Phối hợp liên ngành chặt chẽ đánh bại các bệnh lây truyền từ động vật sang người
Ngày 16/7/2015. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Phối hợp liên ngành chặt chẽ hơn bằng cách sử dụng các công cụ hiện có thể đánh bại các bệnh lây truyền từ động vật sang người (Closer intersectoral collaboration using existing tools can defeat zoonoses affecting humans). Báo cáo kêu gọi thúc đẩy hành động bởi cộng đồng toàn cầu phù hợp với các nghị quyết của Đại Hội đồng y tế thế giới nhằm cung cấp khung chính sách hành động tập thể để chống lại các bệnh này. Báo cáo mới được công bốMột báo cáo mới (New report urges ‘now is the time for action’) được công bố cho thấy rằng các bệnh từ động vật bị lãng quên nhất có thể được khống chế thông qua việc sử dụng các kiến thức và công cụ hiện có, Báo cáo thừa nhận đã tạo đà trong thập kỷ qua và nhấn mạnh sự cần thiết phải tập trung vào các hoạt động cho những bệnh lây truyền từ động vật bị lãng quên này trong Lộ trình của WHO về các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (WHO Roadmap on neglected tropical diseases). Bệnh có nguồn gốc từ động vật (zoonoses) được lây truyền tự nhiên sang người và ngược lại
"Cộng đồng quốc tế cần đứng lên và thực hiện trách nhiệm trong việc thúc đẩy về phía trước về công tác phòng chống và loại trừ các bệnh từ động vật bị lãng quên", Tiến sĩ Bernadette Abela-Ridder, lãnh đạo nhóm nghiên cứu về các bệnh lây truyền từ động vật bị lãng quên (Neglected Zoonotic Diseases)-Khoa phòng chống các bệnh bị lãng quên (Department of Control of Neglected Tropical Diseases) của WHO cho biết: "Những bệnh nhiễm trùng này ảnh hưởng chủ yếu đến các quần thể nghèo nàn và có mối tương tác chặt chẽ với các loài động vật và vai trò của chúng ta phải thực hiện các biện pháp đã được chứng minh hiện tại mà có thể cải thiện sức khỏe và cải thiện sinh kế của các gia đình bị ảnh hưởng". Tiếp xúc với động vật thường xuyên dễ phơi nhiễm NTDs
Các bệnh lây truyền từ động vật bị lãng quên phổ biến ở những nơi có nguồn lực hạn chế trên toàn thế giới là những nơi mà chúng áp đặt một gánh nặng kép với các cộng đồng bị ảnh hưởng và gia súc mà chúng sinh ra, WHO ước tính gần hai phần ba tất cả các tác nhân gây bệnh cho con người bắt nguồn từ động vật, làm cho nó quan trọng để điều chỉnh “một cách tiếp cận một sức khỏe 'toàn cầu liên quan đến lĩnh vực thú y và con người để phòng chống và ngăn chặn mầm bệnh từ động vật”. Báo cáo nhấn mạnh tiềm năng cho sự hợp tác liên ngành, đặc biệt là ở cấp địa phương và cần phải nỗ lực nhiều hơn để thực hiện. Niger và Mali là hai quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh NTDs cao nhất trên thế giới
Sáng kiến của nhiều chính phủ đã được xác nhận bởi Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations_FAO), Tổ chức Thú y thế giới (World Organization for Animal Health_OIE) và WHO được hỗ trợ tài chính bởi các thành viên của cộng đồng quốc tế rộng hơn bao gồm cả Quỹ Bill & Melinda Gates, Bộ Phát triển Quốc tế Anh quốc (the UK Department for International Development), Liên minh châu Âu (EU), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (International Development Research Centre) và CGIAR mà trước đây gọi là Nhóm tư vấn Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (Consultative Group on International Agricultural Research). "Chúng ta có kiến thức và bằng chứng hiện có mà có thể chuyển đổi thành các chiến lược và áp dụng trên quy mô lớn", Tiến sĩ Dirk Engels,Giám đốc văn phòng các bệnh nhiệt đới bị lãng quên cho biết: "Chúng ta cần thiết có thể tận dụng kinh nghiệm và gia tăng cam kết chính trị liên quan đến các lĩnh vực khác, với sự tham gia của cộng đồng nhằm tăng tốc chương trình loại trừ". Để đạt được một thế giới không có bệnh dại ở người do chó vào năm 2030 là mang tính khả thi với các công cụ hiện có và tăng cường đầu tư như đã được chứng minh bởi những câu chuyện thành công về bệnh dại gần đây, tuy nhiên báo cáo lưu ý các bệnh lây truyền lưu hành khác từ động vật như bọ sán có một hồ sơ chính trị thấp, thu hút đầu tư ít ỏi và không có khả năng đạt được mục tiêu vào năm 2020. Các công cụ phòng chống sẵn có nhằm chống lại nhiễm khuẩn sán lá truyền qua cá và nang sán lợn (Taenia solium) và hiện nay là thời gian để xác nhận các chương trình lồng ghép với chi phí hiệu quả để các chiến lược có thể được đánh giá và xác nhận nhằm giảm bớt đau khổ cho con người và mất thu nhập và để đạt được các mục tiêu trong lộ trình phòng chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs) của WHO. Báo cáo của cuộc họp ủng hộ việc áp dụng các phương pháp tiếp cận liên ngành đòi hỏi phải có sự kết hợp của lãnh đạo và sự tham gia của cộng đồng với tác động lớn hơn, Hội nghị cũng thảo luận về các cơ hội cho các cơ chế tài trợ sáng tạo nhằm hỗ trợ sự phòng chống bên ngoài mô hình tài trợ truyền thống bao gồm các sáng kiến xuất phát từ các cơ quan quốc gia và khu vực tư nhân. Hội nghị quốc tế lần thứ tư về các bệnh từ động vật sang người bị lãng quên bệnh từ "Từ ủng hộ tới hành động" (From Advocacy to Action) do WHO tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 19 đến 20/11/2014 với sự tham gia của hơn 120 đại biểu và sự tài trợ tài chính bởi chương trình khung thứ 7 của EU thông qua chương trình ủng hộ các bệnh lây nhiễm từ động vật sang người bị lãng quên(ADVANZ_Advocacy for neglected zoonotic diseases). Các cuộc thảo luận tập trung vào việc gia tăng sự ghi nhận về các bệnh lây truyền từ động vật và các sáng kiến của chính phủ quốc gia nhằm làm giảm thiểu tác động của chúng với người dân bằng cách thực hiện các chương trình phòng chống. Mặc dù không đưa cụ thể vào Lộ trình của WHO về NTDs, cuộc họp giải quyết các bệnh khác như bệnh than, bệnh lao ở bò, bệnh brucella và leptospirosis. Ví dụ, Mông Cổ đã thực hiện thành công chương trình phòng chống bệnh brucella thông qua cách tiếp cận một 'One Health" nhưng kinh nghiệm cũng cho thấy rằng giảm bớt nguồn lực tài chính có thể làm cho cuộc sống của con người và động vật có nguy cơ một lần nữa. Sự xuất hiện của bệnh brucella trong cuộc chiến tranh hiện nay ở Cộng hòa Arab Syria đã chứng minh tầm quan trọng của cuộc xung đột như là một cách cho sự xuất hiện của một căn bệnh như thế ở người dựa nhiều hơn trên động vật của họ như một phương tiện. Nhiều quốc gia cung cấp các ví dụ về các chương trình đang phòng chống một số bệnh lây truyền từ động vật bị lãng quên, cả ở cấp quốc gia và địa phương, từ ba châu lục. Bây giờ có một cơ hội quan trọng để huy động kiến thức hiện có, kinh nghiệm và ý chí chính trị, chuyển từ ủng hộ đến hành động. Lộ trình 2012 của WHO thúc đẩy các hoạt động nhằm vượt qua tác động toàn cầu của các bệnh nhiệt đới bị lãng quên và nghị quyết WHA66.12 đã được thông qua bởi Đại Hội đồng y tế thế giới vào tháng 5/2013 đã thúc đẩy tầm nhìn về các bệnh bị lãng quên với các bệnh lây truyền từ động vật và đáng chú ý là bệnh dại, bệnh nang sán, echinococcosis, bệnh ngủ châu Phi, bệnh sán truyền qua thực phẩm và leishmaniasis. Một em bé bị mắc “bệnh ngủ” châu Phi
Tổng quan (Background) Theo WHO, trên thế giới có 17 căn bệnh NTDs, trong đó có bệnh sốt xuất huyết, bệnh phong và bệnh ngủ châu Phi… là những căn bệnh tưởng như không phải nan y nhưng mỗi năm lại làm chết 500.000 người trong số 1,5 tỷ người mắc ở 149 quốc gia. Tập trung cao nhất ở các nước Mỹ Latinh, Châu Phi, Trung Đông và Châu Á…Chẳng hạn như ở châu Phi, khu vực cận sa mạc Sahara có khoảng 450 triệu người nguy cơ mắc các bệnh này cao do đó, để có thể giảm tối đa con số này cũng như phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ tàn tật và cải thiện đáng kể sức khỏe của người bệnh, WHO cho rằng cần phải có thêm kinh phí đầu tư khoảng 34 tỷ USD trong 16 năm để chống các bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Trong danh sách NTDs còn có các bệnh dại, chân voi, mắt hột, lở loét, ghẻ cóc, các bệnh giun sán... Đây là những bệnh chủ yếu xảy ra ở những vùng nông thôn hẻo lánh, các khu nhà ổ chuột và các khu vực xảy ra xung đột. Nhiều bệnh tưởng rằng có thể phòng ngừa hoặc chữa trị được nhưng thực tế vẫn hủy hoại sức khỏe hoặc giết chết hàng triệu người mỗi năm. Ghẻ cóc-một trong những NTDs
Phần lớn các lực đẩy ban đầu cho hành động chống lại các bệnh lây truyền từ động vật bị lãng quên đã được xúc tác bởi cuộc họp khai mạc về phòng chống bệnh lây truyền từ động vật bị lãng quên trong năm 2005. Trong năm 2008, các chuyên gia đã gặp nhau để xây dựng một khái niệm Một Sức khỏe toàn cầu để khuyến khích một cách tiếp cận liên ngành có tính chặt chẽ nhằm giải quyết các nguy cơ bệnh xuất hiện khi con người và động vật chia sẻ một môi trường chung. Những nỗ lực để củng cố sự hợp tác đã tạo đà trong năm 2010 khi một thỏa thuận ba bên gồm WHO, FAO và OIE đã được thành lập, tăng cường sự hợp tác liên ngành và ủng hộ đã có kể từ khi bổ sung vào kiến thức và kinh nghiệm cho một cách tiếp cận liên ngành phối hợp hơn nữa.
|