|
Do biến đổi khí hậu muỗi truyền bệnh sốt rét có thể xâm chiếm các thung lũng núi của Nepal |
Sốt xuất huyết, sốt rét ở dãy Himalaya
Ngày 25/9/2014. Senckenberg Research Institute and Natural History Museum. Sốt xuất huyết, sốt rét ở dãy Himalaya (Dengue fever, malaria in the Himalayas). Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức và Nepal phân tích tình hình hiện tại của bệnh sốt rét và sốt xuất huyết ở dãy Himalaya của Nepal nêu bật cách thức chúng nảy sinh do biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa (climate change and globalization). Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức và Nepal từ Hội đồng nghiên cứu y tế (Health Research Council) Nepal, Đại học Goethe và Trung tâm nghiên cứu khí hậu và đa dạng sinh học (Biodiversity and Climate Research Centre) LOEWE phân tích tình hình hiện nay của các bệnh này ở nước Himalaya của Nepal và nêu bật cách thức chúng nảy sinh mạnh do biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa. Sốt xuất huyết: nguy cơ cao, ít hiểu biết (Dengue fever: high risk, little knowledge) Mặc dù trường hợp đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết ở Nepal chỉ được báo cáo vào năm 2004, đất nước này đã bị rung chuyển bởi một dịch bệnh đã có trong năm 2010. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLoS về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (Neglected Tropical Diseases), các nhà nghiên cứu báo cáo rằng các loài muỗi có thể truyền virus sốt xuất huyết đã xâm chiếm các vùng núi và thung lũng ở độ cao trung bình ở Nepal bao gồm cả thủ đô Kathmandu. Số liệu điều tra từ vùng đồng bằng và vùng cao nguyên của Nepal được công bố trên Tạp chí PLoS onE cho thấy người dân địa phương chỉ biết rất ít về căn bệnh này: mặc dù khoảng 75% số người trước đó đã nghe nói về bệnh sốt xuất huyết nhưng chỉ có một số ít người biết cách lây truyền của virus và các triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết, trong khi phần lớn đã có một thái độ tích cực đối với các biện pháp để ngăn chặn muỗi sinh sản nhưng trong thực tế việc thực hành của họ là rất khác nhau tùy thuộc vào khu vực. "50% của tổng số dân Nepal sống ở vùng đất thấp ấm áp hơn và đặc biệt dễ bị tổn thương bởi vì ở đó, muỗi có thể sinh sản thành công hơn, điều thú vị là những người này thực hiện các biện pháp phòng chống ít hơn những người sống ở vùng cao nguyên”. Meghnath Dhimal của Hội đồng Nghiên cứu Y tế Nepal-người đã tiến hành các nghiên cứu như một phần của để tài nghiên cứu tiến sĩ của mình như là một học giả của Cơ sở trao đổi hàn lâm Đức (German Academic Exchange Service_DAAD) tại Đại học Goethe cho biết. "Một cách giải thích có thể là sư phiền toái do muỗi chỉ mới xuất hiện gần đây ở nhiều khu vực vùng cao của Nepal trong sự trỗi dậy của sự nóng lên trên toàn cầu và hệ thống giao thông tốt hơn, vì vậy người dân ở đó cho thấy một sự quan tâm lớn hơn trong việc kiểm soát những căn bệnh mới đến đầy nguy hiểm", Tiến sĩ Ulrich Kuch, Trưởng khoa bệnh nhiệt đới và y tế công cộng (Department of Tropical Medicine and Public Health) tại Viện y học lao động, y xã hội và y học môi trường (Occupational Medicine, Social Medicine and Environmental Medicine) của Đại học Goethe và là một tác giả của nghiên cứu cho biết. Sốt rét: các ca nhập khẩu là một thách thức (Malaria: Imported cases as a challenge) Mặc dù có môi trường chính trị và kinh tế khó khăn nhưng Nepal đã có những thành tựu to lớn trong loại trừ sốt rét trong 50 năm qua, một nghiên cứu của nhóm nghiên cứu tương tự ở Malaria Journal nhấn mạnh vào giữa những năm 1980s, số trường hợp mắc sốt rét ở Nepal khoảng 42.000 mỗi năm đã giảm xuống còn khoảng 2.000 vào năm 2012 chỉ với một ca tử vong được báo cáo. Thành công này là kết quả của phương pháp điều trị mới (new treatments), sự phân bố của màn tẩm hóa chất tồn lưu dài lâu (distribution of insecticide impregnated mosquito bed-nets) và việc tiếp cận các dịch vụ y tế miễn phí do nhà nước (access to free health services run by the state). Tuy nhiên những thách thức lớn vẫn còn, tác giả chính của nghiên cứu Meghnath Dhimal cảnh báo một đợt bùng phát bệnh sốt rét có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay cả ở các khu vực có nguy cơ thấp sau những thay đổi nghiêm trọng trong hệ sinh thái hoặc các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và có sự gia tăng liên tục về số lượng các trường hợp sốt rét nhập khẩu. Ngoài ra, nguy cơ lây truyền bệnh sốt rét ở các vùng ôn đới có thể tăng do hiện tượng ấm lên toàn cầu (global warming) có tác dụng rõ rệt hơn ở các vùng có vĩ độ cao cao hơn (higher altitudes) của Nepal. Bài học của Nepal cho châu Âu (Nepal's lessons for Europe) Bệnh sốt xuất huyết và sốt rét cũng là mối quan tâm sức khỏe cộng đồng ở châu Âu, ngoài biến đổi khí hậu có những điểm tương đồng khác với Nepal như các vụ dịch sốt rét khu trú ở miền nam châu Âu, một sự lây lan nhanh chóng của các loài muỗi ngoại lai có thể truyền virus sốt xuất huyết và hàng ngàn du khách mỗi năm người trở về nhà mang virus. "Chúng tôi lo ngại rằng đối với bệnh sốt xuất huyết du khách có thể bị nhiễm trở lại ở những vùng muỗi hổ trở nên phổ biến-đây là một phần rộng lớn của châu Âu ở phía nam của dãy Alps- mà muỗi có thể đốt và sau đó truyền virut", Tiến sĩ Kuch kết luận. Nâng cao nhận thức của nhân viên y tế và người dân nói chung về kiểm soát muỗi và sự lan truyền và các triệu chứng của bệnh đang ngày càng được công nhận là một vấn đề quan trọng ở châu Âu giống như những nhiệm vụ mà các nhà nghiên cứu đề xuất cho Nepal.
|