|
Nạn phá rừng ở Malaysia là nguyên nhân làm gia tăng các ca sốt rét từ khỉ truyền sang người |
Nạn phá rừng ở Malaysia là lý do làm gia tăng các ca sốt rét khỉ ở người
Ngày 18/12/2015. Malaria News-Nạn phá rừng ở Malaysia là lý do làm gia tăng các ca sốt rét khỉ ở người (Malaysia deforestation liked to human cases of monkey malaria). Theo các nhà khoa học, nạn phá rừng ở Malaysia và những thay đổi mà nó gây ra cho môi trường có nhiều khả năng làm gia tăng nhanh chóngcác ca bệnh sốt rét ở người về một loại bệnh sốt rét thường được tìm thấy ở khỉ.
Các nhà khoa học cho biết trong một nghiên cứu về vấn đề này,căn bệnh do muỗi gây ra (mosquito-borne disease) còn gọi là ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knowlesi phổ biến trong các con khỉ đuôi dài sống ở rừngvà gần đây đã được phát hiện lần đầu tiên ở người,Tuy nhiên, với tình trạng phá rừng trên diện rộng cùng với việc mở rộng nhanh chóng cây dầu cọ và các ngành nông nghiệp khác nên hiện nay bệnh đã trở thành chủng sốt rét phổ biến nhất trong nhiều khu vực của Malaysia và đã được báo cáo trên toàn Đông Nam Á. Trong nghiên cứu được công bố trên Tạp chí các bệnh truyền nhiễm mới nổi (Emerging Infectious Diseases journal), các nhà khoa học dẫn đầu bởi Kimberly Fornace của Trường Đại học Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London cho biết phân tích của họ cho thấy rằng những thay đổi trong cách đất được sử dụng là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự xuất hiện của P. knowlesi ở người: "Sự gia tăng đáng kể số lượng các trường hợp sốt rét P. knowlesi ở người tại Malaysia trong mười năm qua là phổ biến nhất trong các khu vực có nạn phá rừng cũng như các khu vực gần với các mảnh rừng, nơi mà con người, khỉ đuôi dài và muỗi đang đưa đến sự tiếp xúc gần gũi hơn và thường xuyên hơn".Bà cho biết thêm điều này cónguy cơ cao lan truyền P. knowlesi ở những nơi sử dụng đất đang thay đổi: "Kiến thức này sẽ giúp những nỗ lực tập trung vào các khu vực này và cũng dự báo và đáp ứng với sự bùng phát trong tương lai, chúng tôi xem việc phá rừng gây ra các hậu quả sức khỏe cộng đồng riêng biệt mà cần phải được giải quyết khẩn trương". Nghiên cứu tập trung vào các huyện Kudat và Kota Marudu của Malaysia, có diện tích hơn 3.000 km vuông với dân số khoảng 120.000 người. Nhóm của Fornace đã sử dụng hồ sơ bệnh viện trong giai đoạn 2008-2012 để thu thập dữ liệu về số lượng các trường hợp P. knowlesitừ các làng trong những huyện này.Dữ liệu vệ tinh đã giúp nhóm của bà lập bản đồ rừng của địa phương, sử dụng đất và thay đổi môi trường xung quanh 450 làng để xét mối tương quan về những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến việc lây nhiễm ở người như thế nào. Họ nhận thấy số lượng các trường hợp P. knowlesicó mối liên kết mạnh mẽ với nạn phá rừng xung quanh câc ngôi làng và cho rằng điều này có thể được giải thích bởi một số yếu tố, kể cả những người làm việc trong việc chặt cây và nông nghiệp có liên hệ chặt chẽ hơn với các khu vực rừng nơi mà khỉ và muỗi sinh sống,các quần thể khỉ cũng trở nên tập trung dày đặc hơn ở các khu rừng nơi mà mọi người làm việc.
|