Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 3 6 2 6
Số người đang truy cập
5 0 4
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Bét-một trong những véc tơ truyền bệnh

Thời gian qua, một số loài côn trùng phát triển và hoạt động với mật độ cao ở các địa phương không chỉ gây phiền nhiễu trong sinh hoạt mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân, được các nhà khoa học đề cập vì có vai trò y học quan trọng là loài bét. Đặc biệt, một số loài bét đóng vai trò trung gian truyền bệnh (véc tơ truyền bệnh) như sốt phát ban do Rickettsia tsutsugamushi và một vài bệnh do virus khác.

Bét là con gì?

Bét là một loại côn trùng rất nhỏ, dài khoảng từ 0,5 đến 2mm; ở thiên nhiên có đến hàng ngàn loài khác nhau, trong đó có nhiều loài sống ký sinh trên các động vật. Cũng giống như loài ve, bét có 8 chân và cơ thể hiếm phân đốt hoặc không phân đốt. Ở hầu hết tất cả các loài bét, chu kỳ phát triển của chúng đều trải qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng, thiếu trùng và con trưởng thành. Đặc điểm ở giai đoạn thiếu trùng, bét có hình thể giống với con trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn. Một số loài bét là vật truyền bệnh Rickettsia như sốt phát ban do Rickettsia tsutsugamushi còn gọi là sốt phát ban bụi rậm và một vài bệnh do virus khác. Bét có thể gây phiền hà, khó chịu cho người và các loại động vật khi chúng chích đốt. Thực tế cho thấy nhiều người đã có phản ứng dị ứng với bét ký sinh hoặc vết đốt của bét. Bét cũng là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ. Bét có thể nói là loại côn trùng với tên gọi chung nhưng một số loài bét chủ yếu thường được đề cấp đến nhiều là mò, cái ghẻ và mạt bụi nhà.

 
Các loài bét quan trọng có ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng (ảnh internet minh họa)

Thực tế ghi nhận có nhiều loại mò ký sinh ở động vật, chim và rất hiếm gặp ở người. Vết đốt của mò có thể gây ngứa ngáy và phản ứng dị ứng ở da. Một nhóm mò quan trọng thuộc giống Trombicula truyền bệnh sốt phát ban do nhiễm Rickettsia tsutsugamushi ở châu Á và Tây Thái Bình Dương được các nhà khoa học quan tâm đến nhiều hơn so với các loại mò khác.

Mò Trombicula trưởng thành dài khoảng từ 1 đến 2mm, màu đỏ sáng hoặc nâu đỏ và có một lớp lông nhung phủ bên ngoài. Thiếu trùng mò giống mò trưởng thành nhưng nhỏ hơn. Ấu trùng mò rất nhỏ, chỉ dài từ 0,15 đến 0,3mm. Cả mò trưởng thành và thiếu trùng mò đều không đốt máu các loại động vật và người, chúng sống trong đất và ăn côn trùng nhỏ, trứng bét và các loài bét khác. Riêng ấu trùng mò có khả năng đốt máu người và động vật qua da. Sau khi nở từ trứng, ấu trùng mò bò lên cỏ hoặc bụi cây thấp hay đám lá mục để đợi vật chủ là người hay động vật đi ngang qua. Khi có loài bò sát, chim, thú, người đi qua hoặc nghỉ lại nơi chúng sống thì ấu trùng mò nhảy bám chặt vào da. Ở người, chúng chọn những nơi quần áo bó sát vào da, thắt lưng và mắt cá là chỗ ấu trùng mò thường hay bám nhất. Ấu trùng mò bám vào da để đốt máu người hay động vật trong khoảng thời gian từ 2 ngày đến 1 tháng tùy theo loài. Sau đó chúng rơi xuống và chui vào đất để phát triển thành thiếu trùng mò và mò trưởng thành vô hại vì chúng không có khả năng đốt máu người và động vật.

 
Ấu trùng mò Trombicula (ảnh internet minh họa)

Khi người bị mò đốt, có thể có triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, da bị kích thích và nổi mẩn ngứa ở da nên thường được gọi là ngứa ngáy bụi rậm. Hiện tượng này thường thấy ở chân; ở nơi bị đốt da hơi sưng và đỏ; ở giữa điểm đỏ là vị trí của ấu trùng bám. Vì ấu trùng mò không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên hầu hết mọi người đều không thấy sự có mặt của chúng cho đến khi phát hiện được vết đốt. Mò có thể truyền một số bệnh do Rickettsia và virus cho người nhưng có một bệnh quan trong nhất là bệnh sốt phát ban bụi rậm do Rickettsia tsutsugamushi gây ra bệnh lý sốt cấp tính, đau đầu dữ dội và nổi hạch. Ở chỗ mò đốt lúc đầu có một tổn thương gồm một vết loét có đóng vảy trên da, sau đó bắt đầu sốt; có một số trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.

Cái ghẻ

Cái ghẻ có tên khoa học là Sarcaptes scabiei gây triệu chứng tổn thương ngứa trên da được gọi là bệnh ghẻ. Thực tế cho thấy bệnh nhiễm ghẻ phổ biến và phân bố rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới.

Cái ghẻ có chiều dài khoảng từ 0,2 đến 0,4mm và gần như không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Các nhà khoa học ghi nhận toàn bộ đời sống của cái ghẻ chủ yếu ở trên và trong da người. Để dinh dưỡng và đẻ trứng, cái ghẻ đã thụ tinh có khả năng đào những đường ngầm theo hình quanh co trong mặt da. Những đường ngầm này mỗi ngày kéo dài thêm khoảng từ 1 đến 5mm và có thể nhìn thấy được ở trên mặt da những đường xoắn mỏng dài từ một vài milimét đến một vài centimét. Thời gian phát triển của cái ghẻ từ giai đoạn trứng đến ghẻ trưởng thành có thể mất ít nhất là 2 tuần. Những con ghẻ cái có khả năng sống ký sinh ở trên cơ thể người khoảng từ 1 đến 2 tháng. Nếu chúng rời khỏi cơ thể người là vật chủ ký sinh thì chỉ sống thêm được vài ngày. Cái ghẻ thường phát hiện thấy ở những chỗ da mỏng và có nếp gấp như các kẽ ngón tay; cạnh bàn chân, bàn tay; khuỷu tay, nếp gấp ở đầu gối, dương vật, vú và bả vai. Đối với trẻ em, có thế thấy cái ghẻ ký sinh ở mặt và một số các vùng khác.

 
Cái ghẻ Sarcaptes scabiei (ảnh internet minh họa)

Cái ghẻ thường được lây truyền do việc tiếp xúc giữa con người gần gũi nhau như giữa những người ngủ cùng chung giường và trong khi giao hợp. Sự lan truyền hầu hết các trường hợp đều xảy ra trong gia đình và nếu một thành viên trong gia đình bị ghẻ thì có thể tất cả những người khác sẽ bị nhiễm bệnh ghẻ theo đó. Các nhà khoa học cho rằng chưa xác định rõ ghẻ có thể lây nhiễm từ người ngủ ở giường của người mắc bệnh ghẻ nhưng chúng có khả năng lây sang nhau bằng đường quần áo lót. Có thể phát hiện sự nhiễm ghẻ bằng cách dùng mũi dao con cạy vài chỗ da bị nhiễm bệnh, lấy bệnh phẩm chuyển sang một phiến kính và soi trên kính kiển vi. Có thể dùng loại dầu mỏ để thu thập và kiểm tra sự nhiễm ghẻ. Một phương pháp khác là dùng loại mực bôi vào vùng da bị nhiễm ghẻ và sau đó rửa đi sẽ phát hiện ra các hang ghẻ đào hầm ký sinh.

Mạt bụi nhà

Mạt bụi nhà là một phức hợp Dermatophagoides phân bố khá rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Chúng có kích thước rất nhỏ khoảng 0,3mm và thường sống ở các loại đồ đạt trong nhà, giường, gối, thảm... Ở những nơi đó, chúng ăn những mảnh vụn hữu cơ như vảy da, mảng gầu tóc. Thực tế trong sinh hoạt hàng ngày, việc hít phải bụi nhà với nhiều mạt ăn da, phân của chúng, các mảnh vụn khác và vi nấm... đã làm cho một số người có các phản ứng dị ứng như bị hen suyễn, viêm niêm mạc mũi. Phân tích cho thấy một số lượng lớn sản phẩm gây dị ứng bởi mạt bụi nhà có thể có trong không khí sau khi quét dọn các giường ngủ.

 
Mạt bụi nhà Dermatophygoides (ảnh internet minh họa)

Trong điều kiện khí hậu ôn hòa, mạt bụi nhà thường có mặt quanh năm chủ yếu ở giường ngủ và thảm trải nhà. Chúng sống ở trong giường ngủ và có thời gian phát triển mạnh với đỉnh cao vào cuối mùa hè, đầu mùa thu. Một số loại mạt bụi nhà khác cũng có thể gây ra những phản ứng dị ứng trên người như vậy nhưng chúng thường sống trong các kho chứa hàng, ngũ cốc; kho cỏ, thức ăn của động vật. Mật độ của mạt bụi nhà gây dị ứng có thể đánh giá bằng một thử nghiệm đo độ đậm đặc của phân mạt trong bụi. Mạt bụi và các quần thể nấm được phòng chống bằng cách thực hiện việc giảm độ ẩm trong phòng, cải thiện môi trường sống và làm giảm bớt bụi. Phòng ở và phòng ngủ cần phải có điều hòa nhiệt độ hoặc các biện pháp khác để có thể làm giảm độ ẩm. Việc thay tấm trải giường và thường xuyên giặt khăn trải giường, chăn, gối làm giảm thức ăn của mạt cũng góp phần giảm được số lượng mạt bụi nhà. Hút bụi ở giường, thảm trải nhà và đồ dùng trong gia đình cũng có tác dụng làm giảm bớt mạt trú ẩn. Các loại hóa chất thông thường dùng trong phòng chống côn trùng có hại không có hiệu quả đối với mạt bụi nhà nhưng sản phẩm có chứa benzyl benzoat thì có thể diệt được mạt bụi nhà khi xử lý nệm giường, thảm trải nhà, nệm ghế...

Như vậy bét là thuật ngữ được sử dụng chung cho các loại côn trùng có kích thước rất nhỏ với số lượng khá phong phú có tới hàng ngàn loài. Tuy vậy, một số loài bét quan trọng là mò, cái ghẻ, mạt bụi nhà có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng nên thường được chú ý. Các nhà khoa học đang xem xét, nghiên cứu, phát hiện các loại bét khác có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người để thông báo và có biện pháp phòng ngừa.

Ngày 20/05/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích