Bộ Y tế tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
Theo Bộ Y tế (MoH), trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết gia tăng từ đầu năm đến nay với gần 30.000 ca mắc và 20 trường hợp tử vong, ngày 11/9/2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện khẩn số 1632/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết vàngành y tế đang nỗ lực khống chế dịch bệnh này.Trước tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết đang xảy ra tại 50 tỉnh/thành phố từ đầu năm 2015 đến nay với 29.000 ca mắc và 18 trường hợp tử vong do chủ yếu ở khu vực miền Nam và miền Trung-Tây Nguyên. Công điện của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo chính quyền và các sở, ban, ngành đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn, diệt muỗi bằng các biện pháp truyền thống và phun hóa chất, đặc biệt tại các công trường xây dựng, khu vực tập trung dân cư, thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh kém; yêu cầu người dân khi có dấu hiệu sốt của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà. Chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình, phát hiện sớm, cấp cứu điều trị kịp thời người bệnh, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện. Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo quyết liệt công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn. Bộ Y tế họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết
Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch, các biện pháp dự phòng và phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chẩn đoán, điều trị; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị, sẵn sàng tổ chức thu dung cấp cứu, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết; tình hình dịch bệnh và các biện pháp phát hiện sớm dịch bệnh để người dân tích cực, chủ động thực hiện phòng, chống dịch, đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi vừa có dấu hiệu mắc bênh. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo huy động giáo viên, học sinh, sinh viên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường đại học, cao đẳng tham gia tích cực vào chiến dịch diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) tại gia đình và cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế. Bộ Tài chính bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết của ngành y tế. Bản đồ phân bố bệnh sốt xuất huyết trên thế giới của WHO
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus do muỗi gây ra một bệnh cảnh giống như cúm ác tính và đôi khi gây ra một biến chứng có khả năng tử vong được gọi là bệnh sốt xuất huyết trầm trọng. Bệnh sốt xuất huyết lưu hành trên 100 quốc gia thuộc các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi với khoảng 3,5 tỷ người sống trong vùng nguy cơ nhiễm bệnh và 100 triệu người mắc bệnh mỗi năm phần lớn là trẻ em dưới 15 tuổi, tỷ lệ tử vong trung bình do sốt xuất huyết khoảng 2,5-5% đặt gần một nửa dân số thế giới có nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết trầm trọng (trước đây gọi là bệnh sốt xuất huyết gây ra tình trạng xuất huyết) lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1950 trong các vụ dịch sốt xuất huyết ở Philippines và Thái Lan. Hiện nay bệnh ảnh hưởng đến các nước châu Á, Mỹ Latinh và đã trở thành một nguyên nhân hàng đầu nhập viện và tử vong ở trẻ em và người lớn tại các khu vực này. Cho đến nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là vector chính truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết
Trung gian truyền bệnh: muỗi Aedes aegypti là vector chính truyền virus gây bệnh sốt xuất huyết thông qua các vết đốt của muỗi nhiễm các vi rút Dengue trong khi hút máu của một người bị nhiễm bệnh. Trong muỗi, virus gây nhiễm muỗi ở đoạn ruột giữa và sau đó lan đến các tuyến nước bọt trong khoảng thời gian từ 8-12 ngày. Sau thời gian ủ bệnh này, virus có thể lây nhiễm cho con người trong lần hút máu tiếp theo. Giai đoạn muỗi chưa trưởng thành được tìm thấy trong môi trường sống chứa đầy nước, chủ yếu là trong các thùng chứa nước nhân tạo gắn liền với nhà ở của con người và muỗi thường ở trong nhà. Virus sốt xuất huyết Dengue (Dengue fever virus) là tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Tác nhân gây bệnh: virus sốt xuất huyết (DEN) bao gồm bốn týp huyết thanh khác nhau ( DEN- 1, DEN- 2 , DEN- 3 và DEN- 4) thuộc chi Flavivirus , họ Flaviviridae. Các kiểu gen khác nhau được xác định trong mỗi týp huyết thanh, làm nổi bật sự đa dạng kiểu gen phong phú của các týp huyết thanh sốt xuất huyết. Trong số các kiểu gen đó, thì kiểu gen " DEN- 2 và DEN- 3 ở châu Á thường liên quan đến bệnh cảnh trầm trọng kèm theo nhiễm sốt xuất huyết thứ phát. Bảng kiểm kiểm tra các dụng cụ chứa nước trong hộ gia đinh và các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy
Theo Bộ Y tế, với sự phòng chống tích cực năm 2014 số mắc sốt xuất huyết đã được giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua (2005-2014), số ca mắc và tử vong trong năm 2015 tăng cao hơn so với cùng kỳ 2014 nhưng vẫn thấp hơn so với giai đoạn 2009-2013 và vẫn nằm trong tầm kiểm soát y tế chứng tỏ đây chỉ là sự gia tăng theo chu kỳ dịch (3 hoặc 5 năm một lần) do số lượng mắc của các năm giảm đi tạo nên một quần thể không có miễn dịch làm cho số lượng người mắc tăng lên. Các khu nhà “ổ chuột” ở các tỉnh phía nam là điều kiện môi trường thuận lợi cho sự lan truyền dịch bệnh sốt xuất huyết
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng làm cho bệnh sốt xuất huyết tăng cao như vào mùa mưa là mùa hoạt động của các loài muỗi truyền bệnh (Aedes agypty, Aedes albopictus) cùng với vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, đô thị hoá, tập quán của người dân, vệ sinh môi trường và các dụng cụ phế thải là các ổ bọ gậy nguồn chưa giải quyết được. Xử lý triệt để các ổ bọ gậy nguồn phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Để ứng phó với dịch bệnh sốt xuất huyết theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ động kiểm soát, chuẩn bị và sẵn sàng đáp ứng với các tình huống của bệnh đồng thời kêu gọi người dân chủ động và tích cực thực hiện triệt để các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống sốt xuất huyết như đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn; loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…; ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch, khi bị mắc bệnh phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị, không tự ý điều trị tại nhà. Bộ Y tế cho rằng cách phòng chống dịch bệnh hiệu quả và bền vững nhất là mỗi người dân cần hiểu rõ đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết sống xung quanh chúng ta thường đẻ trứng ở những chỗ nước trong mà ổ bọ gậy nguồn truyền bệnh sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở những vật dụng chứa nước trong như chậu, lọ cắm hoa, cây cảnh, những dụng cụ chứa nước trên tất cả các tầng, sân thượng, lan can... tại các hộ gia đình; các khay nước thải điều hòa, dụng cụ chứa nước thải tủ lạnh; các dụng cụ chứa nước như bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, xô, chậu, máng gia súc/gia cầm, bể cây cảnh, các đồ vật hoặc đồ phế thải, bát kê chạn, hốc cây, lon, hũ, chai, lọ phế thải, mảnh vỡ chum, vại, lốp xe, vỏ dừa,... Trên các nhà cao tầng cũng có muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết vì vậy diệt bọ gậy hàng tuần để đảm bảo không có nơi sản sinh ra muỗi truyền sốt xuất huyết là yếu tố quan trọng nhất trong phòng, chống sốt xuất huyết. Phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành là giải pháp quan trọng xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết
Ngoài ra, việc phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành cũng là giải pháp quan trọng trong xử lý các ổ dịch sốt xuất huyết, người dân cần phải phối hợp với các đơn vị y tế khi tiến hành phun để đảm bảo phun được tất cả các hộ gia đình và phun được ở tất cả các tầng trong nhà, nhằm diệt hết được đàn muỗi, tránh tình trạng muỗi di chuyển từ nhà này sang nhà khác, từ tầng dưới lên tầng trên.
|