,4 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh. Gánh nặng của bệnh tập trung chủ yếu ở khu vực cận Sahara, châu Phi và đây là nơi có khoảng 90% số ca tử vong xảy ra trên toàn cầu hàng năm. Các cộng đồng nghèo và dễ bị tổn thương sống ở các vùng nông thôn ít tiếp cận với cơ sở y tế gánh chịu nhiều nhất. Trong số 10 người chết thì có 04 người chết vì bệnh sốt rét sống ở 2 nước có gánh nặng cao nhất đó là Congo và Nigeria. Bệnh sốt rét có các biểu hiệu như sốt, ớn lạnh và lúc đầu giống như bệnh cúm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng và tử vong. Triệu chứng sốt rét thường xuất hiện sau khoảng thời gian 07 ngày hoặc lâu hơn kể từ khi bị muỗi đốt.
Cách tốt nhất để phòng ngừa sốt rét là thông qua việc sử dụng thường xuyên màn tẩm hóa chất diệt côn trùng tồn lưu lâu, phun hóa chất tồn lưu trong nhà và việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa cá nhân được TCYTTG khuyến cáo.

 

Sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh do virus gây ra, bệnh lan truyền từ người này sang người khác thông qua muỗi. Đây là bệnh do muỗi truyền có tốc độ lây lan nhanh nhất trên thế giới. Không giống như các loài muỗi khác, muỗi Aedes aegypti là véc tơ chính truyền bệnh sốt xuất huyết đốt người vào ban ngày. Aedes albopictus là véc tơ phụ, chúng có thể tồn tại ở khu vực có khí hậu ôn đới. Có 4 týpe huyết thanh (DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4) liên quan chặt chẽ và là nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue. Khi cơ thể nhiễm với một type nào đó thì cơ thể miễn dịch suốt đời với type virus đó.
Trong 50 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng lên gấp 30 lần và cùng với sự gia tăng mở rộng địa lý đến các quốc gia khác mà trước đây bệnh chưa hề được ghi nhận. Trong thập niên hiện nay, bệnh đã lan rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn. Có hơn 2,5 tỷ người chiếm hơn 40% dân số thế giới đang có nguy cơ sốt xuất huyết. TCYTTG ước tính hiện nay có khoảng 50-100 triệu ca mắc sốt xuất huyết mỗi năm trên toàn thế giới.
Sốt xuất huyết Dengue nặng (còn được gọi là bệnh sốt xuất huyết xuất huyết) được tìm thấy tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở hầu hết các nước châu Á và Mỹ Latinh. Ước tính có khoảng 500.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết nặng phải nhập viện mỗi năm, trong đó chủ yếu là trẻ em và tỷ lệ tử vong khoảng 2,5%.
Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue gồm sốt, nhức đầu dữ dội, đau hố mắt, đau cơ và khớp, sưng hạch và phát ban. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng không có vaccine để phòng ngừa. Khi mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước và giảm sốt bằng paracetamol.
Sốt xuất huyết nặng (còn được gọi là bệnh sốt xuất huyết) có các biểu hiện đặc trưng như sốt, đau bụng, nôn mửa liên tục, chảy máu và khó thở. Biến chứng của bệnh có khả năng gây chết người, ảnh hưởng chủ yếu là trẻ em. Đối với bệnh sốt xuất huyết nặng, chăm sóc y tế được thực hiện bởi các bác sĩ và y tá có kinh nghiệm trong theo dõi diễn biến của bệnh, do vậy có thể cứu sống, giảm tỷ lệ tử vong từ hơn 20% xuống còn dưới 1%. Duy trì lượng dịch cơ thể của bệnh nhân là rất quan trọng để chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết nặng.
Phương pháp duy nhất để giảm sự lây lan của virus Dengue là kiểm soát muỗi và bảo vệ cá nhân, cộng đồng chống lại muỗi đốt.

 

Bệnh Chikungunya
Chikungunya là một bệnh nhiệt đới nguyên nhân gây ra do virus và bệnh cũng lan truyền từ người này sang người khác thông qua muỗi Aedes. Bệnh này ít phổ biến và các tài liệu ghi nhận rất ít. Bệnh đã được tìm thấy ở châu Phi, châu Á và trên các đảo ở vùng biển Caribbean, Ấn Độ và Thái Bình Dương.
Đây là một bệnh cấp tính với các triệu chứng điển hình như sốt, phát ban da, đau khớp và có thể kéo dài hàng tuần. Sau này phân biệt virus Chikungunya từ virus Dengue. Mặc khác bệnh này chia sẽ các yếu tố giống nhau với bệnh sốt xuất huyết Dengue như phân bố địa lý, triệu chứng và véc tơ. Bệnh cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng không có vaccine thương mại để phòng ngừa căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân hồi phục hoàn toàn nhưng trong một số trường hợp, đau khớp có thể kéo dài vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Giống như bệnh sốt xuất huyết Dengue, phương pháp duy nhất để giảm lan truyền virus Chikungunya là kiểm soát muỗi và bảo vệ chống lại muỗi đốt.
Bệnh sốt vàng
Bệnh sốt vàng là một bệnh xuất huyết do virus cấp tính, bệnh lây truyền thông qua muỗi Aedes. "Vàng" được đề cập đến là vàng da có ảnh hưởng đến một số bệnh nhân.
Ước tính có khoảng 200.000 ca mắc trong đó có 30.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới. Virus gây ra bệnh sốt vàng được lưu hành ở các vùng nhiệt đới châu Phi và châu Mỹ La tinh, nơi có tổng dân số trên 900 triệu người sinh sống. Một số ít ca bệnh được nhập khẩu vào những quốc gia không lưu hành bệnh sốt vàng
Triệu chứng bao gồm sốt, đau cơ với đau lưng, nhức đầu, run rẩy, mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn hoặc nôn. Hầu hết bệnh nhân được cải thiện và các triệu chứng sẽ biến mất sau 3-4 ngày. Tuy nhiên, khoảng 15% bệnh nhân chuyển sang giai đoạn hai với pha nguy hiểm hơn trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu thuyên giảm. Sốt cao trở lại và một số hệ thống cơ thể bị ảnh hưởng. Bệnh nhân nhanh chóng phát triển vàng da và kêu đau bụng rồi ói và chảy máu bên trong. Một nửa trong số những bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 10 đến 14 ngày.
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu do vậy chỉ chăm sóc hỗ trợ để điều trị mất nước, suy hô hấp và sốt. Tiêm vaccine là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất để chống lại bệnh sốt vàng. Vaccine bệnh sốt vàng là an toàn, giá cả phù hợp và có hiệu quả cao. Một liều vaccine duy nhất là đủ để bảo vệ lâu dài chống lại căn bệnh nguy hiểm này.

 

Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là nguyên nhân quan trọng nhất của viêm não virus ở châu Á. Đây là bệnh do nhóm flavivirus gây ra và ca bệnh đầu tiên của viêm não Nhật Bản được ghi nhận vào năm 1871 ở Nhật Bản. Virus viêm não Nhật Bản được lan truyền sang người thông qua muỗi Culex nhiễm virus. Ước tính, hàng năm có khoảng 50.000 trường hợp mắc và 10.000 trường hợp tử vong trong đó chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh xảy ra ở châu Á, từ các đảo Tây Thái Bình Dương ở phía đông đến biên giới Pakistan ở phía tây và từ phía Bắc của Hàn Quốc đến Papua New Guinea ở phía nam.

Hầu hết các ca bệnh ở người là không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ số ca nhiễm phát triển thành viêm não, với các triệu chứng bao gồm khởi phát đột ngột nhức đầu, sốt cao, mất phương hướng, hôn mê, run và co giật. Một phần tư trường hợp nặng có thể gây tử vong và 30% những người sống sót sau khi bị nhiễm bệnh nặng để lại di chứng lâu dài ở thần kinh trung ương.
Lan truyền virus viêm não Nhật Bản xảy ra chủ yếu ở các khu vực canh tác nông nghiệp, nông thôn đặc biệt xung quanh những cánh đồng trồng lúa bạc ngàn nhưng cũng có thể xảy ra ở gần các trung tâm đô thị. Ở các vùng có khí hậu ôn đới của châu Á, lan truyền virus xảy ra theo mùa.

 

Lây truyền virus xảy ra giữa các loài muỗi, đặc biệt là loài muỗi Culex tritaeniorhynchus và động vật như lợn, các loài chim lội nước. Con người bị nhiễm là do ngẫu nhiên hoặc vật chủ cuối cùng, bởi vì cơ thể con người không phát triển đủ số lượng virus trong máu để lây nhiễm cho muỗi khi đốt máu người.

 

Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu do vậy hỗ trợ chăm sóc và quản lý các biến chứng của bệnh có thể giảm nhẹ mức độ nguy hiễm của bệnh. Vaccine viêm não Nhật Bản là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất chống lại căn bệnh nguy nhiễm này.
Giun chỉ bạch huyết
Bệnh giun chỉ bạch huyết(một số tài liệu còn được gọi là bệnh phùchân voi), bệnh xảy ra khi muỗi truyền ấu trùng giun chỉ filarial sang người. Giun chỉ bạch huyết được truyền thông qua các loại muỗi khác nhau ví dụ muỗi Culex, các loài muỗi này phân bố rộng rãi trên khắp các vùng đô thị và bán đô thị; muỗi Anophelesphân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn và muỗi Aedes phân bố chủ yếu ở các đảo Thái Bình Dương và các khu vực của Philippines. Các loài muỗi này có khả năng truyền được cả 3 loại ký sinh trùng giun chỉ bạch huyết (Wuchereria bancrofti loài ký sinh trùng này gây ra 90% các trường hợp mắc, Brugia malayi B. timori).
Giun ký sinh trong hệ bạch huyết và làm gián đoạn hệ thống miễn dịch. Giun chỉ bạch huyết sống trong cơ thể con người từ 6 - 8 năm và trong suốt cuộc đời chúng sản xuất hàng triệu ấu trùng giun chỉ (microfilariae) lưu thông trong máu.
Trên thế giới có hơn 120 triệu người hiện đang bị nhiễm giun chỉ bạch huyết, trong đó có khoảng 40 triệu người bị biến dạng một số phần trên cơ thể và mất khả năng làm việc hoạt động. Giun chỉ bạch huyết tấn công vào bộ phận sinh dục của hơn 25 triệu người đàn ông và hơn 15 triệu người vào hạch bạch huyết. Phần lớn các ca nhiễm bệnh không có triệu chứng nhưng chúng âm thầm gây hại hệ thống bạch huyết và thận cũng như làm thay đổi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sốt cấp tính liên quan đến da, các hạch bạch huyết và mạch bạch huyết thường đi kèm với chứng phù nề bạch huyết mãn tính.
Hiện có khoảng 65% các trường hợp mắc bệnh tập trung ở khu vực các quốc gia Đông Nam Á, 30% ở khu vực châu Phi và số còn lại ở các khu vực nhiệt đới khác. Đề nghị điều trị làm sạch ký sinh trùng trong máu với một liều đơn Albendazole duy nhất kết hợp với một trong hai loại thuốc là Diethylcarbamazine (DEC) hoặc ivermectin (IVM). Lan truyền bệnh có thể gián đoạn được nếu ít nhất 65% dân số có nguy cơ được điều trị trong vòng 5 năm .
Bệnh Leishmania
Leishmaniasis là bệnh do ký sinh trùng lây truyền sang người qua vết đốt của muỗi cát cái (phlebotomine sandflies) bị nhiễm ký sinh trùng.
Bệnh Leishmaniasis có 3 hình thức: thể phủ tạng (thường được gọi là Kala - Azar và đây là hình thức bệnh nghiêm trọng nhất), thể da (thể phổ biến nhất) và thể niêm mạc. Trong 10 năm qua, căn bệnh này đã lan rộng đáng kể. Ước tính, hàng năm trên thế giới có khoảng 1,3 triệu trường hợp nhiễm mới và khoảng 30.000 ca tử vong. Leishmaniases được phát hiện ở châu Mỹ, Đông Nam Á, Đông Phi, Tây Á, Trung Á và khu vực Địa Trung Hải. Bệnh ảnh hưởng đến những người nghèo nhất trong cộng đồng và có liên quan đến suy dinh dưỡng, dân di cư, nhà ở kém, hệ thống miễn dịch suy yếu và thiếu nguồn lực. Sự lây lan của bệnh có liên quan đến di cư và môi trường thay đổi như phá rừng, xây dựng các đập, công trình thủy lợi và đô thị hóa.

 

Tùy thuộc vào loại bệnh Leishmaniasis mà bệnh có thể gây sốt, sụt cân, lách và gan to, thiếu máu, phát ban và loét da. Leishmaniasis là có thể điều trị được. Chẩn đoán sớm và điều trị sớm làm giảm sự lây lan và có thể ngăn ngừa các di chứng và tử vong. Phòng chống và kiểm soát bệnh Leishmaniasis đòi hỏi một sự kết hợp nhiều chiến lược bao gồm: Kiểm soát ruồi cát, vật chủ (bao gồm cả chó và gia súc), cải thiện điều kiện sống và bảo vệ cá nhân chống lại ruồi cát đốt.

Sốt xuất huyết Crimean-Congo

Sốt xuất huyết Crimean-Congo là một bệnh virus do ve truyền, ước tính có khoảng 30% trường hợp tử vong trong số những trường hợp bị nhiễm bệnh.

 

Virus lan truyền sang người thông qua ve đốt hoặc tiếp xúc với máu, hoặc mô của động vật bị nhiễm bệnh như bò, cừu, dê và đà điểu. Bệnh có thể lan truyền trực tiếp từ người sang người do tiếp xúc với máu, các cơ quan hoặc các chất dịch của cơ thể của những người bệnh.
Virus xảy ra ở châu Phi, các nước vùng Balkans và châu Á.

 
 
Ve thuộc giống Hyalomma là véc tơ chính truyền bệnh Sốt xuất huyết Crimean-Congo
(con cái hình trên và con đực hình dưới)

Bệnh khởi phát đột ngộtvới các triệu chứng như sốt, đau cơ, chóng mặt, đau cổ và cứng khớp, đau lưng, nhức đầu, đau mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Có thể buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và đau họng sớm, tiếp theo là thay đổi tâm trạng rõ ràng và rối loạn. Các dấu hiệu khác bao gồm tốc độ tim đập nhanh hơn, phát ban, hạch bạch huyết lớn, suy gan và suy thận. Hơn một phần ba trong tổng số ca mắc bệnh sẽ tử vong ở tuần thứ hai của bệnh.
Phương pháp chính để điều trị Sốt xuất huyết Crimean-Congo là điều trị triệu chứng. Thuốc kháng virus ribavirin đã được chứng minh là có hiệu quả. Hiện nay bệnh không có vaccine hiệu quả và an toàn để sử dụng rộng rãi cho người. Cách tốt nhất để giảm sự nhiễm bệnh ở người là kiểm soát sự xâm lấn của ve và ngăn chặn ve đốt. Những người giết mổ động vật nên mặc quần áo bảo hộ và các loài động vật nên được xử lý với hóa chất diệt côn trùng hai tuần trước khi giết mổ.
Nhân viên y tế phải thực hiện theo khuyến cáo của TCYTTG về kiểm soátlây nhiễm khi chăm sóc những trường hợp bị nghi ngờ sốt xuất huyết Crimean-Congo.

 

Bệnh Chagas
Bệnh Chagas là một căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, nguyên nhân do ký sinh trùng đơn bàoTrypanosoma cruzi (T. cruzi).

 
    Véc tơ chính lây truyền bệnh Chagas

              Bệnh lan truyền sang người chủ yếu do phân của bọ xít, còn được gọi là "Kissing bugs". Có 3 véc tơ đóng vai trò quan trọng trong lan truyền bệnh là Triatoma infestans, Rhodnius prolixus Triatoma dimidiata, trong đó Triatoma infestans là véc tơ truyền bệnh chính. Những loài bò xít này thường sống ở những vết nứt của các nhà xây, nhà lá, vách đất, những nơi ẩm thấp ít ánh sáng, phân bố ở cả thành thị và nông thôn.

Khi bọ xít đốt người, chúng bài tiết phân có chứa ký sinh trùng nơi vết cắn gây ngứa và khi nạn nhân gãi chỗ ngứa làm trầy xước da, ký sinh trùng từ phân rệp sẽ thâm nhập cơ thể.

 

              Ngoài ra bệnh còn lan truyền theo con đường truyền máu hoặc hiến tạng hoặc lan truyền từ mẹ sang con trong khi mang thai và trong lúc sinh.
Ước tính trên toàn thế giới có khoảng 7-8 trường hợp mắc bệnh, chủ yếu là ở châu Mỹ Latinh nơi bệnh Chagas lưu hành. Nhưng hiện nay bệnh lan rộng ra nhiều vùng khác nhau do sự di cư hoặc thông qua truyền máu hoặc ghép tạng.
Trong nhiều trường hợp, bệnh không có triệu chứng hoặc xuất hiện triệu chứng nhẹ, có thể bao gồm sốt, nhức đầu, mạch bạch huyết mở rộng, đau cơ, khó thở, sưng và đau bụng hoặc đau ngực. Ít hơn 50% số người bị bọ xít đốt, các dấu hiệu đặc trưng đầu tiên có thể là tổn thương da hoặc sưng đỏ ở phần mí mắt.
Bệnh có thể trở nên mãn tính, nguyên nhân gây ra các rối loạn tim và có vấn đề về tiêu hóa thần kinh. Trong những năm sau đó, bệnh có thể dẫn đến đột tử hoặc suy tim do sự gia tăng phá hủy cơ tim.
Hiện nay bệnh không có vaccine để phòng ngừa. Do vậy việc phát hiện và điều trị sớm có thể có hiệu quả trong việc tiêu diệt ký sinh trùng. Kiểm tra máu và cơ quan hiến tặng, cũng như kiểm tra trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm, ngăn ngừa sự lây lan của bệnh và cho phép chẩn đoán và điều trị sớm. Kiểm soát véc tơ bằng cách phun hóa chất trong nhà và sử dụng màn ngủ là hai phương pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh Chagas ở châu Mỹ Latinh.
Bệnh Lyme
Bệnh Lyme (Lyme Borreliosis) là do vi khuẩn Borrelia và được truyền thông qua vết đốt của ve hươu bị nhiễm bệnh (các loài Ixodes). Nhiều loài động vật có vú có thể bị nhiễm và các động vật gặm nhấm và hươu được xem là ổ chứa nguồn bệnh quan trọng.
Dịch bùng phát được công nhận lần đầu tiên xảy ra ở Connecticut, Hoa Kỳ vào năm 1975. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh cho biết, gánh nặng hiện tại ước tính khoảng 7,9 trường hợp mắc/100.000 dân tại Hoa Kỳ.

 

Kể từ giữa những năm 1980, bệnh bắt đầu được báo cáo ở một số nước châu Âu. Bệnh Lyme xảy ra ở các vùng nông thôn châu Á, tây bắc, trung và đông Âu và các bang của Hoa Kỳ. Hiện nay, Lyme là bệnh do véc tơ truyền bố biến nhất ở Bắc bán cầu.
Những người đang sống hoặc đi thăm các vùng nông thôn, đặc biệt là những người đi cắm trại và đi bộ đường dài là nhóm người có nguy cơ cao nhất. Nếu bị ve đốt, cần loại bỏ ve càng sớm càng tốt.

 

Các triệu chứng của bệnh Lyme bao gồm sốt, ớn lạnh, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ và khớp. Phát ban thường xuất hiện tại các vị trí bị ve đốt và dần dần mở rộng như một chiếc nhẫn với khu vực trung tâm rõ ràng trước khi lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan sang khớp, tim và hệ thống thần kinh trung ương. Viêm khớp có thể phát triển sau 2 năm khởi phát.
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh Lyme có thể được điều trị thành công với thuốc kháng sinh.
Bệnh sán máng (Schistosomiasis)
Sán máng là một bệnh ký sinh trùng mãn tính gây ra bởi một số loài sán thuốc giống Schistosoma (còn được biết đến là sán máu). Người bị nhiễm bệnh khi ấu trùng được thải ra từ ốc nước ngọt xâm nhập vào da khi da tiếp xúc với nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng.
Trong cơ thể, ấu trùng phát triển thành Schistosomes trưởng thành. Giun trưởng thành sống trong các mạch máu và đây là nơi những con cái đẻ trứng. Một số trứng được đào thải ra khỏi cơ thể thông qua phân hoặc nước tiểu để tiếp tục vòng đời của ký sinh trùng sán máng. Một số trứng còn lại bị mắc kẹt trong các mô của cơ thể, gây ra một phản ứng miễn dịch và tăng mức độ nguy hiểm đến các cơ quan và mạch máu.
Trong năm 2012, ước tính có hơn 42,1 triệu người đã được điều trị bệnh sán máng. Bệnh sán máng được tìm thấy ở 78 quốc gia trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở châu Phi. Những người có nguy cơ nhiễm bệnh là do canh tác nông nghiệp, các hoạt động thường xuyên tiếp xúc với nước bị nhiễm ấu trùng của ký sinh trùng.

 

Các triệu chứng của bệnh sán máng là do phản ứng của cơ thể với trứng của các loài sán mángchứ không phải với giun sán trưởng thành.Bệnh sán máng đường ruột có thể là nguyên nhân gây đau bụng, tiêu chảy, máu trong phân, gan và lách to, dịch trong khoang màng bụng và tăng huyết áp của các mạch máu vùng bụng.

 

Bệnh sán máng niệu sinh dục gây ra máu trong nước tiểu, tổn thương và xơ hóa bàng quang, niệu quản và cơ quan sinh dục, tổn thương thận và đôi khi dẫn đến ung thư bàng quang. Nó có thể là nguyên nhân gây vô sinh.
Ở trẻ em, bệnh sán máng có thể gây ra thiếu máu và còi cọc, làm giảm khả năng học tập của trẻ. Kiểm soát bệnh sán máng được thực hiện thường xuyên, điều trị quy mô lớn ở nhóm người có nguy cơ cao, tiếp cận nước sạch, vệ sinh môi trường được cải thiện, giáo dục vệ sinh và kiểm soát ốc.


 

Ngày 01/04/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung,
Ths.Đỗ Văn Nguyên và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích