Những vấn đề trong phòng chống sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam
Bệnh sốt xuất huyết gây ra do virus denguethuộc họ Flaviviridaeđược lan truyền từ người bệnh sang người lành qua véc tơ truyền bệnh là muỗi Ae.aegypti và Ae.albopictus, mặc dù đã có chương trình phòng chống nhưng trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức về căn bệnh này. Tình hình bệnh sốt xuất huyết trên thế giớiBệnh sốt xuất huyết lưu hành chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là ở các quốc gia đang phát triển, quá trình đô thị hóa đã làm tăng khả năng tiếp xúc giữa người với muỗi Ae. aegypti (WHO, 2002).
Bệnh ảnh hưởng nặng ở các quốc gia Châu Á, là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em phải chữa trị và tử vong.Trong vòng 5 thập kỷ qua, tỷ lệ mắc tăng 30 lần với khoảng 2,5 tỷ người sống trong vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, 50-100 triệu người nhiễm bệnh hàng năm và 22.000 người tử vong trong số 500.000 trường hợp SXH với tỷ lệ tử vong 5% từ khu vực thành thị đến nông thôn và bùng phát thành những vụ dịch lớn. Ở khu vực Đông Nam Châu Á, năm 1954, lần đầu tiên dịch sốt xuất huyết được phát hiện ở Manila, Philippine. Năm 2000, dịch sốt xuất huyết xảy ra ở nhiều nước mà trước đây chưa xảy ra dịch như Bhutan và Nepal, với tốc độ lan truyền nhanh ra nhiều vùng khác trên thế giới. Năm 2003, có 8 nước xảy ra dịch lớn như Thái lan, Ấn Độ, Bangladesh, Malnivel, Malaysia, Myanma, Sri Lanca, Đông Timor. Ở các quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Sri Lanca và Đông Timor thì bệnh SXH là một vấn đề sức khỏe lớn trong cộng đồng. Những quốc gia này nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, vùng xích đạo nên muỗi Ae. aegypti rất phổ biến ở cả khu vực thành thị và nông thôn, nơi mà nhiều tuýp huyết thanh virus đang lưu hành. Tỷ lệ tử vong trong khu vực khoảng 1%, nhưng ở Ấn Độ, Indonesia và Myanmar tỷ lệ tử vong từ 3-5%. Năm 2007, Indonesia có 150.000 ca mắc, tỷ lệ tử vong khoảng 1% .
Biểu đồ 1. Số ca mắc SXH trên thế giới từ năm 1955- 2007 (WHO, 2009) | |
Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, từ năm 2001-2008, có tổng cộng 1.020.333 ca mắc được ghi nhận tại Campuchia, Malaysia, Philippines, Việt Nam là những nước có số ca mắc và tỷ lệ tử vong cao nhất (4798 ca tử vong). Năm 2009, có 242.424 ca mắc với 785 tử vong từ 25 quốc gia trong khu vực. Khi phân lập virus đều có mặt cả 4 tuýp. Véc tơ chính là Ae. aegypti, véc tơ phụ là Ae. albopictus. Số ca mắc xảy ra chủ yếu ở các thành phố, thị trấn và các khu vực ven đô thị nơi có mật độ dân số cao. Tuy nhiên, nhiều vụ dịch gần đây ở Campuchia và Việt Nam xảy ra ở cả khu vực nông thôn. | Hình 1. Những quốc gia và khu vực có nguy cơ SXH năm 2010 (Nguồn: WHO, 2010) |
Ở khu vực Châu Mỹ, năm 1960-1970 nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp kiểm soát véc tơ nhưng không hiệu quả, bệnh SXH bùng phát trên diện rộng. Năm 1981, Cuba đã xảy ra dịch SXH lớn đầu tiên với nhiều trường hợp xuất huyết và sốc, kể từ đó chu kỳ phát sinh dịch kéo dài từ 3-5 năm. Năm 2001-2009, hơn 30 quốc gia trong khu vực có dịch SXH với 6.626.950 ca, trong đó 180.216 ca nặng và 2.498 tử vong, tỷ lệ tử vong là 1,38%, có mặt cả 4 loại virus. Bệnh tập trung chủ yếu ở 6 quốc gia gồm Venezuala, Brazil, Costa Rica, Colombia, Honduras và Mexico chiếm hơn 75% ca bệnh trong khu vực. Năm 2010 toàn khu vực có hơn 1.800.000 ca mắc, tập trung chủ yếu ở các nước Argentina, Bolivia, Brazil, Colombia, Paraguay và Peru. Ở Châu Phi, nhiều vụ dịch SXH lớn xảy ra với tần suất ngày càng gia tăng nhưng số ca mắc được ghi nhận lại rất ít, chủ yếu là ở các du khách trở về. Ở Địa Trung Hải, dịch SXH đầu tiên vào năm 1799 ở Ai Cập, sau đó lan rộng và gia tăng hàng năm ở các quốc gia trong khu vực. Năm 1985 xảy ra dịch ở Sudan do DEN-1 và DEN-2 gây ra, năm 1991 xảy ở ở Djibouti do DEN-2. Biểu đồ 2. Số mắc và tử vong do SD/SXHD ở khu vực Tây TBD, 1991-2010 | |
Muỗi Aedes có mặt khắp nơi trên thế giới và có khoảng trên 950 loài, gây ra mối phiền hà lớn do việc đốt người và súc vật, cả ở vùng nhiệt đới và nơi có khí hậu mát mẻ hơn. Muỗi sốt xuất huyết Dengue đóng vai trò quan trọng trong sự lan truyền bệnh, nhưng nghiên cứu về muỗi truyền sốt xuất huyết Dengue tương đối muộn so với các nhóm động vật khác. Các nghiên cứu dịch tễ học đã khẳng định Ae. aegypti là véc tơ chính truyền bệnh sốt xuất huyết ở hầu hết các lãnh thổ trên thế giới (Smith, 1956 ; WHO, 1975). Loài muỗi này phân bố từ giữa 35o vĩ Bắc và 35o vĩ Nam, giới hạn ở những vùng có đường đẳng nhiệt 10oC. Như vậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là một trong 3 mắt xích tạo nên sự lan truyền tự nhiên. Nhiều công trình nghiên cứu về kiểm soát véc tơ, sinh thái học về sinh sản của muỗi Ae. aegypti và một số loài muỗi khác trên ốc sên ở Châu Phi (Milan Trpis, 1973); sinh thái bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus ở ba khu vực miền Nam Thái Lan (Warabhorn Preechaporn và cộng sự, 2006). Các tác giả đã xác định được những nơi sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh SXH là các dụng cụ chứa nước trong và ngoài nhà, tất cả các khu vực miền Nam Thái Lan đều có sự hiện diện của cả hai véc tơ Ae. aegypti và Ae. albopictus; sựphân bố ổ bọ gậy Aedes nguồn trong những dụng chứa nước tại những ổ dịch sốt Dengue ở Thái Lan. Nghiên cứu môi trường sống của muỗi sốt xuất huyết ở khu vực Tây Nam Nhật Bản (Eshita Y, Kurihara T, 1978); Sheppard, P.M, W.W. Macdonald, R.J. Tonn, và B. Grab (1969) đã nghiên cứu động lực học của quần thể Ae. aegypti trưởng thành trong mối quan hệ với sốt xuất huyết (DHF) ở Thái Lan; Chương trình giám sát và kiểm soát ở Bắc Queensland giai đoạn 2005 - 2010; sự phát triển mạnh của muỗi ở thành phố những nơi có dân cư đông đúc, vệ sinh môi trường kém (WPI, 1998). Từ năm 1913, Gaide đã thông báo về bệnh sốt Dengue cổ điển tại miền Bắc và miền Trung. Năm 1929, Boyé có viết về một vụ dịch sốt Dengue cổ điển (1927) ở miền Nam Việt Nam. Đến năm 1958, lần đầu tiên Chu Văn Tường và cộng sự có thông báo về một vụ dịch nhỏ SXH ở Hà Nội. Năm 1960, hai vụ dịch nhỏ ở Cái Bè và An Giang. Đến năm 1963, vụ dịch có xác định mầm bệnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó bệnh lưu hành, phát tán ra nhiều vùng khác nhau trên cả nước, xu hướng tăng dần vào những năm 1975, 1977, 1979, 1980, 1983, 1987 với tổng số bệnh nhân lớn dần: 40.544 (1977), 63.976 (1979), 95.146 (1980), 149.519 (1983), 130.000 (1987) và tỷ lệ mắc trên 10 vạn dân cũng tăng dần. Năm 1983 là năm có số ca mắc cao nhất với 260 bệnh nhân trên 10 vạn dân. Từ 1988-1998, SXH tiếp tục gây ra những vụ dịch lớn với số ca mắc/tử vong vào các năm 1988 (72.600/710), 1991 (92.122/347), 1995 (80.447/222), Từ 1995-1998 dịch gia tăng liên tục, bùng phát mạnh vào năm 1997 (107.188/226) và số ca mắc/tử vong gia tăng đột biến vào 1998 (234.920/377) tại 56/61 tỉnh, thành phố. Trước tình hình dịch SXH bùng phát mạnh, Chính phủ đã phê duyệt Dự án quốc gia phòng chống SXH thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm. | Hình 2. Sự lưu hành các týp virus Dengue tại miền Trung từ năm 1991 - 10/2010 (Bộ Y tế, 2010) |
Theo báo các của Bộ Y tế, năm 2010 dịch SXH xảy ra trên diện rộng, cả nước ghi nhận 128.831 ca mắc và 109 trường hợp tử vong và dịch bùng phát ở nhiều vùng. Số ca mắc tập trung chủ yếu ở miền Nam 58%, miền Trung 28%, Tây Nguyên 10% và miền Bắc 4%. Đặc biệt là miền Trung với số ca mắc mới 35.865/11.519 tăng 3,1 lần, số tử vong 24/8 tăng 3 lần so với năm 2009. Năm 2012, số người mắc bệnh sốt xuất huyết ở khu vực phía Nam là 67.158 người, trong đó có 61 người chết, tình hình dịch bệnh năm sau tăng hơn năm trước. Năm 2014, trong 5 tháng đầu năm có 10.127 số ca mắc sốt xuất huyết và 7 trường hợp tử vong, so với cùng kỳ năm 2013 số ca mắc bệnh đã giảm 41% và số người tử vong vì sốt xuất huyết cũng giảm 6 trường hợp. Khi phân lập virus tại các ổ dịch đều xác định có mặt 4 týp DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Nguyên nhân SXH gia tăng là do biến đổi khí hậu như nhiệt độ cao, mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh sinh sản, phát triển, các chỉ số giám sát côn trùng tại các điểm xảy dịch đều cao. | Hình 3. Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết từ năm 1997- 2005 (số ca/100.000 dân) |
Nhiềucông trình nghiên cứu ở Việt Nam xác định có 27 loài muỗi thuộc giống Aedes, trong đó có 2 véc tơ là Ae.aegypti (Linnaeus,1762) và Ae.albopictus (Skuse,1894)Bệnh SXH không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng bệnh nên các nghiên cứu đều tập trung tìm các biện pháp làm giảm mật độ bọ gậy, muỗi và ngăn cản sự tiếp xúc giữa người và muỗi Aedes. Vũ Đức Hương, Đỗ Thị Hiền (1987nghiên cứu đặc điểm sinh học muỗi Ae.aegypti phân bố chủ yếu ở thành phố, thị xã, đồng bằng ven biển và nông thôn. Nghiên cứu các biện pháp diệt véc tơ của Đặng Tuấn Đạt, Bùi Quang Lộc (2005)tại Đắk Lắk thấyAe.aegypti trú đậu chủ yếu ở dây treo quần áo trong nhà độ cao từ 1-2m (77,57%), màn (18,24%), thời gian tấn công hút máu mạnh nhất từ 9-10 giờ (16,86%) và 17-18 giờ (15,29%); muỗi Ae. aegypti đẻ trứng vào tất cả các dụng cụ chứa nước như bể xây (52,8%), dụng cụ phế thải (6,62%). Lê Khánh Thuận, Hồ Minh Hoàn (1992)nghiên cứu mùa truyền bệnh SXH tại Tp. Quy Nhơn xác định bệnh lưu hành suốt năm, đỉnh cao vào các tháng mùa mưa (9-11), muỗi Ae.aegypti luôn phát triển mạnh trước khi bệnh SXH bùng phát. Trần Vinh Hiển, Trần Khánh Tiên (1995), nghiên cứu đặc điểm sinh thái của Ae.aegypti tại đồng bằng sông Mê Kông thấy Ae.aegypti có mặt ở mọi nơi với mật độ cao, đậu chủ yếu trên quần áo, chăn màn, không đậu trên tường vách và sống trong nhà gần người. Đỗ Duy Bình, Nguyễn Bá Hành (2007)nghiên cứu về muỗi truyền bệnh SXH tại khu vực bệnh viện 87 và phụ cận Tp. Nha Trang đã xác định có mặt 2 véc tơ truyền bệnh, trong đó Ae.aegypti chiếm tỷ lệ (61,54%) so với Ae.albopictus (38,46%). Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Xuân Quang (2010) giám sát phòng chống SXH tại Tây Nguyên xác định có mặt cả hai véc tơ Ae.aegypti và Ae.albopictus. Phạm Văn Minh (2011)xây dựng bản đồ phân bố muỗi Ae.aegypti có vai trò truyền bệnh SXH và khủng bố sinh học giai đoạn 1999-2009, xác định muỗi Ae.aegypti có mật độ cao nhất ở các tỉnh/thành phía Nam và không có mặt ở 11 tỉnh vùng núi phía Bắc. Các biện pháp ngăn ngừa và phòng chống sốt xuất huyết được thực hiện thông qua chiến lược phòng chống sốt xuất huyết liên khu vực (Bi-regional Dengue Strategy) từ 2008-2015 của các vùng Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Chiến lược này bao gồm 6 yếu tố: (i) Giám sát sốt xuất huyết, (ii) Quản lý các ca bệnh, (iii) Đối phó dịch bệnh, (iv) Quản lý véc tơ lồng ghép, (v) Truyền thông giáo dục và vận động xã hội về bệnh sốt xuất huyết, (vi) Nghiên cứu sốt xuất huyết (kết hợp nghiên cứu thực hành và thiết lập). Tuy nhiên biện pháp phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng trong loại bỏ các ổ bọ gậy nguồn là rất quan trọng và bền vững trong chiến lược phòng chống sốt xuất huyết của mỗi quốc ra trên thế giới cũng như Việt Nam.
|