Bệnh do rận mu Pthirus pubis đi kèm số bệnh lây truyền qua đường tình dục
Thời gian gần đây, phòng khám các Viện Sốt rét-KST-CT và các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước tiếp nhận điều trị nhiều trường hợp rận mu, trong đó hầu hết bệnh nhân đều sống trong điều kiện nông thôn hoặc có cả ở khu vực thành phố, một sô thầy thuốc báo cáo dưới dạng ca bệnh rải rác với tác nhân rận mu này. Giới thiệu và các tiếp cận chưa thích hợp trong điều trịRận mu hoặc Pubic lice, hoặc rận cua (Crab louce) do loại con trùng có tênPhthirus pubis vẫn là một quần thể ký sinh trùng (parasitic population) trên thế giới nhiễm với tỷ lệ 2-10% dân số tùy thuộc vào từng vùng địa lý, khí hậu khác nhau và số ca báo cáo trên các bệnh nhân phát hiện, và con số này như hằng định kể từ cách nay 10.000 năm. Các vụ dịch vào những năm 1970 đã được ghi nhận, nhưng sự ghi nhận không hoàn toàn đầy đủ không thể ngăn ngừa làm cắt đứt chuỗi lan truyền trong quần thể khi đó. Mức độ nhiễm trùng hiện tại ở quần thể nhóm sinh viên trong các làng ở Mỹ đã được điều tra. Kiến thức và các ý kiến của các sinh viên cũng được ghi nhận qua một điều tra trên mạng (online survey) đối với các sinh viên trường cao đẳng và đại học khi tham gia vào một khoa y tế cơ bản ở đại học East Coast University. Trong một nhóm gồm 817 sinh viên, 35 kinh nghiệm được báo cáo với bệnh rận mu hoặc bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục khác. Kiến thức, thái độ niềm tin và điều trị cũng được điều tra trên 782 sinh viên – những người chưa có kinh nghiệm với bệnh rận mu hoặc mắc nhiễm trùng lây qua đường tìn dục. Các sinh viên này kháng sinh như một thuốc quan trọng để điều trị bệnh rận mu. Họ cũng tỏ ra thái độ “âm tính” với việc sử dụng các chế phẩm kem thoa diệt côn trùng (pesticide crèmes), trong khi đây chính là toa thuốc hiệu quả nhất. Các triệu chứng và con đường lan truyền cũng được ghi nhận trên các sinh viên điều tra. Báo động rận mu xuất hiện ở bệnh nhân nhiều vùng khác nhau Về phân bố bệnh, rận mu có thể phân bố và có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, ngay cả các quốc gia đang phát triển và phát triển, nơi có điều kiện vệ sinh tốt. Tại nhiều quốc gia thường số liệu báo cáo về bệnh rận mu đi cùng với số liệu các bệnh lây qua đường tình dục (STDs/ STIs). Và thông thường có các dữ liệu đó, các nhà y tế hoặc các nhà chính sách xác định sự nổi trội các loại bệnh và xu hướng bệnh của từng nhóm bệnh trong từng giai đoạn khác nhau tại các quốc gia đó. Các ghi nhận cahcs nay 10 năm có cả Mỹ, các quốc gia châu Âu và Nam My, một số nhà tù báo cáo rải rác. Việc nghiên cứu về dịch tễ học rất quan trọng vì xác định sự lan truyền cũng như mối liên uqna với mọt số bệnh truyền qua đường tình dục khác. Một số trường học nội trú như cao đẳng, đại học, khu quân đội, nhà tù, khu tâp trung,…dễ phát hiện ca bệnh nhiều hơn những nơi khác. Về lý thuyết, chúng ta hay goi là rận mu song thực tế, tác nhân gây bệnh này không những ký sinh và gây triệu chứng ở vùng mu mà còn gây ra các dấu chứng, triệu chứng khó chiu tại nhiều vùng khác lân cận như vùng bẹn đùi, háng của bệnh nhân, nách. Do tính chất bệnh dễ lây lan, dặc biệt lây qua cho vợ hoặc chống, lây cho bạn tình khi quan hệ tình dục hoặc có cuộc sống tình dục với nhau, …là các điều kiện dễ tạo thuận lợi cho tác nhân phát tán và lây lan. Về giới tính coh thấy cả hai giới đều có cơ hội mắc như nhau. Rận mu có tên khoa học là Phthius pubis, là loại côn trùng nhỏ hút máu, sống ký sinh trên người vàđộng vật có vú. Rận mu còn được gọi là rận bẹn (vì gặp nhiều ở lông vùng bẹn) hay rận cua (vì nhìn giống như con cua nên một số tài liệu nước ngoài ghi là crabs). Vòng đời của rận mu gồm 3 giai đoạn: trứng, thiếu trùng và rận trưởng thành. Thời gian từ trứng phát triển đến con trưởng thành mất khoảng 2 tuần. Trứng rận có màu trắng, dính chặt vào lông. Thiếu trùng có hình dạng giống rận trưởng thành nhưng nhỏ hơn nhiều. Rận mu trưởng thành có thể hút máu người vài lần trong một ngày. Rận mu sẽ chết trong khoảng vài ngày nếu nó không tiếp xúc được với cơ thể người. Con rận mu trưởng thành có màu xám trắng, thường sống ở lông của vùng mu và đẻ trứng vào gốc của lông mu. Nếu bị nhiễm rận mu nặng và nhiều, nó có thể phát tán đến các vùng lông khác của cơ thể như lông đùi, lông ngực, lông nách, lông mi, lông mày, râu nhưng ít gặp ở tóc. Chân loại rận này có nhiều móng vuốt cong như càng cua nên chúng bám rất chắc vào các sợi lông trên cơ thể con người. Thông thường, rận nằm sâu trong lỗ chân lông, chỉ ló phần đầu ra ngoài nên rất khó khăn trong việc phát hiện và bắt chúng. Kích thước thông thường của rận mu là 1,3-2 mm, màu trắng và có khả năng biến đổi màu giống với màu da người. Loại côn trùng này gây nên bệnh rận mu, hút máu ở những khu vực nhạy cảm trên cơ thể, đặc biệt là nam giới - "rừng rậm" của cánh mày râu rậm rạp và cứng hơn so với nữ giới nên rận mu có thể tha hồ "tung hoành" mà không bị văng ra ngoài. Rận mu lây lan từ người này sang người khác chủ yếu qua quan hệ tình dục hoặc các sinh hoạt tiếp xúc thân mật giữa người với người. Rận mu còn có thể bám trên chăn, ga, gối, đệm, chiếu, quần áo nên cũng dễ lây qua những người khác trong gia đình. Do đó rận mu không chỉ ký sinh ở người lớn,mà chúng còn ký sinh ở cả trẻ em và cả ở hai giới nam và nữ. Vị trí ký sinh và sinh triệu chứng có thể là vùng lông mu, lông bẹn, tóc, mi mắt, bờ mi, lông mi,… Sự tiến hóa sinh học của rận mu, rận đầu và rận trên cơ thể cho thấy có sự khác nhau về mặt hình thái học thành hai loài ngoại ký sinh (ectoparasites). Các phức hợp chấy rận ở người gồm có hai loài: Pediculus humanus (variants Pediculus humanus var. corporis và Pediculus humanus var. capitis là các rận đầu tiên. Rận mu là một giống và loài khác thứ hai, Pthirus pubis. Chấy rận ở đầu (Pediculus humanus var. capitus là loại hay gặp nhất trong số 3 loài, đặc biệt ở trẻ em tuổi học đường. Các rận cơ thể chỉ là một trong số phức hợp có khả năng lan truyền bệnh do vi khuẩn gồm có sốt chiến hào, epidemic typhus và sốt tái phát do rận. Không giống như rận đầu và rận mu, thì rận cơ thể liên quan đến điều kiện vệ sinh kém, tình trạng kinh tế xã hội thấp và các thảm hoạt thiên tai, lũ lụt. Các rận mu thích nghi với một đời sống tĩnh tại trên lông mu và đôi khi trên mi mắt và lông thân mình. Chúng thường lan truyền thông qua con đường trong quá trình quan hệ tình dục và có liên quan rõ ràng với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tất cả trường hợp nhiễm trùng rận được chẩn đoán bằng việc xác định các con rận còn sống trưởng thành và trứng còn sống có thể nhìn thấy được trên lông, tóc, mi mắt và tại các vùng đặc biệt của cơ thể. Các trứng trống rỗng dính với sợi lông không được chẩn đoán là nhiễm trùng đang hoạt động. Tỷ lệ nhiễm mới rận mu trong các điều tra gần đâyNhiễm trùng rận mu Pthirus pubis điển hình là một gánh nặng bệnh tât trên thế giới với khoảng 2% và chủ yếu gặp trên quần thể người lớn. Các thông tin ghi nhận thường có liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục trên lâm sàng hoặc dữ liệu trong y học du lịch. Trong một báo cáo gần đây đề cập đến số lượng và loại ngoại ký sinh trên các du khách đi từ nơi hác trở về Anh, chỉ 7/73 ca (1,6%/ năm) mẫu nhiễm côn trùng được ghi nhận trên các bệnh nhân có triệu chứng trong những năm 1994-2000 được xác định là loài Pthirus pubis. Tuy nhiên, tại các quốc gia mà ở đó du khách có thể đến thăm, số nhiễm trùng có thể còn lớn hơn nhiều. Tại Nepal, chẳng hạn một nhóm chứng nghiên cứu về rận trên các trẻ em cho thấy tỷ lệ mắc rận khoảng 7% rận mu với rận đầu tóc, và 9% mắc rận mu và rận cơ thể hay thân mình. Bignell tìm thấy khoảng 3,5% số nam giới và 2% số nữ giới nhiễm rận mu ở đường sinh dục qua sàng lọc lâm sàng ở Anh vào năm 1991, nhưng chỉ 1% vào năm 20014. Varela và cộng sự tìm thấy tỷ lệ nhiễm hàng năm ở Tây Ban Nha theo ghi nhận các bệnh lây truyền qua đường tìn dục là từ 1,3 – 4,6% từ giai đoạn 1988 - 2001. Tại Úc, tác giả Hart và cộng sự báo cáo từ năm 1988-1991 tỷ lệ mắc rận mu Pthirus pubis trên nam giới đến khám tại các phòng khám STDs là 1,7% và phụ nữ là 1,1%. Trên các bài báo khác từ 1990-2006 đánh giá nhiễm trùng rận mu trên các bệnh lý truyền qua đường tình dục đến khám sàng lọc và sàng lọc các bệnh trên đối tượng mại dâm là 2,2%. Ngoài ra, điều quan trọng là xác định mức độ thông tin trên các quần thể đối tượng nhạy cảm có thể là một vấn đề cần quan tâm đến điều trị và lây truyền bệnh. Các thông tin về khả năng nhiễm đồng thời các bệnh STDs và về hiệu quả điều trị là cần thiết đối với các đối tượng nhạy cảm đó, như là sinh viên trong các trường đại học, ở đó hoạt động tình dục diễn ra từ 70-90%. Do vậy, có một dự án triển khai thực hiện điều tra trên các sinh viên đại học ở đại học East Coast University để nhằm tìm hiểu về vấn đề này. Vì các yếu tố liên quan đến văn hóa, e dè, mắc cỡ, ý kiến bất đồng và quan niệm khai bệnh,…đã làm cho vấn đề tiếp cận y tế các đối tượng mắc bệnh trở nên khó khăn hơn và vì thế các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng rất khó phát hiện và điều đó sẽ là nền tảng lây rộng trong cộng đồng. Việc đưa ra truyền thông thay đổi hành vi, giáo dục sức khỏe, tiếp cận các biện pháp phòng ngừa thiết thực, giám sát bệnh tổng thể sẽ là các biện pháp can thiệp giảm bệnh tật nới chung về đường tình dục và rận mu nói riêng rất hiệu quả. Biểu hiện của bệnh và thái độ xử trí Rận mu là một loại côn trùng có chân, nhưng không có cánh, màu giống với màu da của người bệnh hoặc sậm vàng hơn. Rận có khả năng đổi màu nên rất khó nhìn thấy chúng. Rận mu hút máu người ở nơi chúng ký sinh như ở chân lông mu, dương vật, bìu, bẹn, bao quy đầu, nếp kẻ da nơi vùng ấm và ẩm. Rận mu thường hút máu nhiều lần trong một ngày, gây ra cảm giác khó chịu,ngứa và dát đỏ do bệnh nhân gãi ở vùng da bị thương tổn. Chất độc ở tuyến nước bọt của rận xâm nhập vào da qua vết đốt có thể gây nên tình trạng cơ thể bị mệt mỏi và có cảm giác bị bệnh. Tại vết chúng hút máu thường xuất hiện nốt mẩn đỏ, chấm đỏ và gây ngứa rất khó chịu. Có khi vết hút máu là những vết thâm đen và chai cứng, nên quá trình chẩn bệnh đôi khi có thể bị nhầm lẫn với một số thương tổn khác trên da của bệnh nhân, khi đó việc xét nghiệm bệnh phẩm hoặc bắt được tác nhân là quan trọng và xem như chuẩn vàng trong chẩn đoán. Do ngứa dữ dội, bắt buộc người bệnh phải gãi nên bị trầy xước da, dẫn dến nhiễm khuẩn da. Nhưng cũng có các nốt đỏ, mẩn đỏ không ngứa. Có thể thấy hạch vùng bẹn sưng, đau. Ngoài cư trú và đẻ trứng ở lông vùng sinh dục, rận mu có thể trú ở cả lông các nơi khác, ở cả lông mi, lông mày hoặc có thể thấy ở cả tóc nhưng ít gặp. Do rận mu bám rất chắc vào các gốc chân lông nên có thể phải dùng vật cứng cạy rận mới bong tróc ra được. Trứng của rận mu màu trắng bám chắc ở lông. Ngứa, thường là các khu vực có lông hay tóc. Do cơ thể quá mẫn với nước bọc của rận mu nên cơn ngứa có thể trở nên dữ dội hơn trong hai hoặc nhiều tuần sau khi nhiễm bệnh. Ở một số bệnh nhân xuất hiện những chấm có màu xám xanh hoặc xám đen ở những vùng bị rận hút máu, các chấm này có thể kéo dài trong nhiều ngày. Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, chấm đỏ kèm ngứa ngáy và khó chịu. Cũng có thể quan sát thấy trứng và rận mu bám trên cơ thể bằng mắt thường. Phát hiện và Chẩn đoánBệnh rận mu thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra kỹ lông mu để kiếm trứng, ấu trùng hay rận trưởng thành. Rận và trứng có thể được gắp ra bằng kẹp hoặc dùng kéo cắt vùng lông/tóc bị nhiễm rận (ngoại lệ không thể dùng phương pháp này nếu rận sống ở lông mi). Có thể dùng kính lúp hoặc kính hiển vi để xác định chính xác. Nếu một trong những thành viên trong gia đình bị nhiễm bệnh, toàn bộ gia đình cần phải được kiểm tra và chỉ có những người đang bị nhiễm những con rận còn sống mới cần được điều trị. Khuyến cáo bệnh nhân cũng nên kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Thái độ xử trí và điều trịKhi bị bệnh, cần làm sạch nơi ở để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP để diệt rận. Có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt. Ngoài ra, có thể dùng thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin trong các bình xịt muỗi. Bên cạnh đó cần sinh hoạt tình dục an toàn và lành mạnh để tránh lây nhiễm. Để phòng bệnh rận mu thì có khuyến cáo cho rằng không nên mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, chiếu và khăn tắm, không quan hệ tình dục bừa bãi, không mặc quần lót chật nhất là vào mùa nắng nóng. Về thái độ xử trí, làm vẹ sinh / cạo sạch lông ở vùng mu và vùng bẹn, tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ 2 - 3 lần/ngày. Sử dụng hóachất diệt côn trùng để diệt rận mu dạng dầu nước, nhũ tương hoặc bột chứa pyrethroid tổng hợp, không làm rát da và ít gây nên các phản ứng phụ. Dùng xà phòng hóa chất chứa 1% permethrin, thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp tắm rửa để diệt rận mu. Bôi thuốc DEP để diệt rận. Dùng bông gòn, thấm dầu hỏa bôi lên vùng có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt. Dùng lá xoan còn tươi giã nát lấy nước bôi lên vùng có rận hay dùng cây ruốc cá đập giập, lấy nước thoa lên vùng có rận. Điều trị bệnh rận mu thực ra không khó, nhưng bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc về điều trị mà cần đi khám để được bác sĩ chỉ định cụ thể nhằm diệt rận mu và trứng của nó triệt để. Các hóa chất khuyến cáo sử dụng trong điều trị bệnh rận mu pediculosis Treatment | Sử dụng an toàn | Hiệu quả | Kháng thuốc | 0.33% pyrethrins + dầu gội PBO | Tốt Dùng cho tóc, rửa lai sau 10 phút | 95% diệt trứng trên các chủng nhạy. | Đang gia tăng | Rửa nhẹ hoặc thoa nhẹ bằng kem 1-5% permethrin | Tốt Thoa nhẹ kem 1%, rửa sạch lại sau 10 phút. | Tồn lưu 2 tuần. | Đang gia tăng | Dầu gội 0,5% malathion | Dễ cháy, nguy cơ độc tính của phospho hữu cơ. | 95% diệt trứng trên các chủng nhạy, giết chết nhanh, tồn lưu tốt. | Đang gia tăng | Dùng dạng kem lót 1% Lindane và dầu gội (không khuyến cáo tại Mỹ) | Độc tính thần kinh tiềm tàng do độc tính chlor hữu cơ. Chỉ sử dụng như phương cách lần cuối cùng. Rửa sạch sau 4 phút. | 95% diệt trứng, không tồn lưu | Đang gia tăng | Dầu gôi Ivermectin 0.8 % (không có sẵn ở Mỹ) | Tốt. Áp dụng cho tóc, rửa sạch sau 5 phút. | Tốt | Không |
Phòng bệnh rận mu Vì con đường lây nhiễm, rận mu lây từ người sang nguời chủ yếu qua con đường tình dục. Ngoài ra, các vật trung gian như quần áo, chăn màn, giường, chiếu, tấm trải giường cũng khiến rận mu phát tán và lây lan. Do vậy, khi bị rận mu cắn, bạn nên chủ động đi khám hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để có thuốc bôi đặc trị. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi khi chưa có sự chỉ dẫn của những người có chuyên môn, để bệnh mau khỏi và không gây hại cho sức khỏe. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội hàng ngày, nhất là bộ phận sinh dục. Có thể "dọn cỏ" vùng kín để hạn chế môi trường sinh sống của rận mu. Không sử dụng chung quần áo, đặc biệt là đồ lót với người đã mắc bệnh. Thường xuyên giặt chăn gối, ga trải giường, chiếu, màn để tránh mầm bệnh. Tránh ngủ chung giường chiếu với người đã mắc bệnh. Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. Tránh tiếp xúc tình dục với người lạ, người đang mắc bệnh rận mu. Không mặc chung quần áo, không dùng chung chăn, ga, gối, đệm, chiếu và khăn tắm. Khi ngứa vùng kín, hoặc các vùng có lông khác cần đi khám ngay ở chuyên khoa da liễu để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Kết luậnTrong bối cảnh nhiều bệnh lây qua đường tình dục xảy ra trong quần thể, sự đồng nhiễm với các tác nhân bệnh lây truyền qua STDs/STIs như HIV, giang mai, lậu cầu,hột cơm sinh dục, herpes sinh dục và Chlamydia cùng với rận mu là vấn đề y tế phức tạp. Điều này dễ dẫn đến nghiêm trọng một khi các hành vi tình dục và đối tượng sinh hoạt tình dục phát triển hơn. Động lực quần thể ngoại ký sinh vẫn sẽ là mối quan tâm về sức khỏe cho các nhà khoa học. Tuy nhiên, sự thay đổi các điều kiện về vi khí hậu trên toàn cầu cũng sẽ góp phần cho các tác nhân bệnh nhiệt đới, trong đó có rận mu phát triển - Pthirus pubis như một sự xuất hiện dịch mới tiềm tàng, đặc biệt có sự gia tăng kháng hóa chất. Pediculus humanus humanus như một vector bệnh, vì thế rận mu và các quần thể rận khác với các dữ liệu như thế không nên lãng quên. TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Newsome JH, Fiore JL, Jr, Hackett E. Treatment of infestation with Phthirus pubis: comparative efficacies of synergized pyrethrins and gamma-benzene hexachloride. Sex. Transm. Dis. 1979;6:203–205. 2.Mimouni D, Grotto I, Haviv J, Gdalevich M, Huerta M, Shpilberg O. Secular trends in epidemiology of pediculosis capitis and pubis among Israeli soldiers: a 27-year follow-up. Int. J. Derm. 2001;40:637–639. 3.Varela JA, Otero L, Espinosa E, Sanchez C, Junquera ML, Vazquez F. Phthirus pubis in a sexually transmitted disseases unit: a study of 14 years. Sex. Transm. Dis. 2003;30:292–296. 4.Tanfer K, Cubbins LA, Billy JOG. Gender, race, class and self-reported sexually transmitted disease incidence. Fam. Planning Perspect. 1995;27:196–292. 5.Uribe-Salas F, Rio-Chiriboga C, Conde-Glez CJ, Juarez-Figueroa LM, Uribe-Zaga PM, Calderon-Jaimes E, Hernandez-Avila M. Prevalence, incidence, and determinants of syphillis in female commercial sex workers in Mexico City. Am. Sex. Transm. Dis. 1996;23:120–126. 6.Pierzchalski JL, Bretl DA, Matson SC. Phthirus pubis as a predictor for chlamydia infections in adolescents. Sex. Transm. Dis. 2002;29:331–334. 7.Flinders DC, DeSchweinitz P. Pediculosis and scabies. Am. Fam. Phys. 2004;69:341–348. 8.Bignell C. Lice and scabies. Medicine. 2005;33:76–77. 9.Orion E, Hagit M, Wolf R. Ectoparasitic sexually transmitted diseases: Scabies and Pediculosis. Clin. In. Derm. 2004;22:513–519. 10.Kenward H. Pubic lice in Roman and medieval Britain. Trends parasitol. 2001;71:167–164. 11.Rick FM, Rocha GC, Dittmar K, Combra CE, Jr, Reinhard K, Bouchet F, Ferreira LF, Araujo A. Crab louse infestation in pre-Columbian America. J. Parasitol. 2002;88:1266–1267. [PubMed] 12.Reinhart KJ, Buikstra J. Louse infestation of the Chiribaya culture, southern Peru: variation in prevalence by age and sex. Mem. Inst. Oswaldo Cruz. 2003;98:173–179. [PubMed] 13.Ko CJ, Elston DM. Pediculosis. J. Am. Acad. Dermatol. 2004;50:13–14. [PubMed] 14.Diaz JH. The epidemiology, Diagnosis, Management, and prevention of Ectoparasitic diseases in travelers. J. Trav. Med. 2006;13:100–111. [PubMed] 15.Faber BM. The diagnosis and treatment of scabies and pubic lice. Primary Care Update for OB/GYNS. 1996;3:20–24. 16.Leone PA. Scabies and Pediculosis Pubis: An update of treatment regimens and general review. Clin. Infect. Dis. 2007;44:S153–S159. [PubMed] 17.Poudel SK, Barker SC. Infestation of people with lice in Kathmandu and Pokhara, Nepal. Med. Vet. Entomol. 2004;18:212–213. [PubMed] 18.Hart G. Factors associated with pediculosis pubis and scabies. Genitourin. Med. 1992;68:294–295. [PMC free article][PubMed] 19.Davidson JK, Moore NB, Earle JR, Davis R. Sexual attitudes and behavior at four universities: do region, race, and/or religion matter? Adolescence. 2008;43:189–220. [PubMed] 20.Lichtenstein B. Stigma as a barrier to treatment of sexually transmitted infection in the American deep south: issues of race, gender and poverty. Soc. Sci. Med. 2003;57:2435–2445. [PubMed] 21.Lichtenstein B. The stigma of sexually transmitted infections: Knowledge, Attitudes, and an educationally-based intervention. Health Educ. Monogr. ser. 2008;25:28–33. 22.Leone PA (April năm 2007). “Scabies and pediculosis pubis: an update of treatment regimens and general review”. Clin. Infect. Dis. 44 Suppl 3: S153–9. 23.Klaus S, Shvil Y, Mumcuoglu KY (March năm 1994). “Generalized infestation of a 3½-year-old girl with the pubic louse”. Pediatr Dermatol 11 (1): 26–8. 24.Varela JA, Otero L, Espinosa E, Sánchez C, Junquera ML, Vázquez F (April năm 2003). “Phthirus pubis in a sexually transmitted diseases unit: a study of 14 years”. Sex Transm Dis 30 (4): 292–6.
|