Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 7 0 1 7
Số người đang truy cập
1 8 1
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
10 “điểm nóng” toàn cầu về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs)

Tác giả Peter J. Hotez (2014) vừa có một bài viết mô tả 10 điểm nóng về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trên toàn cầu và được đăng vào ngày 29/5/2014 trên Website thư viện Khoa học cộng đồng (PLoS), Mỹ (http://www.plosntds.org/article).

Bài báo này làm nổi bật những gánh nặng của các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) đối với những người nghèo nhất trong xã hội ở các khu vực trên thế giới, từ đó giúp chính phủ các quốc gia nhận biết và tăng cường nhiều nguồn lực hơn nữa trong việc kiểm soát và loại trừ NTDs

10 điểm nóng về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên trên toàn cầu

Kể từ khi thành lập tạp chí các bệnh nhiệt đới bị lãng quên PLoS cách đây hơn 06 năm, đã có rất nhiều bài viết về mối liên quan giữa bệnh tật và địa chính trị. Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) là những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới tập trung chủ yếu ở những người sống trong nghèo đói. Nơi mà các bệnh nhiệt đới đang lan rộng trong các cộng đồng và quốc gia bị ảnh hưởng, NTDs có thể gây bất ổn cao và cuối cùng có thể thúc đẩy các cuộc xung đột và ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại và quốc tế. Gần đây có nhiều tài liệu được xuất bản trong các khu vực này đã được tập hợp lại trong bộ sưu tập PLOS "Địa chính trị của các bệnh nhiệt đới bị bỏ quên" đã được đăng lên trên trang web này trong mùa thu năm 2012, trùng với ngày kỷ niệm lần thứ 6 của tạp chí PLOS. Từ thông tin này, một số phát hiện mới và thú vị đã nổi lên về các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất đối với NTDs, bao gồm cả người nghèo cùng cực sống ở các nước thu nhập trên mức trung bình và thậm chí cả một số quốc gia giàu có (như Hoa Kỳ) trong nhóm 20 quốc gia phát triển nhất trên thế giới (G20), cũng như những cư dân bản địa được lựa chọn. Cùng với đó, bộ sưu tập PLoS "địa chính trị của các bệnh nhiệt đới bị bỏ quên" và G20 phân tích xác định có nhiều khu vực trên thế giới nơi mà NTDs ảnh hưởng không cân đối đến những người nghèo nhất trong xã hội ở các quốc gia. Ở đây, thông qua các tài liệu xin giới thiệu 10 “điểm nóng” trên toàn cầu ảnh hưởng nặng nề nhất đối với các bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Những điểm nóng này đại diện cho các khu vực trên thế giới mà sẽ yêu cầu nhấn mạnh đặc biệt để kiểm soát và loại bỏ NTD nếu chúng ta vẫn mong muốn đạt được mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và mục tiêu đến năm 2015; những điểm nóng này là những khu vực mà có thể cần phải được nhấn mạnh một lần nữa như chúng ta xem xét các nguyện vọng sau MDG và mục tiêu phát triển bền vững mới (SDGs ).
 

Châu Mỹ

Ở châu Mỹ, có ít nhất ba khu vực chính nơi mà bệnh NTDs phổ biến nhất.

Brazil và khu vực Amazon

Trong năm 2008, Brazil là quốc gia ở Tây bán cầu có số lượng người mắc bệnh NTDs lớn nhất; những người mắc bệnh chủ yếu tập trung trong số hàng triệu người Brazil có mức sống dưới 2 USD mỗi ngày. Các trường hợp mắc bệnh NTD ở Brazil hầu hết là các trường hợp mắc bệnh mù mắt hột, bệnh phong, bệnh sán máng ở châu Mỹ, cũng như hầu hết mắc các bệnh leishmaniasis nội tạng, giun móc và sốt xuất huyết, và một nửa là các trường hợp nhiễm giun đũa. Giun chỉ bạch huyết (LF) và bệnh mù lòa dòng sông (Onchocerciasis) cũng xảy ra và Brazil là quốc gia châu Mỹ có số lượng lớn nhất các trường hợp mắc bệnh Chagas trên thế giới với 1,9 triệu trường hợp mắc bệnh - mặc dù lan truyền bệnh Chagas ở trong nước đã được giảm rất nhiều hoặc thậm chí loại bỏ. Các biện pháp xóa đói giảm nghèo trở thành một thành phần quan trọng của chính quyền cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva và sau đó được tiếp tục bởi Tổng thống Dilma Roussef. Những biện pháp này bao gồm các nỗ lực kiểm soát NTD.
 

Tuy nhiên, tổng gánh nặng của các bệnh NTDs trong 5-6 năm qua đã giảm nhưng không rõ ràng. Cũng tại Brazil và ngay ở khu vực Amazon chia sẽ giữa các quốc gia Brazil gồm Colombia, Peru, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và Guiana thuộc Pháp, với một số lượng lớn đáng kể các trường hợp mắc bệnh NTD và gánh nặng bệnh tật liên quan đến các bệnh như bệnh Chagas, bệnh sốt rét do ký sinh trùng Plasmodium vivax, nhiễm Arbovirus, leishmaniasis và các bệnh giun sán đường ruột.

Gran Chaco

Gần 10 triệu người sinh sống ở Gran Chaco, một khu vực trải dài nằm phía đông Bolivia, Paraguay, phía bắc Argentina, và các phần của hai quốc gia - Mato Grosso của Brazil và Mato Grosso do Sul.
 

Khu vực này là một vùng đất thấp chuyên canh nông nghiệp với khí hậu ấm áp. Trong số các NTDs lưu hành, thì bệnh có số người mắc cao nhất trong khu vực là nhiễm giun sán đường ruột, trong đó có giun lươn, và bệnh Chagas phân bố rộng rãi trong cộng đồng. Véc tơ truyền bệnh Chagas ở Gran Chaco là bọ xít triatomine, chúng đã kháng với hóa chất diệt côn trùng nhưng hiện này không có thông tin về gánh nặng đặc biệt của bệnh trong khu vực này có sẵn.

Trung Mỹ và Texas

Trung Mỹ bao gồm các tiểu bang của Mexico, nơi nghèo nhất ở khu vực phía Nam, chẳng hạn như Chiapas, Guerrero và Oaxaca, và các nước nghèo ở khu vực Trung Mỹ như El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua. Ở Mexico, có khoảng 11 triệu người sống ở mức nghèo đói cùng cực, với số người nhiễm bệnh giun sán đường ruột, bệnh sán lá, leishmaniasis da (CL), và sốt xuất huyết cao - đây là những bệnh NTDs phổ biến nhất, ngoài ra có ít nhất là 1 triệu trường hợp mắc bệnh Chagas.

Những bệnh này cũng khá phổ biến chiếm khoảng 30% dân số ở những người dân sống trong nghèo đói cùng cực ở Trung Mỹ, trong đó có khoảng 800.000 trường hợp mắc bệnh Chagas. Mặc dù bang Texas thường không được xem là một phần của khu vực Trung Mỹ, nhưng có bằng chứng cho thấy bệnh giun sán, CL, sốt xuất huyết và thậm chí cả bệnh Chagas rất phổ biến ở phía Nam Texas và thậm chí cả trong các vùng của thành phố Houston, nơi đang nổi lên là thành phố lớn đầu tiên ở Hoa Kỳ mắc NTDs nghiêm trọng.

Theo một ước tính cho biết, hậu quả bệnh Chagas đã gây thiệt hại hàng năm cho kinh tế Mỹ là 1 tỷ USD.

Châu Phi cận sa mạc Sahara (SSA)

SSA là nơi tập trung NTDs cao nhất trên toàn cầu, khoảng 1/4 đến 1/3 các trường hợp mắc bệnh trên thế giới ở 3 bệnh đường ruột chính (gồm giun đũa, giun tóc và giun móc), hơn 1/3 nhiễm bệnh LF, 1/2 là số bệnh nhân đau mắt hột và tất cả hoặc hầu hết nhiễm các bệnh sán máng, bệnh mù đường sông (onchocerciasis), bệnh sán mắt châu Phi (Loiasis) và bệnh ngủ châu Phi (African Trypanosomiasis).
 

Nigeria

Nigeria là quốc gia có số ca mắc NTDs cao, đây là quốc gia đứng đầu trong khu vực SSA về số lượng các trường hợp mắc bệnh ở tất cả ba bệnh nhiễm giun sán đường ruột, bệnh sán máng (schistosomiasis), giun chỉ bạch huyết (LF) và bệnh mù đường sông (onchocerciasis). Sau khi công bố thông tin này, chính phủ Nigeria tăng cường gấp đôi nỗ lực để mở rộng kiểm soát và loại bỏNTD.

Congo và tiếp giáp các quốc gia: Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Uganda và Angola

DRC đứng sát phía sau Nigeria về tổng số các trường hợp NTD, đứng thứ hai hoặc thứ ba trong hầu hết các loại bệnh NTD và lần đầu tiên ở bệnh ngủ châu Phi bệnh phong. DRC vẫn đang phục hồi từ những thập niên cuối của thế kỷ 20 khi nó được gọi là Zaire, trong triều đại của Mobutu Sese Seku, được đi kèm với việc tái xuất hiện của bệnh ngủ châu Phi (HAT) và các bệnh khác.

Tuy nhiên, bệnh không chỉ riêng DRC mà còn xảy ra ở nhiều quốc gia khác khi các cuộc xung đột kéo dài và giảm cơ sở hạ tầng y tế công cộng ở nước láng giềng Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, miền bắc Uganda và Angola, có thể làm cho khu vực này của SSA như một trong những vùng bị ảnh hưởng NTD nặng nề nhất trên thế giới. Nam Sudan đã trở thành quốc gia độc lập vào năm 2011, rất có thể sẽ sớm trở thành quốc gia mới nhất loại trừ nhiễm giun guinea.

Chad, Niger và Mali và các khu vực tiếp giáp Sahel

Đây là ba quốc gia liền kề cũng đã trải quả xung đột lan rộng và NTDs cũng phổ biếntrong những năm gần đây. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở các bệnh như đau mắt hột, bệnh sán máng, và nhiễm giun sán đường ruột.
 

Niger và Mali là hai quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh NTDs cao, đại diện cho các nước Hồi giáo trên thế giới. Vẫn còn một số quốc gia khác nằm ở phía Nam và phía Đông châu Phi đã được quan tâm mạnh mẽ gồm Mozambique, Malawi, Tanzania và Zimbabwe, đây là nơi mà bệnh sán máng niệu sinh dục nữ và NTDs khác đang lan rộng trong cộng đồng.

Châu Á và châu Đại Dương

Số ca NTDs lớn nhất hiện đang xảy ra ở châu Á, dẫn đầu là các quốc gia có nền kinh tế lớn mới nổi như Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc.
 

Indonesia và Papua New Guinea,

Chỉ riêng Indonesia đã có khoảng 10% các trường hợpnhiễm giun sán đường ruột, LF và bệnh phong trên toàn thế giới, ngoài ra có hơn một nửa số ca tử vong sốt xuất huyết xảy rakhu vực Đông Nam Á và đây là một vấn đề quan trọng với nhiễm Arbovirus và bệnh ghẻ cóc. Papua New Guinea là một nước láng giềng cũng chiếm hầu hết các trường hợp nhiễm giun móc và LF tại châu Đại Dương, ngoài ra một số lượng lớn các trường hợp mắc bệnh ghẻ cóc và bệnh ghẻ, đau mắt hột, bệnh phong, balantidiasis, và các đợt bùng phát dịch tả.

Ấn Độ và Nam Á

Gần một nửa hoặc nhiều hơn các trường hợp leishmaniasis nội tạng, LF và bệnh phong xảy ra ở Ấn Độ và Nam Á, ngoài ra một phần ba số ca tử vong do bệnh dại, một phần tư các trường hợp nhiễm giun sán đường ruột và một số lượng lớn các ca mắc bệnh sốt xuất huyết và viêm não Nhất Bản nhưng gánh nặng của bệnh sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản vẫn không rõ ràng.

Trung Quốc

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở miền đông Trung Quốc đã để lại nhiều hậu quả nghiệm trọng nhất là tình trạng bệnh tật cao và đói nghèo ở các tỉnh Tây Nam của Trung Quốc như Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam, nơi mà tỷ lệ nhiễm giun sán đường ruột cao nhất được tìm thấy. Trung Quốc có số lượng lớn nhất các trường hợp nhiễm sán lá truyền qua thực phẩm như bệnh sán lá gan nhỏ (clonorchiasis) và bệnh sán lá phổi (paragonomiasis) xảy ra ở tỉnh Quảng Đông và một số tỉnh phía Bắc của Trung Quốc, trong khi có hơn 500.000 trường hợp mắc bệnh sán máng xảy ra dọc theo sông Dương Tử và các nhánh sông của nó. Đau mắt hột và bệnh phong vẫn còn xảy ra. Gần đây một phân tích gánh nặng bệnh toàn cầu đối với Trung Quốc cho thấy rằng, NTDs chịu trách nhiễm cho 3,7 triệu trường hợp có số năm sống điều chỉnh theo thương tật (DALYs) hàng năm nhiều hơn so với bệnh HIV/AIDS và lao.

Trung Đông

Khu vực Trung Đông và Bắc Phi có khoảng 65 triệu người có mức sống dưới 2 USD mỗi ngày. Những người nghèo đói có tỷ lệ nhiễm giun sán đường ruột, LF, bệnh sán máng, bệnh sán la gan (fascioloiasis), Leishmaniasis, bệnh phong, bệnh đau mắt hột cao nhất. Nhìn chung, tỷ lệ NTDs cao nhất tập trung ở Ai Cập và Yemen, nhưng cũng có một số lượng đáng kể NTDs ở Iran, Algeria, và các nơi khác.
 

Kết luận

Mười khu vực này thể hiện sự tập trung bệnh NTDs cao nhất thế giới, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng là khác nhau, tỷ lệ mắc bệnh vừa phải trong một số cộng đồng có dân số đông so với tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng có dân số ít hơn. Có một điều cho thấy, ngoài khu vực SSA thì bệnh NTDs tập trung chủ yếu ở các nước có thu nhập trung bình và các quốc gia thuộc nền kinh tế mới nổi G20. Các khu vực điểm nóng đại diện cho các khu vực đòi hỏi phải có những nỗ lực tăng cường kiểm soát và loại bỏ NTD, trong đó sẽ bao gồm tiếp cận nguồn thuốc NTD thiết yếu thông qua điều trị thuốc hàng loạt (còn được gọi là hóa trị liệu phòng ngừa), mà còn quản lý và kiểm soát véc tơ. Trước đây cũng có một bài báo đã chỉ ra những cơ hội cho các nước G20 tham gia vào các nghiên cứu khoa học và phát triển để sản xuất các loại thuốc và vaccine mới và có thể ngoại giao để thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế. Các khu vực này sẽ bao gồm các khu vực trọng điểm để nhắm đến mục tiêu như một phương tiện để đạt được các MDG và giúp đạt được mục tiêu trước năm 2015.

Tài liệu tham khảo

1. Hotez PJ, Molyneux DH, Fenwick A, Kumaresan J, Ehrlich Sachs S, et al. (2007) Control of neglected tropical diseases. N Engl J Med 357: 1018–1027.

2. Hotez PJ, Thompson TG (2009) Waging peace through neglected tropical disease control: a U.S. foreign policy for the bottom billion. PLoS Negl Trop Dis 3: e346.

3. Hotez PJ (2012) The geopolitics of neglected tropical diseases collection.

4. Hotez PJ (2013) The disease next door. Foreign Policy. March 26, 2013.

5. Hotez PJ (2013) Aboriginal Populations and their neglected tropical diseases. PLoS Negl Trop Dis 8: e2286.

6. Hotez PJ (2008) The giant anteater in the room: Brazil's neglected tropical disease problem. PLoS Negl Trop Dis 2: e177.

7. Bern C, Kjos S, Yabsley MJ, Montgomery SP (2011) Trypanosoma cruzi and Chagas' disease in the United States. Clin Microbiol Rev 24: 655–681.

8. Maukola J (2011) Brazilian President Dilma Rousseff emphasizes poverty reduction in her opening speech at the UN General Assembly. International Policy Centre. 9. Wikipedia (2014) Gran Chaco.

10. Mundo Sano. Pilot Program for the Diagnosis and Treatment of Strongyloidiasis in Oran, Salta.

11. Gurtler RE, Kitron U, Cecere MC, Segura EL, Cohen JE (2007) Sustainable vector control and management of Chagas disease in Gran Chaco, Argentina. Proc Natl Acad Sci U S A 104: 16194–16199.

12. Gurevitz JM, Gaspe MS, Enriquez GF, Vassena CV, Alvarado-Otegui JA, et al. (2012) Unexpected failures to control Chagas disease vectors with pyrethroid spraying in northern Argentina. J Med Entomol 49: 1379–1386.

13. Hotez PJ, Bottazzi ME, Dumonteil E, Valenzuela JG, Kamhawi S, et al. (2012) Texas and Mexico: sharing a legacy of poverty and neglected tropical diseases. PLoS Negl Trop Dis 6: e1497.

14. Hotez PJ, Bottazzi ME, Franco-Paredes C, Ault SK, Roses Periago M (2008) The neglected tropical diseases of Latin America and the Caribbean: review of estimated disease burden and distribution and a roadmap for control and elimination. PLoS Negl Trop Dis 2: e300.

15. Hammil M (2007) Growth, poverty and inequality in Central America. United Nations.

16. Andrus J, Bottazzi ME, Chow J, Goraleski KA, Fisher-Hoch SP, et al. (2013) Ears of the armadillo: global health reearch and neglected diseaes in Texas. PLoS Negl Trop Dis 7: e2021.

17. Lee BY, Bacon KM, Bottazzi ME, Hotez PJ (2013) Global burden of Chagas disease: a computational simulation model. Lancet Infect Dis 13: 342–348.

18. Hotez PJ, Kamath A (2009) Neglected tropical diseases in sub-Saharan Africa: review of their prevalence, distribution, and disease burden. PLoS Negl Trop Dis 3: e412.

19. Hotez PJ, Asojo OA, Adesina AM (2012) Nigeria: “ground zero” for the high prevalence neglected tropical diseases. PLoS Negl Trop Dis 6: e1600.

20. Lucas A (2013) Nigeria takes a stand against Neglected Tropical Diseases. Nigerian Tribune.

21. Rimoin AW, Hotez PJ (2013) NTDs in the heart of darkness: the Democratic Republic of Congo's unknown burden of neglected tropical diseases. PLoS Negl Trop Dis 7: e2118.

22. Hotez PJ (2013) Forgotten People, Forgotten Diseases: The Neglected Tropical Diseases and their impact o­n global health and development. 2nd edition. Washington: ASM Press.

23. Hotez PJ (2009) The neglected tropical diseases and their devastating health and economic impact o­n the member nations of the Organisation of the Islamic Conference. PLoS Negl Trop Dis 3: e539.

24. Tan M, Kusriastuti R, Savioli L, Hotez PJ (2013) Indonesia: an emerging market economy beset by neglected tropical diseases. PLoS Negl Trop Dis 8: e2449.

25. Kline K, McCarthy JS, Pearson M, Loukas A, Hotez PJ (2013) Neglected tropical diseases of Oceania: review of their prevalence, distribution, and opportunities for control. PLoS Negl Trop Dis 7: e1755.

26. Lobo DA, Velayudhan R, Chatterjee P, Kohli H, Hotez PJ (2011) The neglected tropical diseases of India and South Asia: review of their prevalence, distribution, and control or elimination. PLoS Negl Trop Dis 5: e1222.

27. Hotez PJ (2012) Engaging a rising China through neglected tropical diseases. PLoS Negl Trop Dis 6: e1599.

28. Yang G, Wang Y, Zeng Y, Gao GF, Liang X, et al. (2013) Rapid health transition in China, 1990–2010: findings from the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet 381: 1987–2015.

29. Hotez PJ, Savioli L, Fenwick A (2012) Neglected tropical diseases of the Middle East and North Africa: review of their prevalence, distribution, and opportunities for control. PLoS Negl Trop Dis 6: e1475.

Ngày 09/06/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung,
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang và Ths. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích