Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 4 4 0 2 6
Số người đang truy cập
6 6 8
 Chuyên đề Dịch tễ học
WHO: 1 trong 7 người Ấn Độ có nguy cơ mắc bệnh sốt rét

Ngày 7/1/2015. CHENNAI. Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết 1 trong 7 người Ấn Độ có nguy cơ mắc bệnh sốt rét (1 in 7 Indians is at risk of malaria, says WHO report). Báo cáo mà nó nêu lên sự quan ngạicủa các quan chức y tế công cộng cho rằng Ấn Độ cùng với Ethiopia, Pakistan và Indonesia chiếm 80% tất cả các trường hợp sốt rét trên toàn cầu nhưng quốc gia này lại phân bổ kinh phí thấp nhất để phòng chống bệnh sốt rét trên thế giới.

Báo cáo dựa trên dữ liệu thu thập bởi các chương trình quốc gia phòng chống bệnh dovector truyền (National Vector Borne Disease Control Programme_NVBDCP) cho biết trong số 138 triệu người mà các bác sĩ nghi ngờ có bệnh sốt rét trong cả nước thì có đến 1.102.000 trường hợp đã được xác định, mặc dù số liệu này là thấp hơn 15% so với 1,31 triệu trường hợp vào năm 2011 nhưng cao hơn so với năm 2013 (0,88 triệu ca) và năm 2012 (1,06 triệu ca),tử vong do bệnh sốt rét cũng đã tăng từ 519 ca (năm 2012) lên đến 562 ca (năm 2014).Các chuyên gia y tế công cộng cho rằngsự gia tăng này có thể là do sự bùng phát dịch bệnh sốt rét ở Tripura và Orissa, Orissa có tỷ lệ hiện mắc cao nhất với 395.000 trường hợp, tiếp theo là Chhattisgarh với 128.000 và Jharkhand với 103.000 trường hợp.Tripura với 49.653 ca mắc và có 96 tử vong sốt rét nhiều nhất so với bất kỳ bang nào, Tamil Nadu báo cáo có sự giảm mạnh nhất về số trường hợp mắc bệnh sốt rét trong tất cả các bang với 22.171 trường hợp trong năm 2011 và 8729 trường hợp trong 3 năm sau đó.

Báo cáo của WHO lưu ý rằng Ấn Độ là một trong những nước mà phải đối mặt với nguy cơ các chủng sốt rét kháng với các loại thuốc tiên tiến do bán thuốc không được kiểm soát,các chuyên gia trong lĩnh vực bệnh do vector truyền nói rằng sức đề kháng của muỗi đến các hóa chất diệt côn trùng đang nổi lên như là một thách thức."Kháng thuốc là một vấn đề 3 năm trước đây khi chúng tôi dựa vào một loại thuốc duy nhất,sau khi kết hợp liệu trình điều trị nhiều loại thuốc trong chương trình quốc gia thì sựđề kháng không phải là một vấn đề lớn nhưng chúng tôi vẫn làm khoảng 15 nghiên cứu mỗi năm để nghiên cứu về tính hiệu quả của các loại thuốc này", Tiến sĩ GS. Sonal-Giám đốc của NVBDCP, người đứng đầu bộ phận phòng chống bệnh sốt rét cho biết. Tuy nhiên, ông nói các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy sự đề kháng với ít nhất một loại thuốc diệt côn trùng, đặc biệt là DDT và pyrethroid (Pyrethroid là một hợp chất hữu cơ tương tự như các pyrethrins tự nhiên được sản xuất bởi những bông hoa của pyrethrums), trong số bất kỳ sinh vật gây bệnh tại hầu hết các vùng của đất nước: "Sốt rét là một bệnh phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có biến đổi khí hậu, di cư và nhân khẩu học là một cuộc đấu tranh để theo kịp với sự thay đổi khuôn mặt của việc lây nhiễm".

 

Ký sinh trùng sốt rét là tác nhân gây bệnh, muỗi sốt rét đóng vai trò trung gian truyền bệnh, các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng một vài tuần sau khi bị muỗi bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét đốt. Tuy nhiên, một số loại ký sinh trùng sốt rét có thể nằm im trong cơ thể cho đến một năm. Các triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, ói mửa và các chỉ số giống như cúm khác. Báo cáo của WHO nhận xét rằng ở phía đông bắc Ấn Độ, đặc biệt là gần biên giới với Myanmar, tỷ lệ thất bại điều trị là từ 19% đến 25,9%. Các quan chức có liên quan với điều trị và kiểm soát vector kiểm soát cho rằng đóng góp tới điều này là do sự di cư và thiếu tiếp cận với các cơ sở y tế, báo cáo cũng ghi nhận chính quyền ở Ấn độ cùng với các chính quyền ở Indonesia và Nepal cung cấp thuốc sốt rét không đầy đủ đến các cơ sở y tế May mắn thay, toàn bộ tình hình xung quanh vấn đề sốt rét không hung dữ. Báo cáo cơ quan y tế của toàn cầu ca ngợi Ấn Độ trong việc giám sát dịch bệnh. Các nhân viên y tế đã tiến hành xét nghiệm hơn 120 triệu lam máu vào năm 2014, chiếm 29% số xét nghiệm này trên toàn cầu. WHO cũng dự đoán rằng Ấn Độ và Thái Lan sẽ giảm được 50% đến 75% tỷ lệ mắc bệnh sốt rét vào năm 2016. Cân nhắc về điều đó, Tổ chức Y tế Thế giới đã thực hiện một ước tính tương tự như trong các báo cáo của mình trong những năm trước đây cho biết cònquá sớm để nói rằng Ấn độ sẽ có thể đáp ứng mục tiêu này. 

 

 

Ngày 08/01/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ malarianews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích