Sốt rét kháng thuốc có thể lây lan sang châu Phi
Ngày 21/10/2015. VOA News-Nghiên cứu cho biết sốt rét kháng thuốc có thể lây lan sang châu Phi (Study Shows Drug-Resistant Malaria Could Spread to Africa). Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Institutes of Health) cho biết Plasmodium falciparum là một trong số các chủng ký sinh trùng sốt rét nguy hiểm nhất đã kháng thuốc sốt rét đang lây lan nhanh chóng ở khu vực Đông Nam Á và có thể lây lan sang châu Phi. Một con muỗi được sắp xếp theo loài và giới tính trước khi thử nghiệm virus tại phòng thí nghiệm muỗi Dallas County ở bangTexas, USA Các nhà khoa học đã tìm ra một ký sinh trùng gây bệnh sốt rét kháng thuốc có thể lây nhiễm sang loài muỗi phổ biến nhất ở châu Phi, mặc dù ký sinh trùng này chưa lan rộng tại châu Phi nhưng người ta lo ngại nó có thể làm lùi lại ít nhất giá trị của một thập kỷ hành động để loại trừ sốt rét. Đây không phải là lần đầu tiên ký sinh trùng sốt rét kháng với các thuốc điều trị nhưng khả năng kháng với artemisinin-loại thuốc chính điều trị căn bệnh này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét trên thế giới. Ký sinh trùng bị nhiễm bệnh (Infected parasites) Cho đến nay, các nhà khoa học không biết rằng những ký sinh trùng này có thể gây nhiễm cho các loài muỗi bên ngoài khu vực Đông Nam Á. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học gây nhiễm cho các loài muỗi khác nhau từ khu vực Đông Nam Á và châu Phi với các chủng ký sinh trùng sốt rét kháng artemisinin từ Campuchia trong một phòng thí nghiệm và họ phát hiện ra rằng các ký sinh trùng dễ dàng gây nhiễm cho loài muỗi chính gây bệnh sốt rét ở châu Phi, đồng thời cũng phát hiện ra một cơ sở di truyền chung giữa các ký sinh trùng kháng artemisinin có thể giúp chúng lây nhiễm sang các loài muỗi khác nhau. Các nhà nghiên cứu có kế hoạch điều tra các yếu tố di truyền tiềm năng khác của ký sinh trùng gây nhiễm cho muỗi và nghiên cứu những loài từ Campuchia đang lan truyền một cách tự nhiên các ký sinh trùng kháng artemisinin trong hoang dã. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh sốt rét giết chết hơn 400.000 người mỗi năm, hầu hết đều ở tiểu vùng Saharan châu Phi, nơi bệnh sốt rét là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em dưới 5 tuổi. Thống kê của WHO cho thấy từ năm 2000 đến 2015, số ca mới của bệnh sốt rét giảm 37% trên toàn cầu. Trong cùng kỳ, tử vong do sốt rét giảm trên toàn thế giới tới 60%. Bệnh sốt rét xảy ra khi muỗi cái Anopheles bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt người, ký sinh trùng xâm nhập tế bào hồng cầu của người đó, sau đó các tế bào máu bị nhiễm bệnh có thể ngăn chặn lưu lượng máu đến não và các cơ quan quan trọng khác và gây ra tử vong. Hồi đầu tháng này, Tiến sĩ Youyou Tu (Trung Quốc) đã được công nhận về việc khám phá ra thuốc artemisinine bởi Ủy ban Nobel, loại thuốc đó đã cứu hàng triệu sinh mạng và hiện đang bị đe dọa vì ngày càng trở nên không hiệu quả.
|