|
Chăm sóc bệnh nhi sốt vàng da ở châu Phi. (Ảnh: impe-qn.org.vn) |
Thông tin về bệnh sốt vàng (sốt gây vàng da)
Cập nhật tháng 3/2014. WHO - bệnh sốt vàng hay sốt gây vàng da lưu hành chủ yếu ở châu Phi và châu Mỹ La tinh là một trong những bệnh thuộc véc tơ truyền. Các dấu hiệu và triệu chứng (signs and symptoms)Sau khi bị nhiễm, virus ủ bệnh trong cơ thể từ 3-6 ngày, sau đó nhiễm trùng có thể xảy ra trong một hoặc hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên "cấp tính" (acute) là giai đoạn thường gây sốt (fever), đau cơ (muscle pain) cùng với đau lưng rõ (prominent backache), nhức đầu (headache), run rẩy (shivers), mất cảm giác ngon miệng (loss of appetite) và buồn nôn hoặc nôn (nausea or vomiting). Hầu hết bệnh nhân được cải thiện và các triệu chứng sẽ biến mất sau 3-4 ngày. Tuy nhiên, 15% bệnh nhân đi vào giai đoạn thứ hai, độc hại hơn trong vòng 24 giờ sau khi thuyên giảm ban đầu. Sốt cao trở lại và một số hệ thống cơ thể bị ảnh hưởng, bệnh nhân nhanh chóng phát triển vàng da và kêu đau bụng rồi ói mửa; chảy máu có thể xảy ra từ miệng, mũi, mắt hoặc dạ dày. Một khi điều này xảy ra, máu sẽ xuất hiện trong chất nôn và phân, chức năng thận bị suy giảm. Một nửa số bệnh nhân vào giai đoạn độc bị chết trong vòng 10 đến 14 ngày, số bệnh nhân còn lại phục hồi mà không có tổn thương cơ quan quan trọng. Sốt vàng da khó chẩn đoán, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, có thể bị nhầm lẫn với sốt rét nặng, sốt xuất huyết dengue, bệnh do leptospira, viêm gan siêu vi (đặc biệt là các thể cấp tính của viêm gan B và D), các sốt xuất huyết khác (Bolivia, Argentina, sốt xuất huyết Venezuela và các flavivirus khác như virus Tây sông Nile, virus Zika…) và các bệnh khác cũng như ngộ độc. Xét nghiệm máu có thể phát hiện các kháng thể sốt vàng được sản xuất để đáp ứng với nhiễm trùng. Một số kỹ thuật khác được sử dụng để xác định virus trong mẫu máu hoặc mô gan thu thập sau khi chết, các xét nghiệm này đòi hỏi nhân viên phòng thí nghiệm được đào tạo và thiết bị và vật liệu chuyên dụng. Quần thể có nguy cơ (Populations at risk)44 quốc gia lưu hành ở châu Phi và châu Mỹ La tinh với tổng dân số trên 900 triệu người, có nguy cơ. Ở châu Phi, ước tính có khoảng 508 triệu người sống trong 31 quốc gia có nguy cơ, dân số có nguy cơ còn lại là 13 quốc gia ở châu Mỹ Latinh với Bolivia, Brazil, Colombia, Ecuador và Peru có nguy cơ cao nhất. Theo ước tính của WHO từ đầu những năm 1990 có 200.000 trường hợp sốt vàng với 30.000 trường hợp tử vong dự kiến trên toàn cầu mỗi năm với 90% xảy ra ở châu Phi. Một phân tích gần đây của các nguồn dữ liệu ở châu Phi được công bố vào cuối năm nay ước tính con số tương tự, nhưng là một gánh nặng giảm nhẹ với 84.000-170.000 trường hợp nghiêm trọng và 29 000-60 000 trường hợp tử vong do bệnh sốt vàng ở châu Phi trong năm 2013, nếu không tiêm chủng, những con số gánh nặng sẽ cao hơn nhiều. Số ít trường hợp nhập khẩu tại các nước không còn bệnh sốt vàng da, mặc dù căn bệnh này đã không bao giờ được báo cáo ở châu Á, khu vực có nguy cơ bởi vì các điều kiện cần thiết cho sự lan truyền có mặt ở đó. Trong nhiều thế kỷ qua (XVII đến XIX), sự bùng phát của bệnh sốt vàng da đã được báo cáo ở Bắc Mỹ (Charleston, New Orleans, New York, Philadelphia…) và châu Âu (Anh, Pháp, Ireland, Ý , Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha). Sự lan truyền (Transmission)Virus bệnh sốt vàng da là một Arbovirus thuộc giống flavivirus và muỗi là vector chính mang virus từ một vật chủ tới vật chủ khác (from one host to another), chủ yếu là giữa khỉ (primarily between monkeys), từ khỉ sang người (from monkeys to humans) và từ người sang người (from person to person). Một số loài khác nhau của muỗi Aedes và Haemogogus truyền virus. Muỗi hoặc sinh đẻ xung quanh nhà (nội địa), trong rừng (hoang dại) hoặc trong cả hai môi trường sống (bán nội địa). Có 3 loại của chu kỳ lan truyền:Bệnh sốt vàng da rừng rú (Sylvatic (or jungle) yellow fever): Trong rừng mưa nhiệt đớisốt vàng da xảy ra ở loài khỉ bị nhiễm bởi muỗi hoang dại, những con khỉ bị nhiễm sau đó truyền bệnh cho muỗi khác hút máu chúng, những con muỗi bị nhiễm đốt người đi vào rừng, dẫn đến các ca sốt vàng không thường xuyên, phần lớn các nhiễm trùng xảy ra ở nam giới trẻ làm việc trong rừng (ví dụ như khai thác gỗ) .Bệnh sốt vàng trung gian (Intermediate yellow fever): Trong phần ẩm ướt hoặc bán ẩm ướt của châu Phi, dịch bệnh quy mô nhỏ xảy ra. Muỗi bán nội địa (đẻ trong tự nhiên và xung quanh các hộ gia đình) lây nhiễm cho cả khỉ và người, tăng tiếp xúc giữa người và muỗi bị nhiễm bệnh dẫn đến sự lantruyền, Nhiều làng biệt lập trong một khu vực có thể bị một số trường hợp cùng một lúc, đây là loại dịch phổ biến nhất ở châu Phi, một vụ dịch có thể trở thành một đại dịch nghiêm trọng hơn nếu nhiễm trùng tiến vào một khu vực dân cư với cả muỗi nội địa và muỗi hoang dại và người chưa được chủng ngừa.Bệnh sốt vàng đô thị (Urban yellow fever): dịch bệnh lớn xảy ra khi người bị nhiễm mang virus vào các khu vực đông dân cư với một số lượng lớn những người không có miễn dịch và muỗi Aedes. Muỗi nhiễm virus lan truyền từ người sang người.Điều trị (Treatment)Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt vàng da, chỉ chăm sóc hỗ trợ để điều trị mất nước (dehydration), suy hô hấp (respiratory failure) và sốt (fever). Nhiễm khuẩn liên quan có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chăm sóc hỗ trợ có thể cải thiện kết quả cho bệnh nhân bị bệnh nặng, nhưng nó hiếm khi ở các khu vực nghèo hơn.Dự phòng (Prevention)Chủng ngừa (Vaccination)Tiêm chủng là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa bệnh sốt vàng da, trong vùng có nguy cơ cao nơi có tỷ lệ tiêm phòng thấp thì việc ghi nhận nhanh chóng và kiểm soát dịch thông qua tiêm chủng là rất quan trọng để ngăn chặn dịch bệnh. Để ngăn chặn dịch trên toàn khu vực bị ảnh hưởng, tỷ lệ tiêm chủng phải đạt ít nhất 60% đến 80% dân số có nguy cơ. Một số quốc gia lưu hành gần đây được hưởng lợi từ một chiến dịch tiêm phòng đại trà ở châu Phi hiện đang có mức độ bao phủ này. Tiêm chủng phòng ngừa có thể được đề xuất thông qua tiêm chủng định kỳ cho trẻ sơ sinh và các chiến dịch đại trà một lần để tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các nước có nguy cơ, cũng như cho khách du lịch đến khu vực lưu hành sốt vàng da. WHO khuyến cáo mạnh mẽ tiêm chủng thường xuyên sốt vàng cho trẻ em trong khu vực có nguy cơ bị bệnh. Thuốc chủng ngừa bệnh sốt vàng da là an toàn và giá cả phải chăng, cung cấp khả năng miễn dịch hiệu quả chống lại bệnh sốt vàng da trong vòng 10 ngày cho 80-100% người dân và 99% khả năng miễn dịch trong vòng 30 ngày. Một liều duy nhất vaccine sốt vàng da là đủ để tạo ra miễn dịch bền vững và bảo vệ lâu dài chống lại bệnh sốt vàng da và một liều nhắc lại vắc-xin sốt vàng là không cần thiết. Tác dụng phụ nghiêm trọng là rất hiếm, các tác dụng phụ nghiêm trọng đã được báo cáo là hiếm khi sau tiêm chủng trong một số khu vực lưu hành và ở các du khách được tiêm phòng (ví dụ như ở Úc, Brazil, Peru, Togo và Hoa Kỳ ), các nhà khoa học đang điều tra nguyên nhân. Liên quan đến việc sử dụng vắc-xin sốt vàng da ở những người trên 60 tuổi, cần lưu ý rằng trong khi nguy cơ của bệnh ảnh hưởng đến nội tạng có liên quan đến vaccin sốt vàng da ở người ≥ 60 tuổi là cao hơn so với người trẻ tuổi, thì nguy cơ tổng thể vẫn còn thấp. Chủng ngừa nên được cho sau khi cẩn thận đánh giá về nguy cơ - lợi ích, so sánh nguy cơ mắc bệnh sốt vàng so với nguy cơ của một tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm năng sau tiêm chủng cho người ≥ 60 tuổi đã không được tiêm phòng trước đó và vắc-xin được khuyến cáo cho ai. Nguy cơ tử vong do bệnh sốt vàng da là lớn hơn nhiều so với những nguy cơ liên quan đến vắc-xin. Những người không nên chủng ngừa bao gồm trẻ em dưới 9 tháng (hoặc giữa 6-9 tháng trong một vụ dịch, nơi nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với một tác dụng phụ của vaccin); phụ nữ mang thai-ngoại trừ trong một vụ dịch sốt vàng khi nguy cơ lây nhiễm cao; người bị dị ứng nghiêm trọng với protein trứng và những người có suy giảm miễn dịch nghiêm trọng (severe immunodeficiency) do có triệu chứng nhiễm HIV/AIDS hoặc các nguyên nhân khác hoặc có sự hiện diện của một rối loạn tuyến ức (thymus disorder). Khách du lịch, đặc biệt là những người đến từ châu Phi đến châu Á hay Mỹ Latin phải có giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh sốt vàng da. Nếu có căn cứ cho y tế không được chủng ngừa, thì điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế (Health International Regulation-HIR) nói rằng điều này phải có xác nhận của cơ quan chức năng thích hợp. Phòng chống muỗi (Mosquito control)Trong một số trường hợp, phòng chống muỗi là rất quan trọng cho đến khi tiêm chủng có hiệu lực. Nguy cơ lây truyền bệnh sốt vàng da ở các vùng đô thị có thể được làm giảm bằng cách loại bỏ nơi đẻ tiềm năng của muỗi và áp dụng hóa chất diệt vào trong nước nơi muỗi phát triển trong giai đoạn đầu. Áp dụng phun hóa chất để tiêu diệt muỗi trưởng thành trong thời gian dịch bệnh ở đô thị, kết hợp với chiến dịch tiêm phòng khẩn cấp, có thể làm giảm hoặc ngăn chặn sự lây lan bệnh sốt vàng, phải tốn một thời gian thì quần thể được chủng ngừa mới có miễn dịch. Trong lịch sử, các chiến dịch phòng chống là loại bỏ thành công muỗi Aedes aegypti, vector gây sốt vàng đô thị, ở hầu hết các nước lục địa Trung và Nam Mỹ. Tuy nhiên, loài muỗi này đã xâm nhập khu vực đô thị ở trong vùng và đặt ra một nguy cơ mới về bệnh sốt vàng da đô thị. Chương trình kiểm soát muỗi nhắm mục tiêu muỗi hoang dại trong khu vực có rừng là không thực tế để ngăn ngừa sự lan truyền bệnh sốt vàng da. Sẵn sàng và đáp ứng với dịch (Epidemic preparedness and response)Phát hiện kịp thời bệnh sốt vàng và phản ứng nhanh chóng thông qua các chiến dịch tiêm phòng khẩn cấp là rất cần thiết cho việc kiểm soát dịch bệnh. Tuy nhiên, báo cáo không đầy đủ là một mối quan tâm số lượng thực sự của các ca bệnh được ước tính cao gấp từ 10 đến 250 lần những gì hiện đang được báo cáo. WHO khuyến cáo rằng tất cả các nước có nguy cơ có ít nhất một phòng thí nghiệm quốc gia, nơi đó các xét nghiệm máu về bệnh sốt vàng cơ bản có thể được thực hiện. Một phòng thí nghiệm xác nhận trường hợp bệnh sốt vàng trong quần thể chưa được chủng ngừa có thể được coi là một vụ dịch và một ca bệnh khẳng định trong bất kỳ hoàn cảnh phải được điều tra đầy đủ, đặc biệt là bất kỳ nơi nào mà hầu hết người dân đã được chủng ngừa. Đội điều tra phải đánh giá và ứng phó với sự bùng nổ với cả biện pháp khẩn cấp và kế hoạch tiêm chủng lâu dài. Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)WHO là thư ký cho Nhóm điều phối Quốc tế (International Coordinating Group_ICG) về cung ứng vắc xin sốt vàng da dự phòng, ICG duy trì một kho dự trữ khẩn cấp vắc-xin sốt vàngđảm bảo phản ứng nhanh với sự bùng phát ở các nước có nguy cơ cao. Sáng kiến sốt vàng là một chiến lược chủng ngừa kiểm soát ngăn ngừa do WHO được hỗ trợ bởi UNICEF và chính phủ các nước, đặc biệt tập trung vào các nước lưu hành cao ở châu Phi, nơi bệnh nổi bật nhất. Sáng kiến khuyến nghị bao gồm cả chủng ngừa vắc-xin bệnh sốt vàng da ở trẻ sơ sinh thường quy (bắt đầu từ 9 tháng tuổi), thực hiện các chiến dịch tiêm phòng đại trà tại các khu vực có nguy cơ cao cho người dân ở mọi lứa tuổi từ 9 tháng tuổi trở lên, duy trì giám sát và khả năng đáp ứng dịch bệnh. Từ năm 2007 đến năm 2012, 12 quốc gia đã hoàn thành các chiến dịch chủng ngừa sốt vàng: Benin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Bờ Biển Ngà, Ghana, Guinea, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Leone và Togo. Sáng kiến sốt vàng được hỗ trợ tài chính của Liên minh GAVI, Văn phòng nhân đạo Cộng đồng châu Âu (European Community Humanitarian Office ECHO), Quỹ ứng phó khẩn cấp Trung ương (Central Emergency Response Fund -CERF), các Bộ Y tế và các đối tác cấp quốc gia.
|