Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 4 1 2 7
Số người đang truy cập
4 7 3
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Muỗi hổ châu Á
Bệnh do virus ở châu Phi lan rộng

Ngày 18/6/2014. VOA News - Muỗi hổ châu Á (Asian tiger mosquito), một loài côn trùng mang bệnh, xâm lấn có thể lây lan sang các khu vực mới như là kết quả của sự nóng lên trên toàn cầu. Muỗi sinh sản nhanh hơn ở nhiệt độ ấm hơn và được biết đến là trung gian truyền virus Chikungunya.

Đó không phải là một căn bệnh khi bạn nghe nhiều về nó nhưng có thể làm cho một người cảm thấy khổ sở nhiều năm, đôi khi gây tử vong. Nó đang lây lan và các nhà khoa học mô tả các bệnh lây truyền do muỗi như là một mối đe dọa sức khỏe công cộng trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tên gọi Chikungunya xuất phát từ ngôn ngữ Kimakonde dọc theo biên giới Mozambique-Tanzania, có nghĩa là "trở nên méo mó" (to become contorted) mô tả những người mắc bệnh vì họ thường cúi gập về phía trước.

Tiến sĩ Scott Weaver, giám đốc Viện miễn dịch học và nhiễm khuẩn ở người(Institute for Human Infections and Immunity) tại Đại học Texas cho biết: "Đó là một loại virus do muỗi gây ra có nguồn gốc ở châu Phi và hiện vẫn lưu hành,chu trình lây lan ban đầu của nó liên quan đến muỗi sinh sống ở rừng và ở động vật linh trưởng không phải con người. Là loài vật chủ xương sống chính nhưng về mặt chu kỳ nó xuất hiện từ chu kỳ đó vào một chu kỳ ở đô thị liên quan đến con người với các loại muỗi khác nhau". Theo ông, sự xuất hiện gần đây nhất mang tính chu kỳ ở châu Phi xảy ra vào năm 2004: "Thường thì nó không đe dọa tính mạng, có một vài trường hợp tử vong, tỷ lệ tử vong gần đây ước tính khoảng 1 trong 1.000 người. Ngay cả khi không gây tử vong thì đó là một căn bệnh rất đau đớn và suy nhược, có thể làm mất khả năng của con người trong nhiều tuần đến nhiều tháng, thậm chí nhiều năm" và nó có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác: "Nó bắt đầu như nhiều bệnh truyền nhiễm giống cúm khác với khởi phát sốt đột ngột, đau đầu và nhức mỏi cơ thể nhưng phân biệt nó với hầu hết các bệnh khác là đau kèm theo sưng tập trung vào các khớp nhỏ như bàn tay, cổ tay và mắt cá chân. Sự kết hợp của sưng và đau có thể làm cho con người mất khả năng khá nghiêm trọng", Weaver nói.

Ông cho rằng Chikungunya hiện đang lưu hành ở Ấn Độ và nhiều khu vực của Đông Nam Á nhưng thiếu chẩn đoán chính xác có nghĩa là không rõ có bao nhiêu người ở đó đang bị nhiễm bệnh. Các ca bệnh đã được báo cáo ở miền bắc nước Ý vào năm 2007 và ở miền Nam nước Pháp vào năm 2010. Cuối năm ngoái, các ca bệnh đã được báo cáo trong vùng biển Caribbe và hai nước ở Nam Mỹ. Weaver không nghĩ rằng nó sẽ dừng lại ở đó: "Tôi nghĩ sẽ thấy một số trường hợp ở miền nam Hoa Kỳ, chúng ta có thể dự đoán khá tốt những gì sẽ xảy ra với Chikungunya vì đó là một căn bệnh và chu kỳ lây lan rất giống với virus dengue và chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm với sốt xuất huyết. Thông thường, với bệnh sốt xuất huyết chúng ta thấy các ca bệnh nằm dọc theo biên giới Mexico và miền nam Texas, sau đó là sự bùng phát lan truyền theo ổ dịch từ các du khách bị nhiễm nhập khẩu ở Florida".

Có hai chủng Chikungunya khác nhau: chủng từ phía đông châu Phi trong năm 2004 là có thể dễ dàng biến đổi và gia tăng khả năng lây nhiễm sang loài muỗi hổ châu Á, các con muỗi hút máu được tìm thấy trên khắp các lục địa, trừ Nam Cực. Một chủng châu Phi khác xuất hiện trong những năm 1950s là ít có khả năng thích ứng và lây nhiễm sang muỗi hổ châu Á là chủng được tìm thấy trong vùng biển Caribe, không có khả năng thích nghi có thể giới hạn sự lây lan. Hiện nay, vector chính của bệnh được gọi là muỗi gây sốt vàng (yellow fever mosquito).

Biến đổi khí hậu và phương tiện vận tải như tàu thủy có thể giúp phát tán muỗi mang bệnh, không có thuốc điều trị sẵn có, chỉ có thuốc để làm giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên, nghiên cứu vaccine đang được tiến hành và các thử nghiệm lâm sàng ở con người là sắp bắt đầu, một trong những ứng cử viên vaccine đã được phát triển tại Đại học Texas, một loại vaccine hiệu quả chống lại Chikungunya vẫn còn nhiều năm nữa. 

Ngày 21/06/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo voanews.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích