Tác động của ký sinh trùng sốt rét với muỗi sốt rét làm tăng sự lan truyền sốt rét
Ngày 11/9/2014. PLOS - Ký sinh trùng sốt rét cảm nhận và tác độngtrở lại tới sự hiện diện của muỗi làm tăng sự lan truyềnsốt rét (Malaria parasites sense and react to mosquito presence to increase transmission). Một bài báo mới đăng tải trênPLOS Pathogens cho rằng ký sinh trùng Plasmodium tác động trở lại tới muỗi đốt vật chủ và phản ứng của ký sinh trùng làm gia tăng sự lây truyền với các vector muỗi. Nhiều tác nhân gây bệnh được truyền bởi vết đốt của côn trùng,sự phong phú của các vectơ (khi các loài côn trùng truyền) phụ thuộc vào biến động theo mùa và yếu tố môi trường khác. Sylvain Gandon, từ CNRS ở Montpellier (Pháp) và các đồng nghiệp lần đầu tiên nghiên cứu sự phát triển lý thuyết về sự tiến hóa ký sinh trùng trong một môi trường thay đổi, sử dụng một mô hình toán học họ thấy rằng khi côn trùng có mặt chỉ một thời gian thì các chiến lược lan truyền "linh hoạt" (plastic) phụ thuộc vào khả năng cảm nhận và đáp ứng tới sự sẵn có của vector có thể vượt ra khỏi các chiến lược hằng định, ngay cả khi sự phát triển tiến hóa trước đây có liên quan đến một số chi phí phải trả để phù hợp với ký sinh trùng.
Các nhà nghiên cứu sau đó đã kiểm tra xem các chiến lược lan truyềnlinh hoạt như vậy có thực sự tồn tại đối với ký sinh trùng sốt rét hay không. Giống như nhiều ký sinh trùng khác, Plasmodium đi qua một giai đoạn của nhiễm trùng mãn tính trong đó hầu hết các ký sinh trùng đang ở một giai đoạn không hoạt động (hoặc tiềm ẩn) và số lượng ký sinh trùng trong máu là rất thấp, tuy nhiên thỉnh thoảng ký sinh trùng "tái phát" xa (relapse). Tái phát được đặc trưng bởi sự gia tăng số lượng ký sinh trùng trong máu nhưng những gì gây ra không được hiểu rõ do đó các nhà nghiên cứu tự hỏi (1) liệu muỗi đốt trong các vật chủ có thể gây ra tái phát ở Plasmodium trong quá trình nhiễm trùng mãn tính hay không (whether mosquito bites of the hosts can trigger relapses in Plasmodium during chronic infections) và (2) liệu tái phát có liên quan đến tỉ lệ lây truyền của các vector, tức là nhiễm trùng của muỗi hay không (whether relapses are associated with higher rates of transmission to the vector, i.e. infection of the mosquitoes). | Muỗi cái Culexhút máu trên bàn chân của một con chim hoàng yến (Hình A: hình ảnh do Flickr, Rachel Cramer và hình B: ảnh Jacques Denoyelle) chuyển thành các cấp độ cao hơn của kén hợp tử Plasmodium (có màu xanh) trong ruột muỗi (hình C; ảnh do Antoine Nicot và Jacques Denoyelle). |
Điều đặc biệt là các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu sự tương tác giữa Plasmodium relictum, ký sinh trùng gây ra phần lớn các trường hợp mắc bệnh sốt rét gia cầm ở các loài chim biết hót ở châu Âu và vector tự nhiên của nó là muỗi Culex pipiens. Chúng gây nhiễm chim hoàng yến nội địa với P.relictum và thử nghiệm liệu vết cắn của muỗi vằn Culexkhông bị nhiễm bệnh có thể gây ra sốt rét tái phát trong quá trình nhiễm trùng mãn tính hay không. Họ phát hiện ra rằng, trên thực tế số lượng ký sinh trùng trong máu thường tăng lên sau khi chim hoàng yến đã bị đốt, hơn nữa số lượng ký sinh trùng cao hơn sau khi muỗi đốt chuyển dịch sang tỷ lệ muỗi lây nhiễm cao hơn. Các nhà nghiên cứu tổng kết: "Phù hợp với dự đoán lý thuyết, chúng tôi thấy rằng P.relictum có khả năng thúc đẩy sự lan truyền riêng biệt trong giai đoạn mãn tính của nhiễm trùng ở động vật xương sống sau khi bị phơi nhiếm do muỗi đốt" và trong khi sự đóng góp của sự lan truyền mềm dẻo trong sốt rét ở người vẫn chưa được xác định thì các nhà nghiên cứu cho rằng sự hiểu biết tốt hơn về chiến lược này cuối cùng có thể cải thiện việc kiểm soát bệnh sốt rét. Ngoài ra, họ cho rằng "nhiều tác nhân gây bệnh khác cũng luân phiên giữa giai đoạn cấp tính và giai đoạn tiềm ẩn bao gồm virus Herpes Simplex, Mycobacterium tuberculosis, HIV và sự hiểu biết tốt hơn về các định tố sinh thái cũng như các ảnh hưởng tiến hóa chủ đạo về sự tái phát của ký sinh trùng không chỉ lợi ích về mặt học tập mà nó cũng hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả của các chiến lược y tế công cộng”. Ngày 16/9/2014 Ths.Bs. Lê Thạnh (Biên dịch từ sciencedaily.com)
|