Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 7 0 1 6
Số người đang truy cập
1 8 0
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Thông tin phòng chống và loại trừ bệnh mù đường sông trên thế giới

Tháng 3/2014. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) - o­nchocerciasis hay "bệnh mù đường sông" (river blindness) là một bệnh ký sinh trùng gây ra bởi giun chỉ o­nchocerca volvulus lây truyền qua vết cắn lặp đi lặp lại của ruồi vàng (Simulium spp.) bị nhiễm. Các ruồi vàng sinh sản ở các sông và suối chảy xiết (fast-flowing rivers and streams), chủ yếu ở các làng xa xôi nằm gần mảnh đất màu mỡ, nơi mọi người sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

Trong cơ thể người, giun trưởng thành sản xuất ra ấu trùng thời kỳ phôi thai (microfilariae) di chuyển đến da, mắt và các cơ quan khác. Khi một ruồi vàng cái đốt một người bị nhiễm bệnh trong một lần hút máu, nó cũng ăn các microfilariae và các ấu trùng phát triển hơn nữa trong ruồi vàng và sau đó làm lan truyền đến vật chủ người tiếp theo trong quá trình đốt tiếp theo.

 
                          Ruồi vàng Simulium (ảnh internet)

Các dấu hiệu và triệu chứng (Signs and symptoms)

Bệnh mù đường sông là một bệnh về mắt và bệnh ngoài da, các triệu chứng được gây ra bởi ấu trùng di chuyển xung quanh cơ thể con người trong mô dưới da và gây ra phản ứng viêm dữ dội, đặc biệt là khi các ấu trùng chết. Người bị nhiễm có thể biểu hiện các triệu chứng như ngứa trầm trọng và tổn thương da khác nhau, trong hầu hết các trường hợp, các nốt phát triển dưới da, một số người bị nhiễm bệnh phát triển tổn thương mắt có thể dẫn đến suy giảm thị lực và mù lòa vĩnh viễn.

Sự phân bổ về mặt địa lý (Geographical distribution)

 

Bệnh mù đường sông xảy ra chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, hơn 99% số người bị nhiễm bệnh sống ở ở 31 quốc gia trong tiểu vùng Saharan châu Phi: Angola, Benin, Burkina Faso, Burundi, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Cộng hòa Congo, Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Dân chủ Congo,Guinea Xích đạo, Ethiopia, Gabon, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Kenya, Liberia, Malawi, Mali, Mozambique, Niger, Nigeria, Rwanda, Senegal, Sierra Leone, Nam Sudan, Sudan, Togo, Uganda, Cộng hòa Tanzania. Bệnh cũng đã xuất hiện tại Yemen. Bệnh mù đường sông cũng được tìm thấy tại 12 ổ bệnh nằm rải rác tại 5 quốc gia ở châu Mỹ Latinh: Brazil, Ecuador, Guatemala, Mexico, Venezuela (Cộng hòa Bolivia).

Chương trình phòng chống và loại trừ (Prevention, control and elimination programmes)

Không có vaccine hoặc thuốc để phòng ngừa sự lây nhiễm với O. volvulus, từ năm 1974 đến năm 2002, bệnh mù đường sông đã được kiểm soát ở Tây Phi thông qua hoạt động của Chương trình phòng chống bệnh mù đường sông (Onchocerciasis Control Programme_OCP), sử dụng chủ yếu là phun thuốc trừ sâu đối với ruồi vàng (phòng chống vector) bằng trực thăng và máy bay. Chương trình được bổ sung bằng việc phân phối ivermectin trên quy mô lớn từ năm 1989. Chương trình phòng chống bệnh mù đường sông làm giảm 40 triệu người khỏi bị lây nhiễm, ngăn ngừa mù lòa cho 600.000 người và đảm bảo rằng 18 triệu trẻ em được sinh ra không còn sự đe dọa bị mắc bệnh và mù lòa. Ngoài ra, 25 triệu ha đất canh tác bị bỏ hoang đã được khai phá để định cư và sản xuất nông nghiệp, có khả năng nuôi sống 17 triệu người mỗi năm. Năm 1995, Chương trình phòng chống bệnh mù đường sông châu Phi (African Programme for o­nchocerciasis Control_APOC) được đưa ra với mục tiêu kiểm soát bệnh mù đường sông ở các quốc gia lưu hành còn lại ở châu Phi. Chiến lược chính của nó đã được thiết lập với việc điều trị trực tiếp bằng cách tự duy trì ở cộng đồng với ivermectin và ở nơi nào thích hợp thì phòng chống vector bằng các phương pháp an toàn với môi trường. Trong năm 2010, gần 76 triệu liều điều trị thuốc Ivermectin đã được phân phát tại 16 quốc gia APOC nơi chiến lược điều trị trực tiếp cộng đồng với Ivermectin (community-directed treatment with ivermectin_CDTI) đang được thực hiện. Ít nhất 15 triệu người bổ sung thêm cần phải đạt được trong vài năm tới khi chương trình đã chuyển từ phòng chống sang loại trừ. Chương trình loại trừ bệnh mù đường sông của châu Mỹ (Onchocerciasis Elimination Program of the Americas_OEPA ) bắt đầu vào năm 1992 với mục tiêu loại trừ tỷ lệ mắc bệnh về mắt và sự lan truyền khắp châu Mỹ vào năm 2012 thông qua điều trị hai lần một năm trên quy mô lớn với Ivermectin. Tất cả 13 ổ bệnh trong khu vực này đạt được độ bao phủ hơn 85% trong năm 2006, và sự lan truyền bị làm gián đoạn tại 10 trong 13 ổ bệnh vào cuối năm 2011. Sau khi điều trị quần thể trên quy mô lớn thành công trong các khu vực bị ảnh hưởng với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế, Colombia và Ecuador đã có thể ngăn chặn sự lây truyền bệnh vào năm 2007 và năm 2009 tương ứng. MexicoGuatemala cũng đã có thể ngăn chặn sự lây truyền vào năm 2011, nỗ lực loại trừ bây giờ đang tập trung vào những người Yanomami sống ở BrazilVenezuela.

Vào ngày 5/4/2013, Tổng giám đốc WHO đã đưa ra một lá thư chính thức xác nhận rằng Colombia đã đạt được việc loại trừ bệnh mù đường sông. Tổng thống Colombia công bố công khai xác sự thẩm tra này của WHO trong một buổi lễ được tổ chức tại Bogota vào ngày 29/7/2013, Colombia đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới được xác nhận và tuyên bố không còn bệnh mù đường sông của WHO.

Điều trị (Treatment)

WHO khuyến cáo điều trị bệnh mù đường sông với ivermectin ít nhất mỗi năm một lần trongkhoảng từ 10 đến 15 năm. Nơi giun chỉ O.volvulus cùng tồn tại với giun chỉ Loa loa, một loại giun chỉ ký sinh trùng khác là lưu hành ở Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nigeria và Nam Sudan, đó là khuyến cáo theo Ủy ban Chuyên gia Mectizan (Mectizan Expert Committee - MEC) / APOC khuyến nghị cho việc xử lý các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra

Đáp ứng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO response)

WHO là cơ quan thực hiện của APOC. Văn phòng khu vực châu Phi của WHO khu vực giám sát việc xử lý của APOC, trong khi trụ sở của WHO cung cấp hỗ trợ nghiên cứu quản lý, kỹ thuật và hoạt động. Thông qua quan hệ đối tác OEPA, WHO hợp tác với các quốc gia lưu hành và các đối tác quốc tế. WHO đang tạo điều kiện cho sự ra mắt của chương trình loại trừ tại Yemen trong sự phối hợp với Bộ Y tế (MoH), Ngân hàng thế giới (WB) và các đối tác quốc tế khác.

Ngày 27/05/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo who.int.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích