Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 05/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 3 1 9 3 9 2
Số người đang truy cập
1 1 9
 Chuyên đề Ký sinh trùng sốt rét
Thông tin cập nhật về loài ký sinh trùng sốt rét Plasmodium malariae

Nhiễm sốt rét do P.malariae có liên quan đến quá trình sinh ra phức hợp miễn dịch trên thận và có liên đới đến bệnh lý thận, các thương tổn quan trọng là dày lên của màng đáy cầu thận và tăng sinh tế bào nội mô mạch, các nghiên cứu trên khỉ nhiễm P.malariae cho thấy biểu hiện bệnh học tương tự như đã mô tả trên người.

Một bản tổng hợp về loài ký sinh trùng sốt rét Plasmodium malariae, loại sốt rét cách nhật hai ngày đã được ghi nhận trước đây trong y văn. Nhiều thông tin dựa trên các dữ liệu thu thập được trên các ca bệnh sốt rét được chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị bệnh giang mai thần kinh từ năm 1940 - 1963. Giai đoạn prepatent (thời gian từ khi mắc bệnh đến khi phát hiện ký sinh trùng ngày đầu tiên), các biểu hiện sốt, mật độ ký sinh trùng tối đa trong máu do nhiễm P. malariae cũng được ghi nhận và trình bày. Các trung gian truyền bệnh trên thực nghiệm và trên người cũng được đưa ra thảo luận. Các loài tinh tinh bị cắt lách (splenectomized chimpanzees) và khỉ New World dễ nhiễm và đóng vai trò như nguồn chứa ký sinh trùng và kháng nguyên cho nghiên cứu chẩn đoán và phân tử. Các khỉ ở Nam Mỹ nhiễm tự nhiên với ký sinh trùng P. brasilianum. Loài ký sinh trùng này hình như là P. malariae mà chúng dần thích nghi đối với người và rồi phát triển trên khỉ, có thể trong vòng 500 năm qua.
 

GIỚI THIỆU

Plasmodium malariae là loài ký sinh trùng gây ra một loại bệnh lý bệnh lý dã được nhận ra từ thời văn minh Ý và Ai Cập cách nay trên 2000 năm. Sốt cách hai ngày, cách nhật hay bán cách nhật là những thuật ngữ chỉ ra loại hình sốt được mô tả trên các bệnh nhân vào thời kỳ sớm của Hy Lạp. Sau khi khám phá ra bởi Alphonse Laveran vào năm 1880 (75) rằng tác nhân gây bệnh sốt rét là ký sinh trùng (KST) thì các nghiên cứu chi tiết về vi sinh vật này bắt đầu. Công trình đầu tiên của Golgi vào năm 1886 chỉ ra trên một số bệnh nhân có mối liên quan giữa chu kỳ phát triển 72 giờ của KST và tính chu kỳ tương tự trong cơn bộc phát (mô hình sốt, rét run trên bệnh nhân), ngược lại trên các bệnh nhân khác có chu kỳ 48 giờ (54). Ông ta kết luận rằng phải có hơn 1 một loài KST chịu trách nhiệm cho mô hình nhiễm trùng theo chu kỳ này.

Cuối cùng, các KST khác nhau sẽ tách ra và cho tên cụ thể. Năm 1890, Grassi và Feletti (58) tổng hợp từ các thông tin có sẵn về P. malariaeP. vivax với các phát biểu sau: “C'est pour cela que nous distinguons, dans le genre Haemamoeba, trois espèces (H. malariae de la fièvre quarte, H. vivax de la fièvre tierce et H. praecox de la fièvre quotidienne avec coutres intermittences etc.).” Tên hiện tại đối với các KST mà chúng ta thảo luận ở đây là P. malariae (Grassi và Feletti, 1890).
 

LỊCH SỬ

Plasmodium malariae có chu kỳ phát triển trong muỗ và trên các động vật linh trưởng (20). Khi các giao bào được “tiêu hóa’ bởi muỗi, một tiến trình gợi là thoát roi của các microgametocyte xảy ra, dẫn đến hình thành 8 microgamete di động. Sau khi thụ tinh của các macrogamete, một ookinete di động hình thành, xuyên qua màng peritropic gần bữa ăn máu và chu du đến lớp ngoài của ruột muỗi Anopheles. Ở đó, dưới lớp màng đáy, các hợp tử phát triển.

Sau khoảng 2-3 tuần, tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ, hàng trăm đến hàng ngàn sporozoites sinh ra trong mỗi oocyst. Các hợp tử vở ra và thoi trùng bị ly giải thành hemocoel trong muỗi. Các sporozoites được mang đi qua đường tuần hoàn bạch huyết đến tuyến nước bọt, ở đó chúng tập trung trong các tế bào tuyến. Trong quá trình tiêu hóa, một lượng nhỏ sporozoites (< 100) đi vào trong ống tuyến nước bọt và vào các mạch khi muỗi đốt người, khởi động cho chu kỳ trong gan.

Trên người, sau khi vào trong dòng máu, các sporozoites nhanh chóng xâm nhập vào gan trong vòng 1 giờ, ở đó trong một tế bào nhu mô gan thì KST trưởng thành khoảng 15 ngày. Cuối cùng, hàng ngàn merozoites sinh ra từ mỗi schizont. Tùy thuộc vào sự ly giải, các merozoites này xâm nhập vào các hồng cầu và bắt đầu chu kỳ hồng cầu. Không có bằng chứng thể ngủ trong gan như các loài khác của P. vivaxP. ovale trên người. Tuy nhiên, không phải tất cả các thể giai đoạn trong tế bào gan sẽ trưởng thành trong cùng một ngày; các mẫu sinh thiết chỉ ra các thể này có thể vỡ ra và ly giải các KST qua một vài ngày. Sau một chu kỳ phát triển trong hồng cầu, kéo dài trung bình 72 giờ, từ 6 - 14 (trung bình 8) merozoites được ly giải và tái xâm nhập vào các hồng cầu khác. Một số merozoites phát triển thành 2 thể giai bào (micro- và macrogametocytes). Khi chúng bị nuốt vào trong cơ thể muỗi, chu kỳ sẽ lặp lại.

VẬT CHỦ NGƯỜI

Giai đoạn ủ bệnh (incubation/ prepatent period)

Trong bệnh KST, giai đoạn này về mặt ký sinh trùng, tương đương với giai đoạn ủ bệnh nhưng về mặt sinh học thì chúng lại khác vì KST thực hiện các giai đoạn phát triển bên trong trong vật chủ. Chỉ có một số ít báo cáo về sự lan truyền của P. malariae đến người để xác định giai đoạn này. Giai đoạn này được xác định là thời gian từ khi nhiễm phải đến ngày đầu tiên phát hiện được KST trên lam nhuộm giêm sa. Shute và Maryon (104) báo cáo thời gian của giai đoạn này ngắn nhất là 16 ngày đối với chủng Tây Phi (West African strain). Boyd và Stratman-Thomas (10) cho rằng giai đoạn này kéo dài 27, 32 và 37 ngày đối với hai chủng khác nhau và Mer (86) lan truyền một chủng Palestin đến 3 bệnh nhân khác có thời gian của giai đoạn này là 26, 28 và 31 ngày. Thời gian này khoảng 23 và 26 ngày cũng được báo cáo bởi De Buck (42) đối với 4 bệnh nhân nhiễm chủng Vienna.

Nhóm tác giả Boyd và Stratman-Thomas (12) báo cáo là 28 và 40 ngày. Marotta và Sandicchi (81) cho biết thời gian ủ bệnh (là số ngày từ khi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên) là 23 và 29 ngày trên 2 bệnh nhân. Boyd (9) báo cáo 3 chủng bệnh nhân khác nhau có giai đoạn prepatent khoảng 28-37 ngày. Siddons (107) báo cáo giai đoạn prepatent chừng 30 ngày và Young và Burgess (120) báo cáo giai đoạn prepatent khoảng 29 và 59 ngày. Mackerras và Ercole (79) báo cáo một thời gian 24 ngày đối với chủng Melanesian, tác giả Kitchen (72) báo cáo thời gian trung bình của giai đoạn prepatent là 32.2 ngày (dao động 27 - 37 ngày) đối với chủng châu Mỹ P. malariae. Young và Burgess (121) truyền chủng USPHS của P. malariae đến các bệnh nhân và giai đoạn prepatent khoảng 33 và 36 ngày. Ciuca và cộng sự (18) báo cáo giai đoạn prepatent đối với chủng Romanian VS dao động từ 18 - 25 ngày. Lupascu và cộng sự (78) báo cáo giai đoạn ủ bệnh khảng 18-19 ngày đối với chủng VS; ngoài ra trên 4 bệnh nhân có giai đoạn prepatent dao động khoảng 21 - 30 ngày (48). Các nghiên cứu về lan truyền với chủng Nigerian liên quan đến 4 người tình nguyện, cho thấy giai đoạn này dao động 24 - 33 ngày (40). Do vậy, các dữ liệu này chỉ ra có một khoảng thời gian dao động rất rộng về thời gian lan truyền của muỗi liên đới đến P. malariae (16 - 59 ngày).
 

Sốt

Nghiên cứu chi tiết nhất về cơn bộc phát của P. malariae được Young và cộng sự (123) theo dõi 420 cơn bộc phát.Đỉnh sốt trung bình là 40,1°C (trực tràng), và ghi nhận cao nhất là 41,3°C. Sốt (≥ 38,3°C) dao động từ 5 - 32 giờ, trung bình là 10 giờ 58 phúc. Một số cơn sốt biểu hiện run lạnh, trong khi các cơn khác là không.

Một nghiên cứu hồi cứu về nhiễm P. malariae được tiến hành bởi McKenzie và cộng sự (83). Các dữ liệu này trích ra từ hồ sơ các bệnh nhân được điều trị giang mai thần kinh từ những năm 1940 - 1963. Trước khi ra đời penicillin điều trị giang mai, thì sốt rét là một trong những hướng hay liệu pháp điệu trị hiệu quả nhất đối với bệnh này (118). Người ta ước tính có thể 20% số bệnh nhân nhaaoj viện tại bệnh viện tâm thần của Mỹ bị giang mai thần kinh (62) và nhiễm P. vivax hay P. malariae là thực hành chuẩn trong điều trị bệnh. P. falciparum ít được sử dụng hơn vì khó chống lại tác nhân này. Người ta tin rằng một phối hợp lặp lại nhiều cơn sốt cao phối hợp với kích thích không đặc hiệu của hệ thống miễn dịch sinh ra bởi ký sinh trùng sốt rét với phát hủy của xoắn khuẩn. Vì hầu hết các bệnh nhân người Mỹ gốc Phi kháng lại nhiễm trùng P. vivax (do nhóm máu Duffy âm tính), họ thường được điều trị bằng cho nhiễm trùng P. malariae.

Bởi danh mục ngày có sốt trên ≥ 38,3°C và ≥ 40°C và sốt tối đa đối với 69 bệnh nhân được kiểm tra bởi McKenzie và cộng sự (83) không biết nhiễm sốt rét trước đó có mật độ KST P. malariae trong 60 ngày hay hơn. Đối với các bệnh nhân này, số ngày trung bình có sốt ≥ 38,3°C là 21,9 ngày và số ngày có sốt ≥ 40°C là 10,2 ngày. Thân nhiệt tối đa trung bình của 69 bệnh nhân là 40,9°C. Một bệnh nhân (S-1112) đã không biểu hiện sốt ≥ 38,3°C dù cho mật độ KST 4,100/μl. Sốt thường xảy ra mỗi 3 ngày một lần, song sốt cũng xuất hiện liên quan đến ly giải ra một quần thể ký sinh trùng mới. Vì sốt thường xảy ra vào ngày thứ 4 trên nhiều bệnh nhân, song nhiễm trùng P. malariae thường được gọi là sốt “quartan”.
 

Mật độ ký sinh trùng trong máu

Mật độ ký sinh trùng trong máu thường thấp so với các bệnh nhân nhiễm các loài khác như P. falciparum hay P. vivax. Điều này do một số yếu tố: (i) số lượng merozoite sinh ra trên một chu kỳ hồng cầu thấp hơn, (ii) chu kỳ phát triển 72 giờ bị kéo dài so với chu kỳ 48 giờ của P. vivaxP. falciparum, (iii) sự thiên vị của ký sinh trùng phát triển trong các hồng cầu già hơn và (iv) sự phối hợp các yếu tố này cho phép phát triển miễn dịch sớm hơn bởi vật chủ người. Trong số 69 bệnh nhân, mật độ KSTSR tối đa dao động 1.648/μl đến 49.680/μl, trung bình khoảng 8.875/μl (10.000/μl = 0,25% số hồng cầu nhiễm). Một số bệnh nhân có giai đoạn kéo dài mật độ KST trong máu và giai đoạn này kéo dài khi mật độ > 1.000/μl. Các bệnh nhân này trung bình là 50,5 ngày với mật độ đếm được > 1.000/μl. Khi đếm KST trên các bệnh nhân này là trung bình 40 ngày, mật độ KST đạt đỉnh thường khoảng 2 tuần và rồi duy trình tương đối ổn định. Mật độ trung bình thật sự không bắt đầu giảm đến ngày thứ 60 hoặc hơn.

Trên các bệnh nhân khác được nghiên cứu bởi nhóm McKenzie và cộng sự (83) nhiễm P. malariae sau lần nhiễm đầu tiên với loài KSTSR khác. 46 bệnh nhân sau dó nhiễm với P. falciparum. Mật độ KST tối đa dao động từ 312/μl đến 29.825/μl, trung bình là 6.608/μl. Thời gian tồn tại ký sinh trùng trong máu ngắn hơn và chỉ một vài ngày là có mật độ cao hơn > 1.000/μl. Tỷ suất giữa số ngày có sốt trên ≥ 38,3°C đến ≥ 40°C hầu như giống hệt với các bệnh nhân không có nhiễm trùng trước đó. Ngoài ra, có 39 bệnh nhân nhiễm P. malariae theo sau là nhiễm trùng P. vivax. Mật độ KST dao động từ 424/μl đến 19.624/μl, trung bình là 9.250/μl. Chỉ có 8 bệnh nhân nhiễm P. malariae sau nhiễm với P. ovale. Mật độ tối đa là 13.575/μl.

Tái phát sớm

Plasmodium malariae không có tái phát từ thể tồn tại trong gan. Tuy nhiên, ký sinh trùng tồn tại trong máu kéo rất dài một thời gian và có thể song hành với vật chủ người. Có nhiều báo cáo cho biết nhiều người đã rời khỏi vùng SRLH một thời gian nhưng sau đó hiến máu vẫn cho thấy người nhận vẫn phát triển nhiễm trùng - phải chăng có cơ chế KST tái phát (“recrudescence”) lại một thời gian ngủ yên (“dormancy”). Chẳng hạn, Collins và cộng sự (33) báo cáo một ca truyền máu mà trong đó người cho có khả năng nhiễm trùng mắc phải P. malariae tại Trung Quốc cách đó 50 năm. Vinetz và cộng sự (116) báo cáo một ca nhiễm trùng mắc phải ở Hy Lạp hơn 40 năm qua (và có thể lên đến 70 năm) trước khi cắt lách và chẩn đoán sau đó. Vì hầu hết số ca này là nhiễm trùng kéo dài được phát hiện sau khi hiến máu và truyền máu phát hiện, người ta cho rằng KSTSR đã tồn tại trong máu khi đó một mật độ rất thấp.
 

Giai đoạn tiền hồng cầu

Các giai đoạn trong mô tiền hồng cầu phát triển trong gan theo sau các sporozoites. Thời gian đòi hỏi trưởng thành và ly giải các merozoite từ các thể phân liệt trưởng thành đến khi chúng xâm nhập vào hồng cầu khoảng 15 ngày. Các giai đoạn trong mô của P. malariae lần đầu tiên được mô tả bởi Bray (13, 14) trong các mẫu sinh thiết gan lấy từ các con tinh tinh bị gây nhiễm bởi các thoi trùng. Các nhân tế bào vật chủ thường bị trương lớn và đẩy về một phía. Có trên 50% số tế bào nhu mô bị ký sinh, hai hoặc nhiều nhân có mặt. Tác giả cũng đã mô tả các thể 8-, 9-, 10-, 11-, 12- và 12.5 ngày tuổi. Các nhân này luôn luôn phân bố một cách ngẫu nhiên; không có pseudocytomeres, không có bằng chứng về sự hình thành các vách ngăn hay sự phân hợp bào và không có các thể phân liệt trưởng thành vào thời điểm đó.

Lupascu và cộng sự (77) ghi nhận các bệnh phẩm sinh thiết của một con tinh tinh vào thời điểm 12, 13, 14 và 15 ngày sau khi xuất hiện các thoi trùng P. malariae. Thể phân liệt được xem là trưởng thành vào lúc 15 ngày. Đặc điểm chính là sự trương phồng của các nhân tế bào vật chủ, nhiều khoảng không bào bên trong và ngoại vi, không có cytomeres, các clefts lớn, các thành phần bờ nhuộm đỏ và dải, mảng hay tấm bên trong các thể phân liệt trưởng thành.

Millet và công sự (87) báo cáo về sự phát triển của các giai đoạn tiền hồng cầu của P. malariae trên bệnh phẩm nuôi cấy các tế bào gan từ các con tinh tinh và khỉ Aotus lemurinus griseimembra. Các thể phân liệt được nhìn thấy trên các tế bào gan của tinh tinh vào thời điểm 8, 11, và 13 ngày sau thi gây nhiễm thoi trùng. Chỉ có 1 thể phân liệt được nhìn thấy trên tế bào gan của khỉ Aotus vào ngày thứ 13.

Vật chủ muỗi

Nhiều vật chủ muỗi khác nhau được cho là có khả năng lây truyền, ít nhất trong điều kiện thực nghiệm gây nhiễm của KSTSR này. Danh sách các vector này trình bày trong bảng. Các vector đó chứng minh có khả năng lây truyền P. malariae đến người trong điều kiện thực nghiệm. Sự phát triển của P. malariae trong muỗi đã được mô tả bởi một số công trình nghiên cứu. Nghiên cứu xác định đầu tiên được tiến hành bởi Shute và Maryon (105) liên quan đến sự phát triển của nó trên muỗi Anopheles atroparvus. Trong nghiên cứu khác của Collins và cộng sự (38) với muỗi Anopheles freeborni, khi ủ ở nhiệt độ 25°C, các thoi trùng xuất hiện trong tuyến nước bọt trong 17 ngày. Ở ngày thứ 6, đường kính trung bình của oocyst là 12 μm (9 - 14 μm). Các oocysts tiếp tục phát triển đến ngày 14 là có đường kính trung bình là 38 μm (20 - 65 μm). Sự biện hóa sớm và hình thành các thoi trùng rõ ràng là vào ngày 14.
 

PHÂN BỐ DỊCH TỄ HỌC

Nhìn chung, sự phân bố P. malariae thường đồng thời cùng không gian với P. falciparum. Tại các vùng lưu hành của châu Phi, nhiễm trùng P. malariae thường nhiễm phối hợp với P. falciparum. Trong một số trường hợp, sự có mặt nhiễm trùng P. malariae không rõ ràng trừ khi sử dụng kỹ thuật PCR để xác định những trường hợp nhiễm mật độ thấp. Plasmodium malariae có mặt lan rộng khắp khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, nhiều ở Đông Nam Á, Indonesia và đảo Tây Thái Bình Dương. Chúng cũng được báo cáo tại khu vực Amazon Basin của Nam Mỹ, cùng với Plasmodium brasilianum, một loại KST thường gặp ở các khỉ New World. Các ký sinh trùng này nhìn bên ngoài về hình thái có vẻ giống loài P. malariae mà chúng rất thích nghi với điều kiện tự nhiên phát triển trên khỉ sống trong điều kiện các quần thể dân cư ở Nam Mỹ đã định cư trong vòng 500 năm qua. Gần đây, P. malariae lưu hành tại châu Âu và một số nơi ở phía nam của nước Mỹ.

CHẨN ĐOÁN CẬN LÂM SÀNG

Việc chẩn đoán nhiễm trùng P. malariae chủ yếu dựa vào các xét nghiệm lam máu ngoại vi nhuộm giêm sa. Kỹ thuật PCR giờ đây đã sử dụng thường quytại nhiều la bô nghiên cứu để xác định chẩn đoán và phân định nhiễm phối hợp. Gần đây, tại Đông Nam Á, người ta chỉ ra rằng nhiễm trùng với loài ký sinh trùng sốt rét khi Plasmodium knowlesi trên người đã bị chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng P. malariae (68, 108). Việc xác định dựa vào PCR. Do đó, xét nghiệm kính hiển vi cẩn thận không đủ để xác định dương tính trong một số tính huống – nơi mà KSTSR khỉ như P. knowlesi hay P. inui có thể lan truyền sang người. Tại một số vùng Nam Mỹ, nơi mà người và khỉ sống đồng thời thì việc phân định nhiễm P. malariae với P. brasilianum khó có thể vì thực tế chúng có thể là một.
 

Giai đoạn đầu tiên xuất hiện trong máu là thể nhẫn được hình thành bởi sự xâm nhập của các merozoite bị ly giải do vỡ các thể phân liệt trong gan. Như mô tả của Coatney và cộng sự (20), các thể này phát triển chậm nhưng sớm chiếm1/4 đến 1/3 thể tích hồng cầu bị ký sinh. Các pigment gia tăng nhanh chóng và các KST phát triển một nửa đó có từ 30 - 50 hạt đen huyền. Khi KSTSR phát triển, chúng có nhiều hình thái khác nhau và thường kéo dài ra khắp tế bào vật chủ và chúng ta thường biết như các thể dải băng. Đây được xem là chỉ điểm chẩn đoán, mặc dù chúng đôi khi có thể nhìn thấy nhìn thấy ở các loài khác. Các tế bào vật chủ khác không trương phình lớn trong KSTSR để làm đầy bên trong các hồng cầu nhiễm.

Khoảng thời điểm 54 giờ, sự phân mảnh mới bắt đầu và vào giwof thứ 65, các tế bào vật chủ gần như được làm đầy và KST chứa đến 5-6 khối chất chromatin; hạt pigment thì nằm rải rác. Các nhân và bào tương bắt đầu phân tách và các hạt pigment bắt đầu trở nên cách ly và cụm lại trong một khối lỏng lẻo bên trong trung tâm của tế bào được bao quanh bởi các merozoite sắp xếp đối xứng hay không đối xứng. Số lượng merozoite có thể từ 6 - 14, nhưng trung bình là 8.

Các macrogametocyte trưởng thành có bào tương nhuộm màu xanh, đậm độ chắc và có nhâm nhỏ bắt màu đỏ. Hạt pigment nằm rải rác. Các KSTSR làm đầy hoàn toàn trong các tế bào. Bào tương của các microgametocyte trưởng thành có bắt màu nhuộm hồng hơi xanh. Các hạt pigment nằm hạn chế trong bào tương KST. Các nhân lan tỏa, bắt màu xanh hơi hồng và có thể chiếm đến một nửa hồng cầu nhiễm. KST dường như chiếm toàn bộ tế bào vật chủ. Thông thường số microgametocytes nhiều hơn macrogametocytes.

Snounou và cộng sự (109) ứng dụng kỹ thuật nested PCR để xác định chẩn đoán tất cả các loài KSTSR Plasmodium, sử dụng các đồi mồi đặc hiệu loài và đặc hiệu gen (genus- and species-specific primers) đích cho 18S rRNA gene. Thất bại trong phát hiện một số ca nhiễm trùng P. malariae đã dẫn đến tìm các cặp mồi thay thế đặc hiệu hơn cho loài này.
 

Các nổ lực gần đây đã định hướng trực tiếp liên quan đến triển khai kỹ thuật real-time PCR. Rougemonet và cộng sự (97) đã sửu dụng các cặp mồi liên quan đến vùng có tính bảo tồn cao của 18S rRNA gene của 4 loài Plasmodium gây nhiễm trên người, điều này cho kết quả chẩn đoán có độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

McNamara và cộng sự (85) đã mô tả một thử nghiệm có tên gọi PCR/ ligase detection reaction fluorescent-microsphere assay để chẩn đoán mức độ nhiễm trùng đối với tất cả loài KSTSR gây bệnh cho người, điều này cho thấy một tiềm năng hứa hẹn trong việc phát hiện các loài và tình trạng nhiễm phối hợp với các loài Plasmodium với nhau.

Sựu bảo tồn ký sinh trùng

Tính bảo tồn của các KSTSR còn sống nhờ vào nuôi cấy và giữ lạnh có thể là một nghiên cứu các vi sinh vật này không cần thông qua con đường liên tục. Vào năm 1955, Jeffery và Rendtorff (67) báo cáo việc bảo quản lạnh các KST P. malariae giai đoạn trong máu. Các giai đoạn này được giữ trong thời gian 20 - 60 ngày ở nhiệt độ âm -70°C. Sự bảo quản lạnh các hồng cầu nhiễm P. malariae giờ đây đã trở nên thường quy. Một lần nhiễm trùng được thiết lập trên các con tinh tinh và khỉ New World, các đợt nhiễm trùng sau đó hầu như thường do tiêm các hồng cầu bị ký sinh đã được giữ lạnh trong niơ lỏng, thường sau nhiều năm tích trữ. KSTSR thường lưu trữ trong chất glycerolyte (Baxter Healthcare Corp., Fenwal Div., Deerfield, IL) và mong đợi kết quả có sự sống sót của các KST này trong nhiều năm trong điều kiện bảo quản ở nhiệt độ thấp trong nitow lỏng. Các lam máu giọt dày và giọt mỏng để nghiên cứu miễn dịch huỳnh quang và công tác giảng dạy có thể chúng không cần để lạnh và cố định trong một thời gian dài. Song, mẫu máu động lạnh không phù hợp để chuẩn bị làm lam máutrong chẩn đoán kính hiển vi.

CÁC NGHIÊN CỨU HUYẾT THANH HỌC

Các xét nghiệm huyết thanh học không đủ đặc hiệu nhưng là một công cụ điều tra dịch tễ học tốt. Chúng cho phép đo lường hay đánh giá về sự phơi nhiễm với bệnh trong quá khứ. Các xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang phát hiện kháng thể (Immunofluorescent-antibody_IFA) đã được sử dụng từ lâu để đo lường sự có mặt các kháng thể chống lại P. malariae. Người ta chỉ ra rằng khi một nhiễm trùng trong thời gian ngắn, thì đáp ứng sớm giảm đi. Tuy nhiên, nếu thấy tình trạng tái phát hay tái nhiễm xảy ra, thì đáp ứng IFA tăng đến một nồng độ cao hơn và tồn tại trong nhiều tháng đến nhiều năm (27).

Các nghiên cứu về phản ứng chéo chỉ ra rằng P. brasilianum, một loài KSTSR trên khỉ Nam Mỹ hình như giống hệt với loài P. malariae, có thể sử dụng các test huyết thanh (26). P. fieldi, một loài KSTSR trên khỉ macaques từ Đông Nam Á cũng phản ứng chéo với P. malariae rất mạnh (26). Trong một nghiên cứu huyết thanh học của 498 mẫu huyết thanh thu thập trên người Nigeria, 43,2% số ấy dương tính với P. brasilianum (35). Đáp ứng thấp trên các trẻ em nhưng tương đương với P. falciparum với các mẫu huyết thanh của các trẻ em từ 13 tuổi trở lên. Trong một nghiên cứu tại khu vực rừng bản địa tại Malaysia, hầu như vắng mặt sự nhiễm trùng P. malariae trong một cuộc điều tra về KST, ngược lại về mặt lịch sử thì tỷ lệ được biết nhiễm trùng loài này là rất cao (38). Tuy nhiên, tỷ lệ đáo ứng IFA cao (51%) đối với P. malariae, có thể chỉ ra họ đã có nhiễm sốt rét trước đó hoặc tình trạng mật độ KSTSR dưới ngưỡng điều tra lam vì sự can thiệp thuốc sốt rét trước đó (38).

Cấu trúc của các gen circumsporozoite (CS) của loài KSTSR P. malariae lần đầu tiên được mô tả bởi Lal và cộng sự (74). Các nghiên cứu về huyết thanh học sau đó được thực hiện để đáp ứng với CS protein của P. malariae thông qua sử dụng đoạn lặp lại CS (NAAG)5 trên thử nghiệm ELISA. Trong một nghiên cứu ở Asembo Bay, Kenya có 59% số người có kháng thể chống lại các peptide; tất cả tỷ lệ dương tính tăng theo tuổi (43). Một nghiên cứu về dịch tễ học huyết thanh được tiến hành trên các bộ lạc Ấn Độ tại Amazon Basin của khu vực bắc Brazil, tác giả Arruda và cộng sự (41) tìm thấy hầu như tất cả người Metuktire và trên 90% người Asurini trưởng thành có kháng thể chống lại thoi trùng (antisporozoite antibodies) chống lại P. brasilianum/ P. malariae. Một loại kháng thể đơn dòng đặc hiệu đối với đoạn lặp lại epitope của CS protein của P. malariae được phát triển để phát hiện thoi trùng trên các muỗi nhiễm (22). Thử nghiệm (NAAG)5 ELISA cũng được sử dụng rộng rãi. Beier và cộng sự (7), xác định 3,2% của muỗi Anopheles gambiaeA. funestus nhiễm thu thập tại phía tây Kenya là nhiễm P. malariae. Điều này chứng minh là một công cụ dịch tễ học có giá trị để xác định các vector tiềm năng của P. malariae.
 

CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TỬ

Cochrane và cộng sự (21) cho ra một hybridoma tiết ra kháng thể đơn dòng chống lại CS protein của P. malariae (chủng Uganda I/CDC). Một thử nghiệm điện di 2 chiều cho thấy rằng CS protein được nhận ra bởi kháng thể đơn dòng chứa các epitope lặp lại. Các kháng thể cũng tác động mạnh với các thoi trùng của KST khỉ P. brasilianum nhưng không gắn với thoi trùng của P. falciparum, P. vivaxP. ovale. Các kháng thể đơn dòng đặc hiệu với một epitope lặp của CS protein của thoi trùng P. malariae được sử dụng để phát triển 2 vùng, một phản ứng ELISA dựa trên kháng thể đơn dòng để phát hiện thoi trùng trên muỗi (22). Các phần lặp lại chính được xác định là Asn Ala Ala Gly (NAAG), với hai đoạn lặp lại nhỏ hơn khác, Asn Asp Ala Gly (NDAG) và Asn Asp Gln Gly (NDEG). Trong một nghiên cứu tại Cameroon, chiều dài của đoạn gen CS protein thay đổi do số lượng đơn vị tandem lặp lại (115).

Một gen mã hóa small-subunit rRNA của P. malariae được giải trình tự thấy chứa các vùng duy nhất có thể sửu dụng như vật dò chẩn đoán (55). Các nghiên cứu chỉ ra một thể khác biệt trong trình tự gen small-subunit rRNA ở tỉnh Tứ Xuyên, miền Nam Trung Quốc và dọc theo biên giới Thái Lan – Myanmar bằng sự phân cắt 19 bp và 7 cặp thay thế trong đọan trìn tự gen đích (76). Do đó, có sự hiện diện của hai type khác nhau hoặc 2 dưới loài tiềm năng của P. malariae, dựa trên sự khác biệt về mặt phân tử của các KST tại châu Á.

Có một số dữ liệu về bộ gen KSTSR này, nghiên cứu chỉ ra trên gen mã hóa Cytochrome b (Cyt b) từ bộ gen ty thể chỉ ra P. malariae được phân tách ra từ các thành viên khác của loài Plasmodium nhiễm trùng trên linh trưởng (46). Plasmodium inuiP. malariae không hình thành một nhóm nguồn gốc, hội tụ mang tính chu kỳ về quá trình tiến hóa giống loài.
 

NHIỄM TRÙNG TRÊN LOÀI TINH TINH VÀ KHỈ

Những cố gắng gây nhiễm đối với khỉ Old World đã không thành công. Sự thích ứng đầu tiên của P. malariae đối với các loài khỉ New World đã được báo cáo bởi Geiman và Siddiqui (49). Các nghiên cứu khác đã được tiến hành với những loài khác nhau của khỉ AotusSaimiri (23, 28, 32, 33, 34, 36). Trên các con khỉ Aotus cắt lách, đếm mật độ KSTSR tối đa của P. malariae thay đổi đáng kể, từ 10 - 56.800/μl. Mật độ thường tồn tại trong nhiều tuần; tái phát (recrudescence) xảy ra và nhiễm trùng ở muỗi xảy ra sau đó (6). Mật độ KSTSR tối da trung bình lệ thuộc vào các loài động vật khác nhau. Khi 18 con khỉ Aotus không có tiền sử nhiễm trùng P. malariae trước đó, mật độ KST trung bình tối đa là 13.760/μl. Trên 29 con khỉ đã nhiễm trùng P. falciparum trước đây, thì mật độ KSTSR tối đa trung bình là 6.270/μl. Trên 46 con khỉ đã nhiễm P. vivax trước đó, đếm mật độ KSTSR tối đa khi nhiễm P. malariae là 1.488/μl. Sau khi nhiễm trùng trên 49 động vật trước đây có nhiễm cả P. vivaxP. falciparum, mật độ tối đa trung bình với P. malariae chỉ là 899/μl. Các khỉ Saimiri boliviensis cắt lách có mật độ tối đa thay đổi từ 6 - 22.134/μl.

Các con tinh tinh bị cắt lách được trình bày bởi Rodhain (95) và Garnham và cộng sự (48) cho thấy nhiễm dễ dàng. Bray (14) quan sát đếm KSTSR trên các con vật cắt lách dao động từ 25.000 và 50.000/μl, Garnham và cộng sự (48) cho biết mật độ KSTSR cao nhất là 160.000/μl. Trong một nghiên cứu trên 31 con tinh tinh bị cắt lách với tiền sử nhiễm trùng P. vivaxP. ovale khác nhau, mật độ cao nhất sau khi gây nhiễm chủng P. malariae từ Uganda dao động từ 930 -75.700/μl (29). Nhiễm trùng với các loài muỗi khác nhau trên 50% số ngày mà chúng ăn máu. Trên hầu hết các ca, nhiễm trùng ghi nhận khi đếm KSTSR tăng và giảm sớm xung quanh giai đoạn đạt đỉnh.

Năm 1920, Reichenow (91) nghiên cứu sốt rét trên các loài tinh tinh và khỉ đột ở Cameroon cho thấy nhiễm P. malariae. Blacklock và Adler (8) vào năm 1922 ở Sierra Leone và Schwetz (100, 101, 102) ở Belgian Congo cũng thấy P. malariae trên các động vật này. Năm 1939, Brumpt (15) đặt tên P. rodhaini liên quan đến KST sốt cách 3 ngày nhiễm ở tinh tinh và khỉ đột. Tuy nhiên, nghiên cứu lan truyền sau đó với KSTSR này phân lập trên tinh tinh tin chắc các nhà điều tra về KST đó thật sự là loài P. malariae (92, 93, 94, 96).
 

BỆNH HỌC

Watson vào năm 1905 (117) đã chú ý đến sự xuất hiện phù mạch trên một bệnh nhân mắc SR tại Malaysia và sau đó mối liên quan giữa nhiễm trùng P. malariae với hội chứng thận được mô tả một cách rõ ràng. Nhiều nhà nghiên cứu (9, 51, 52, 53, 110) chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ trong đặc điểm lâm sàng-bệnh học giữa sốt rét cách 3 ngày với bệnh lý thận. Hendrikse và Adeniyi (60) mô tả đặc điếm lâm sàng bệnh học này liên quan đến nhiễm trùng P. malariae và đề ra phức hợp miễn dịch có thể gây tổn thương cấu trúc cầu thận. Dixon (44) mô tả phức hợp miễn dịch trong thận của các bệnh nhân có hội chứng thận có liên quan đến KSTSR này.

Tổn thương quan trọng là dày lớp màng đáy cầu thận và tăng sinh tế bào nội mô mạch máu. (61, 71). Điều này cho biết có sự sắp xếp hình viền đôi (double-contour) hay hình đám rối qua phương pháp nhuộm acid-Schiff dương tính, có các sợ nhỏ argyrophilic (45, 61, 119). Vì tiến triển của bệnh, nên nhiều mao mạch bị ảnh hưởng, tổn thương lan rộng gây hẹp tiến triển và bít tắt hoàn toàn lòng mao mạch.

Kính hiển vi điện tử cho thấy có sự dày lên màng đáy cầu thận cùng với sự gia tăng các chất tựa như màng đáy ở các mật độ khác nhau trong vùng dưới lớp biểu mô (2). Hendrickse và cộng sự (61) phân mức độ nặng về thay đổi bệnh học dựa trên phần trăm cầu thận bị thương tổn. Nếu các bệnh nhân bị thương tổn đến 30% cầu thận thì chúng còn đáp ứng với liệu pháp. Tuy nhiên, nếu mức độ tổn thương cao hơn, chúng khó có thể đáp ứng tốt với liệu pháp. Bệnh lý thận có xu hướng diễn tiến mạn tính và không còn đáp ứng với điều trị bằng thuốc điều trị sốt rét và thuốc ức chế miễn dịch.

Aikawa và cộng sự (1) đã kiểm tra thận của các con khỉ Aotus nhiễm P. malariae và cho thấy rằng hội chứng thận nhìn thấy trên các con khỉ giống như bệnh lý trên con người. Về lịch sử , các cầu thận của khỉ nhiễm P. malariae biểu hiện dày và tạo thành nhiều lớp ở vùng màng đáy và tăng sinh lớp nội mạch. Kính hiển vi điện tử biểu hiện sự lắng đọng các chất trong vùng tế bào trung gian và dưới nội mạc. Các thay đổi này tồn tại phù hợp với viêm thận cầu thận tăng sinh màng, tương tự như nhiễm trùng P. malariae ở người.
 

SIÊU CẤU TRÚC

Các nghiên cứu siêu cấu trúc (ultrastructural studies) đã được thực hiện trên giai đoạn hồng cầu của P. malariae và trên các giai đoạn kén hợp tử (oocyst), hay thoi trùng trong cơ thể muỗi. Atkinson và cộng sự. (4) chỉ ra rằng P. malariae có hình thái khó có thể phân biệt và cấu trúc tương tự với các loài KSTSR trên linh trước khác. Sự sắp xếp về mặt cấu trúc của các protein bề mặt merozoite trong bào tương của các thể phân liệt sớm và trên bề mặt của các merozoite bắt đầu trưởng thành. Knobs có mặt trên các màng bị nứt Maurer. Các bằng chứng về hình thái học cho biết rằng protein vật chuyển giữa bề mặt hồng cầu và ký sinh tùng nội bào thông qua hai con đường: 1 là liên quan đến các vết Maurer để vận chuyển các vật chất liệu knob liên quan đến màng và một cái thứ hai là liên quan đến caveolae trong màng tế bào vật chủ để xuất hoặc nhập các chất chiết xuất từ ký sinh tùng hoặc vật chủ vào khắp bào tương hồng cầu.

Nagasawa và cộng sự (90) sử dụng kính hiển vi điện tử miễn dịch (IEM_immunoelectron microscopy) và kháng thể đơn dòng đối với CS protein của P. malariae nhằm xác định sự định vị siêu cấu trúc của protein này trong hợp tử ở ruột muỗi và thoi trùng trong tuyến nước bọt. Loại CS protein được tìm thấy dọc theo vỏ của các oocyst chưa trưởng thành nhưng hiếm khi nằm bên trong bào tương. Nó được phát hiện bề mặt trong của không bào ngoại vi trong suốt quá trình trưởng thành của oocyst và trên màng huyết tương của sporoblast. Các thoi trùng ở tuyến nước bọt và thoi trùng bên trong các hợp tử trưởng thành được đánh dấu giống nhau trên lớp bề mặt ngoài của màng bào tương. Các kháng thể chống lại P. brasilianum CS protein phản ứng với các thoi trùng P. malariae.
 

LIÊN QUAN VỚI CÁC LOÀI KÝ SINH TRÙNG KHÁC

Các loài KST của linh trưởng được sắp xếp dựa trên các đặc tính sinh học. P. brasilianum, loài KST gây nhiễm trên khỉ Nam Mỹ có thể là một sự thích nghi của P. malariae đến các loài linh trưởng của New World với sự giới thiệu có thể nhiễm trùng trên người Old World đến New World. Sự thích nghi có thể xảy ra trong vòng 500 năm qua với một lương lớn người từ châu Phi, nơi mà mà P. malariae lưu hành. Bản chất mạn tính của KST dễ dàng cho phép nó sống sót trên các vật chủ người trong quá trình lan truyền đến New World. Đường di chuyển của P. brasilianum đến người và P. malariae đến các khỉ New World cho thấy rằng sự lan truyền nội loài (interspecies transmission) như thế giữa linh trưởng và người là khả thi và dễ xảy ra.

Tại Đông Nam Á, các phức hợp KST khác có chu kỳ phát triển trong máu vật chủ 72 giờ là loài P. inui. Loài này cũng có thể gây nhiễm thực nghiệm đến người (19). Có hay không sự lan truyền như thế xảy ra trong tự nhiên chưa được mô tả. Tuy nhiên, các khỉ thường cho thấy nhiễm với P. inui có mối liên hệ gần gũi với người và nhiều loài muỗi khác có khả năng giúp lan truyền KST sang người. Về mặt hình thái học, có thể khó phân tách nhiễm trùng với KST khỉ như là P. knowlesiP. inui với loài P. malariae, đặc biệt nếu sự tin cẩn chỉ dựa trên lam máu giọt dày để chẩn đoán qua các hình ảnh minh họa, cho thấy các giai đoạn trong hồng cầu của P. malariae, P. inui P. knowlesi. Hoặc là không có các hồng cầu nhiễm các trophozoites của các KST này biểu hiện trương phình tế bào hoặc có hạt stippling nổi bật. Các xét nghiệm ban đầu trên lam máu, nếu từ một người thì ngay tức khắc sẽ loại ra nhiễm trùng với P. vivax và P. ovale, cả hai kết quả có trương phình các hồng cầu nhiễm và có hạt stippling, cũng không phải P. falciparum, điều này hiếm khi biểu hiện thể trưởng thành trong máu ngoại vi. Do đó, việc chẩn đoán sẽ về phái tả với P. malariae như một chẩn đoán chắc chắn. Chỉ có quan hệ gần với khỉ thì mới dề nghị làm thêm PCR hoặc nhạy cảm với khỉ để xác định nhiễm trùng loài Plasmodium khác hơn P. malariae.
 

Không có bằng chứng phân tử cho thấy rằng loài P. malariae có quan hệ gần với bất kỳ KSTSR linh trưởng nào từ trước kiểm tra (ngoại trừ P. brasilianum). P. malariae P. brasilianum hoặc là loài giống nhau hoặc là biến thể (variants) của các loài giống nhau. P. malariae dường như có mặt độc lập ở người (46). Song, không có mối liên quan chặt chẽ nào đến các loài Plasmodium gây nhiễm trên các linh trưởng và nguồn gốc tiến hóa của các loài này vẫn chưa rõ.

Ngày 02/07/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, ThS.BS. Huỳnh Hồng Quang
và Ths. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích