Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 8 1 2 8
Số người đang truy cập
5 7 1
 Chuyên đề Sán
Ảnh sưu tầm
Đồng nhiễm HIV và bệnh sán máng ở trẻ em châu Phi: nhiều nghiên cứu hơn là cần thiết

Ngày 17/4/2014. Các chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu thêm về đồng nhiễm HIV và bệnh sán máng ở trẻ em (HIV and schistosomiasis coinfection in children) tại tiểu vùng Saharan châu Phi. Họ xem xét nghiên cứu trước đây về gánh nặng kết hợp của HIV/AIDS và bệnh sán máng của trẻ em và thấy rằng trong khi can thiệp phòng chống một bệnh cụ thể được tiếp tục thì hiệp lực tiềm năng trong nỗ lực phòng chống cho hai bệnh chưa được điều tra.

Nhóm nghiên cứu tập trung vào trẻ em bị bệnh sán máng và đánh giá nguy cơ phát triển và lây nhiễm HIV gia tăng và suy giảm đáp ứng với các thuốc khi dùng cùng với các can thiệp HIV. Các nhà nghiên cứu từ Đại học y học nhiệt đới Liverpool (Liverpool School of Tropical Medicine_LSTM) kêu gọi tiến hành nhiều nghiên cứu hơn vào sự đồng nhiễm HIV và bệnh sán máng ở trẻ em tại vùng cận Saharan châu Phi. Trong một bài báo đăng tải trong tạp chí The Lancet Infectious Diseases, Giáo sư Russell Stothard của LSTM nghiên cứu với các đồng nghiệp trong khoa Ký sinh trùng và các nhà nghiên cứu từ Cape Western Reserve University ở Cleveland Ohio, Đại học Cambridge và Đại học Thú y Hoàng gia xem xét nghiên cứu trước đó vào gánh nặng chung của HIV/AIDS và bệnh sán máng của trẻ em và thấy rằng trong khi các can thiệp phòng chống một dịch bệnh cụ thể được tiếp tục thì hiệp lực tiềm năng trong nỗ lực phòng chống cho hai bệnh chưa được điều tra. Nhóm nghiên cứu tập trung vào trẻ em bị bệnh sán máng và đánh giá nguy cơ phát triển và lây nhiễm HIV gia tăng và suy giảm đáp ứng với thuốc khi dùng cùng với các can thiệp HIV, kết luận từ nghiên cứu của họ cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để hiểu về sự tương tác của các bệnh ở trẻ em nhằm tìm kiếmkhả năng đáp ứng kết hợp.

Bệnh sán máng (Schistosomiasis) là một bệnh viêm mạn tính gây ra bởi một sán máu ký sinh trùng lây qua đường nước, gây nhiễm cho 220 triệu người ở vùng cận Saharan châu Phi, thậm chí có nhiều người hơn có nguy cơ, chủ yếu là trẻ em. Trong khi việc lây nhiễm có thể xảy ra trong thời thơ ấu rất sớm tùy thuộc vào môi trường tiếp xúc của trẻ với nước bị nhiễm ký sinh trùng, cho đến gần đây sự phơi nhiễm sớm đã được bỏ qua với điều trị, vì vậy dùng thuốc Praziquantel đại trà cho trẻ em trong độ tuổi đi học.

Giống như bệnh sán máng, HIV là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất trên thế giới và có một sự chồng lấn đáng kể về mặt địa lý giữa hai căn bệnh này. Can thiệp chống lại căn bệnh này đã tập trung vào tiếp cận phổ cập với thuốc kháng virus hoạt tính cao (highly active antiretroviral therapy_HAART) nhưng nhiều trẻ em ở Tiểu vùng Saharan châu Phi được chăm sóc muộn trong tiến trình nhiễm HIV của chúng và có gần 1000 trường hợp nhiễm HIV mớiở trẻ em mỗi ngày.

Tác giả đầu tiên và dự án về nhi khoa, Tiến sĩ Amaya Bustinduy cho biết: "Trong khi cách tiếp cận nhiều bệnh đang được thúc đẩy bởi WHO, chẳng hạn như HIV và sốt rét thì nền tảng cho nghiên cứu và phòng chống HIV và bệnh sán máng không có. Cả hai bệnh này gây khó khăn về chẩn đoán chúng trong thời thơ ấu và tất cả các nghiên cứu về đồng nhiễm cho đến nay đã bị hạn chế ở người lớn. Người ta cho rằng nhiễm sán máng người lớn có thể có trước HIV nhưng rõ ràng là lây nhiễm HIV ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là gần như luôn luôn theo chiều dọc ( nhiễm từ mẹ sang con ) có trước khi nhiễm bệnh sán máng".

Bài báo đi vào khai thác ảnh hưởng của HIV trên hiệu quả của các loại thuốc dùng điều trị nhiễm ký sinh trùng sán máng, khám phá về sự thiếu dữ liệu có sẵn liều praziquatal ở trẻ em và tương tác của nó với HAART cũng như các tác động tiềm ẩn của HIV trên việc mở rộng chương trình tiêm chủng ở trẻ em trên toàn vùng cận Saharan Châu Phi. "Chúng tôi hy vọng rằng đánh giá này sẽ nhấn mạnh sự cần thiết thực sự cho công việc nghiên cứu hơn nữa về ảnh hưởng của đồng nhiễm", Giáo sư Russell Stothard-tác giả chịu trách nhiệm của bài báo cho biết: "Thất bại để phát triển và thực hiện một chương trình nghiên cứu thực tế cho trẻ em bị nhiễm bệnh sẽ dẫn đến việc loại bỏ sự lãng quên với các trẻ em nhỏ tuổi những người có thể có nguy cơ đặc biệt đối với sự gia tăng lây nhiễm và phát triển HIV và đáp ứng kém với thuốc".

Ngày 13/05/2014
Ths Bs Lê Thạnh
Theo sciencedaily.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích