Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 4 4 9
Số người đang truy cập
2 7 9
 Chuyên đề Dịch tễ học
Chiến lược loại trừ sốt rét khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông (2015-2030)

Trong 15 năm qua, tình hình sốt rét khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) đã được cải thiện đáng kể, phản ánh sựgiảm liên tục tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do sốt rét hàng năm. Tuy nhiên, các quốc gia thuộc GMS vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn như dịch tễ sốt rét ở khu vực này thể hiện sự phức tạp rất lớn và bệnh được tập trung chủ yếu ở vùng sâu vùng xa.

P. falciparum là loài ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) chiếm 55% các trường hợp tử vong do sốt rét và hầu hết trong khu vực GMS.Loài P. falciparum kháng với một vài loại thuốc chống sốt rét, trong đó cókháng với ACTs, đã đạt đến mức đáng báo động trong một số vùng của GMS. Ở khu vực trải dài theo biên giới Campuchia-Thái Lan. Trong một vài năm tới, có thể không điều trị được P. falciparum bằng các loại sốt rét thuốc hiện có. Việc loại trừ KSTSR đa kháng thuốc là một trở ngại lớn và đó là lý do để bắt buộc những nỗ lực phải được dựa trên bằng chứng, đượcgiám sát và phối hợp thực hiện.

 

Giới thiệu

Khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) sử dụng trong tài liệu này bao gồm năm nước (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) và một vùng của Trung Quốc (tỉnh Vân Nam). Khu vực GMS được nối liền nhau bởi sông Mê Kông và có đặc điểm tương đồng quan trọng về phát triển kinh tế, xã hội và tỷ lệ mắc bệnh ở số lớn người dân ở khu vực biên giới các quốc gia. Diện tích bao phủkhoảng 2,4 triệu km2 và dân số khoảng 278 triệu người.

Trong 15 năm qua, tình hình sốt rét ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng đã cải thiện rất nhiều, như được phản ánh tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do sốt rét giảm liên tục hàng năm. Tuy nhiên, các quốc gia khu vực GMS vẫn phải đối mặt với những thách thức lớn như dịch tễ sốt rét ở khu vực này thể hiện sự không đồng nhất về địa lý rất lớn. Tại mỗi quốc gia, phân bố sốt rétkhông đồng đều, được minh chứng bằng sự lan truyền mạnh xảy ra dọc theo biên giới quốc tế,trong rừng và ven rừng.

Hơn nữa, tình hình sốt rét do P. falciparum kháng artemisinins và các loại thuốc sốt rét khác đã đến mức đáng báo động ở một số vùng nhất định của GMS. Trong khu vực trải dài dọc biên giới Campuchia-Thái Lan, loài P. falciparum đang kháng với một loại thuốc sốt rét khác và trong vòng một vài năm tới, có thể không thể điều trị được P. falciparum. Giải pháp duy nhất là loại trừ P. falciparum khỏi khu vực GMS. Tình huống khó khăn là sốt rét kháng đa thuốc là một trở ngại cho việc loại trừ và đó là lý do để phải theo đuổi mục đích loại trừ nó; do đó đòi hỏi các nỗ lực phải được dựa trên bằng chứng, được phối hợp, theo dõi và giám sát một cách hiệu quả.

 

Tháng 9 năm 2014, Ủy ban cố vấn Chính sách sốt rét của TCYTTG (MPAC) đã xem xét tình hình và đánh giá một nghiên cứu về tính khả thi LTSR. Ủy ban đã khuyến cáo rằng các nước chịu ảnh hưởng ở khu vực GMS thông qua các mục tiêu loại trừ P. falciparum ở khu vực GMS vào năm 2030, để đối phó với mối đe dọa sốt rét đa kháng thuốc. Ủy ban cũng khuyến cáo thành lập một cơ chế phối hợp quản lý hiệu quả ở tiểu vùng, lưu ý rằng sự thành công cũng sẽ đòi hỏi sự tham gia nhiều hơn của khu vực tư nhân, tiếp tục các nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm và phê chuẩnnhững can thiệp mới.

Tiếp theo khuyến cáo này, TCYTTG đã chuẩn bị một bài báo dự thảo chiến lược về loại trừ P. falciparum ở khu vực GMS. Bài báo đã được trình bày và thảo luận với các đại diện của Bộ Y tế của các nước GMS, cũng như các đối tác tại một hội thảo ở Phnom Penh, Campuchia vào tháng 10 năm 2014. Có sự đồng thuận tại hội thảo rằng loại trừ giới hạn thời gian không chỉ đối với P. falciparum, mà còn với tất cả các chủng sốt rét gây nhiễm bệnh ở người, có tính khả thi và cần được theo đuổi bởi tất cả các nước GMS với sự hỗ trợ phối hợp từ các đối tác quan tâm. Chuyên viên của các chương trình sốt rét quốc gia đã làm việc với nhau để đề xuất các chỉ tiêu giới hạn thời gian cụ thể cho mỗi quốc gia cũng như đối với những vùng có chungbiên giới.

Kết quả là một dự thảo thứ hai của chiến lược đã được chuẩn bị và thảo luận tại cuộc tham vấn quốc gia trong tháng 12 năm 2014. Điều này dẫn đến một dự thảo thứ ba, được xem xét tại một cuộc họp tham vấn với các đối tác vềcác ứng phó khẩn cấp ngăn chặn sốt rét kháng artemisinins, được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan vào tháng 2 năm 2015. Các phiên bản sửa đổi dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến này đã được xem xét bởi Ủy ban cố vấn chính sách Sốt rét của TCYTTG vào tháng 3 năm 2015.

Phiên bản cuối cùng của chiến lược này đã tổng hợp các thông tin phản hồi từ tất cả các cuộc tham vấn được mô tả ở trên. Nó được thiết kế để phục vụ như một khung để sửa đổi hoặc phát triển các chiến lược LTSR của quốc gia và kế hoạch hành động phù hợp với thực tế địa phương, sau đó sẽ được củng cố và bổ sung các hoạt động trong khu vực để hình thành một kế hoạch hành động LTSR toàn diện ở khu vực GMS. Quá trình này cần tiến hành ở cả cấp quốc gia và cấp khu vực như một vấn đề cấp bách.

Đồng thời cũng được sử dụng để hướng dẫn lập kế hoạch quốc gia, chiến lược này sẽ giúp cho các nước cơ hội để xin tài trợ, cả trong và ngoài nước, dựa trên chiến lược khu vực cụ thể đã được TCYTTG khuyến cáo. Chiến lược LTSR ở khu vực GMS này đã được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc của Chiến lược kỹ thuật toàn cầu về bệnh sốt rét 2016-2030 (GTS). Các mục tiêu của chiến lược GTS chỉ đạt được nếu vấn đề sốt rét kháng đa thuốc, trong đó cókháng thuốc phối hợp ACTs, được giải quyết mộtcách mạnh mẽ ở khu vực GMS

 

Tổng quan chiến lược

Tầm nhìn

•  Một khu vực không có bệnh sốt rét và không còn các mối đe dọa do sốt rét kháng thuốc.

Mục tiêu chung

•  Mục tiêu cuối cùng của chiến lược khu vực là loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030 ở tất cả các nước thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) và xem xét tính cấp bách hành động ngăn chặn sốt rét đa kháng thuốc ở khu vực GMS, loại trừký sinh trùng Plasmodium falciparum (P. falciparum) vào năm 2025;

•  Ở những vùng đã cắt đứt lan truyền sốt rét, mục tiêu chung là duy trì tình trạng không có sốt rét và ngăn ngừa sốt rét quay trở lại.

 

Nguyên tắc

•  Tất cả các nước có thể đẩy nhanh các nỗ lực loại trừ sốt rét bằng việc kết hợp các biện pháp can thiệp phù hợp với bối cảnh địa phương;

•  Sự lãnh đạo của chính quyền sự tham gia của cộng đồng là rất cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thông quagiải pháp tiếp cận đa ngành;

•  Tăng cường giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng, giám sát, đánh giá và phân vùng dịch tễ sốt rét nhằm tối ưu hóa việc thực hiện các biện pháp can thiệp phòng chống bệnh sốt rét;

•  Công bằng trong tiếp cận các dịch vụ là yếu tổ cần thiết, đặc biệt là đối với các nhóm dân dễ bị tổn thươngvà khó tiếp cận nhất;

·  Đổi mới công cụ và phương pháp thực hiện sẽ giúp các nướctối đa hóa sự tiến bộ.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Cắt đứt lan truyền sốt rétdo P. falciparum ở những vùng có sốt rét đa kháng thuốc, bao gồm cả kháng phối hợp thuốccó thành phần artemisinin (ACTs) vào năm 2020 và ở tất cả các vùng của các nướcthuộc GMS vào năm 2025;

2. Giảm bệnh sốt rét ở tất cả các vùng lan truyền bệnh cao xuống dưới 1 ca/1000 dân có nguy cơ và bắt đầu triển khai các hoạt động loại trừ sốt rét vào năm 2020;

3. Ngăn ngừa sốt rét quay trở lại ở những vùng đã cắt đứt lan truyền.

 

ƯU TIÊN

Ở cấp khu vực

•  Loại trừ sốt rét ở những vùng có sốt rét đa kháng thuốc, bao gồm cả kháng phối hợp thuốc ACTs, xung quanh khu vực biên giới Thái Lan-Campuchia;

•  Giảm lan truyền sốt rét ở những vùng có lan truyền bệnh cao ở Myanmar;

•  Ngăn ngừa và ứng phó với bệnh sốt rét quay trở lại.

Ở cấp quốc gia

•  Loại trừ sốt rét ở những vùng có sốt rét đa kháng thuốc, bao gồm cả kháng phối hợp thuốc ACTs;

•  Thay đổi viễn cảnh dịch t bằng cách giảm lan truyền sốt rét ở những vùng lưu hành bệnh SR cao.

3. LỘ TRÌNH VÀ CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

Vào cuối năm 2015

•  Các nước thuộc GMS cập nhật các chiến lược sốt rét, bao gồm cả loại trừ sốt rét trong các chiến lược y tế và kế hoạch của quốc gia;

•  Tất cả các nước cập nhật kế hoạch chiến lược sốt rét quốc gia dựa trên chiến lược loại trừ sốt rét ở khu vực GMS.

Vào cuối năm 2016:

Cắt đứt lan truyền sốt rét ở 60% các huyện của Thái Lan.

Vào năm 2017

·  Mỗi quốc gia có 1 hệ thống giám sát được thiết lập ở cấp trung ương để thực hiện giám sát giai đoạn loại trừ ở những vùng lưu hành bệnh thấp và tăng cường giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng ở những vùng lưu hành bệnh cao(kể cả trường hợp báo cáo của các đơn vị hành chính nhỏ nhất);

•  Bao phủ toàn bộ dân cư ở các vùng lan truyền sốt rét bằng màn tẩm hóa chất có tác dụng tồn lưu dài (màn LLINs).

Đến năm 2020 hoặc sớm hơn

•  Cắt đứt lan truyền sốt rétP. falciparumở tất cả các vùng có sốt rét đa kháng thuốc, kể cả kháng thuốc ACTs.

Đến năm 2020

•  Sốt rét do P. falciparumbị loại trừ ở Campuchia;

•  Sốt rét bị loại trừ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc;

·  Tất cả các đơn vị hành chính cấp địa phương đầu tiên (tỉnh, bang và khu vực) nơi bệnh sốt rét vẫn chưa được loại trừ trong giai đoạn loại trừ (với tỷ lệ lưu hành bệnh đạt tiêu chuẩn củaTCYTTG và tỷ lệ ký sinh trùng hàng năm dưới 1/1000).

Đến năm 2025

•  Sốt rét doP. falciparumbị loại trừ ở tất cả các nước GMS;

•  Sốt rét bị loại trừ ở Thái Lan và Campuchia.

 

Đến năm 2030

•  Sốt rét bị loại trừ ở tất cả các nước GMS.

CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP CHÍNH

•  Biện pháp can thiệp 1: Phát hiện và quản lý ca bệnh;

•  Biện pháp can thiệp 2: Phòng ngừa dịch bệnh ở những vùng có sốt rét lan truyền;

•  Biện pháp can thiệp 3: Giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng.

CÁC YẾU TỔ HỖ TRỢ

Yếu tố hỗ trợ 1: Mở rộng nghiên cứu về đổi mới và nâng cao việc cung cấp các dịch vụ

•  Phát triển các công cụ mới và các giải pháp ứng phó với các thách thức mới như muỗi kháng hóa chất diệt, muỗi đốt người ngoài nhà và thay đổi kiểu hình về di biến động dân;

•  Nghiên cứu ứng dụng nhằm tối ưu hóa tác động và chi phíhiệu quả các công cụ, biện pháp can thiệp và chiến lược hiện có và mới;

·  Hành động để tạo thuận lợi cho việc áp dụng nhanh các công cụ mới, các biện pháp can thiệp và chiến lược.

Yếu tố hỗ trợ 2: Tăng cường môi trường thuận lợi

•  Cam kết chính trị mạnh mẽ và hỗ trợ đủ kinh phí cho loại trừ sốt rét;

•  Phát triển năng lực phù hợp với chiến lược thực hiện;

•  Tăng cường hệ thống y tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho loại trừ sốt rét;

•  Chính sách cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của dân di cư, dân di biến động;

•  Phối hợp liên ngành và sự tham gia của cộng đồng.

•  Vận động để hỗ trợ hành động tập thể.

•  Chức năng của khu vực GMS (bao gồm phối hợp, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng năng lực, hợp tác biên giới hoặc hợp tác khu vực, giám sát tiến độ thực hiện, ưu tiên nghiên cứu và chia sẻ thông tin).

Chiến lược loại trừ sốt rét ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông 2015-2030 đã được xây dựng dựa trên các Chiến lược kỹ thuật toàn cầu mới của TCYTTG về bệnh sốt rét 2016-2030 (GTS). Nó đã được chỉnh sửa thêm thông qua một loạt các cuộc tham vấn với sự tham gia của chương trình sốt rét quốc gia khu vực GMS và các đối tác của họ, chuyên gia tư vấn của TCYTTG, chuyên viên của Chương trình sốt rét toàn cầu, văn phòng TCYTTG tại khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, và chương trình Hub khu vực của TCYTTG về ứng phó khẩn cấp ngăn chặn kháng artemisinins trong khu vực GMS. Chiến lược này cũng được sự đóng góp ý kiến của Ủy ban Tư vấn chính sách về sốt rét của TCYTTG. Trong quá trình khớp nối chiến lược, mục tiêu áp dụng trong kế hoạch chiến lược quốc gia của các nước khu vực GMS và Tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á về loại trừ sốt rét vào năm 2030 đã được xem xét.
 

Mục tiêu cuối cùng của chiến lược này là loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030 ở tất cả các nước GMS, và xem xét tính cấp thiết của hành động ngăn chặn sốt rét kháng đa thuốc trong khu vực GMS, để loại trừ P. falciparum năm 2025. Ở những vùng và những quốc gia đã cắt đứt lantruyền sốt rét, mục tiêu là duy trì tình trạng không có sốt rét và ngăn ngừa bệnh sốt rét quay trở lại, đặc biệt chú trọng vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến sốt rét ngoại lai.

Chiến lược đề xuất nhấn mạnh tiến độ làm giảm gánh nặng bệnh sốt rét,nó cần phải đượctiếp tục trong khu vực lan truyền bệnh nặng và giai đoạn loại trừ với các chỉ tiêu nghiêm ngặt về giám sát và quản lý các ổ bệnh đang hoạt động. Ngoài ra, cần ưu tiên những khu vực bị ảnh hưởng bởi sốt rét kháng đa thuốc trong đó có kháng thuốc phối hợp ACTs đã cắt đứt lan truyền bệnh nhanh. Trong mỗi quốc gia, việc thiết kế các hoạt động sẽ được dựa trên đánh giá cẩn thận các yếu tố kỹ thuật và hoạt động.

Chiến lược này nhấn mạnh sự cần thiết một môi trường chính sách thuận lợi cả trong nước và trong tiểu vùng. Tất cả các nước GMS cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ cấp cao nhất của Nhà nước để đảm bảo sự tham gia liên ngành có hiệu quả; giải quyết các nhu cầu về nguồn nhân lực cho bệnh sốt rét ở tuyến trung ương và ở ngoại vi; đảm bảo sự lãnh đạo và quản lý của quốc gia có hiệu quả, bao gồm phối hợp các bên liên quan; mở rộng các dịch vụ y tế để người dân ở vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận đầy đủ và xác định các phương pháp thích hợp để duy trì dịch vụ ở cộng đồng ngoài các dịch vụ bệnh sốt rét. Chương trình sốt rét phải có một loạt khả năng và được hỗ trợ bởi một môi trường thuận lợi.

Để thành công, chiến lược LTSR ở khu vực GMS phải được hỗ trợ bởi các chính sách quốc gia có hiệu quả, trong đó:

·  Một ủy ban PCSR quốc gia liên ngành ở tuyến trên được thành lập và hoạt động;

·  Các cam kết chính trị đượcthực hiện đảm bảo duy trì và cung cấp đủ kinh phí cho LTSR.

Ở tất cả các vùng:

·  Hệ thống y tế được củng cố và đủ năng lực cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản, trong đó có biện pháp can thiệp LTSR;

•  Nhanh chóng đạt và duy trì diện bao phủ quản lý ca bệnh;

•  Nhanh chóng đạt và duy trì diện bao phủ các biện pháp phòng chống vector thích hợp ở những vùng lan truyền sốt rét;

•  Dân di cư và dân di biến động được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ;

•  Hệ thống giám sát ca bệnh và thu thập số liệu côn trùng được thiết lập, hoạt động đầy đủ.

Ở những vùng đang trong giai đoạn loại trừ và vùng không có bệnh sốt rét lưu hành:

•  Bắt buộc phải thông báo từng trường hợp mắc sốt rét;

•  Các hoạt động thực hiện dựa trên điều tra dịch tễ và phân loại từng ca mắc và từng ổ bệnh;

•  Tất cả các ổ bệnh đang hoạt động được bao phủ bằng các biện pháp phòng chống vector hiệu quả dựa trên các số liệu côn trùng;

•  Cơ sở dữ liệu quốc gia về LTSR được thiết lập và hoạt động.

Ở cấp khu vực GMS, các hoạt động trên phạm vi rộng bao gồm đào tạo, hợp tác kỹ thuật, hợp tác khu vực biên giới, đảm bảo chất lượng thuốc sốt rét, quản lý các hoạt động nghiên cứu ưu tiên cao, giám sát và đánh giá, quản lý và điều phối. Một nghiên cứu đánh giá tính khả thi loại trừ sốt rét do P. falciparum ở khu vực GMS đã ước tính tổng chi phí cho chương trình sốt rét là 3.2-3.9 triệu đô la Mỹ trong 15 năm. Các chi phí trên chưa bao gồm ước tính cho loại trừ sốt rét P. vivax, nhưng được dự kiến là chỉ tăng cao hơn không đáng kể. Trong năm 2015, các nước sẽ lập dự toán kinh phí chi tiết và cụ thể.

 

SỰ CẦN THIẾT MỘT CHIẾN LƯỢCLOẠI TRỪSỐT RÉT Ở KHU VỰC GMS

Rất nhiều yếu tố đã hội tụ tạo ra yêu cầu cấp thiết cho hành động LTSR ở khu vực GMS: Mối đe dọa lớn toàn cầu về sốt rét kháng thuốc, tác động đáng kể của các biện pháp can thiệp mở rộng hiện đang được áp dụng, các cam kết của chính phủ, sự quan tâm của đối tác và động lực của tiến bộ khoa học gần đây. Lý do cơ bản để tiến hành loại trừ sốt rét trong khu vực GMS được dựa trên những quan sát sau đây:

·  Các biện pháp can thiệp PCSR mở rộng đã có một tác động đáng kể, đặc biệt là đối với sốt rét do P. falciparum đã hạ tỷ lệ mắc sốt rét xuống mức thấp như vậy và do đó việc cắt đứt lan truyền sốt rét dường như là một mục tiêu hiện thực trong tiểu vùng;

·  Bất kỳ sự chậm trễ nào hơn nữa trong việc giải quyết vấn đề sốt rét kháng đa thuốc có thể dẫn đến sự xuất hiện sốt rét do P. falciparum không thể điều trị được;

·  Các quốc gia và các đối tác chịu ảnh hưởng đã tái khẳng định cam kết chính trị và tài chính của họ để đạt được tác động lớn hơn và LTSR;

·  Cần thiết phải thiết lập một cơ chế hiệu quả để đảm bảo sự điều phối các hoạt động liên quốc gia LTSR, đặc biệt là nhữngnơi có di biến động qua biên giới quốc tế.

Sự quan tâm của quốc tế và các cam kết chính trị cho LTSR trong những năm gần đây đang được chuyển thành hành động thực tế và cần được đưa vào lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp can thiệp LTSR trong khu vực GMS.

Dự thảo đầu tiên tài liệu chiến lược này do nhóm các chuyên gia tư vấn (Mikhail Ejov, Sean Hewitt, Kamini Mendis, Kevin Palmer và Allan Schapira) xây dựng. Tài liệu sau này đã được rà soát và bổ sung bởi các chuyên viên của chương trình Sốt rét toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO/GMP_World Health Organisation/ Global Malaria Programme), Văn phòng TCYTTG khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và Chương trình Ứng phó khẩn cấp sốt rét kháng Artemisinin của Tổ chức Y tế thế giới (ERAR_Emergency response to artemisinin resistance in the Greater) ở khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS), dự án Hub khu vực gồm có các chuyên gia và chuyên viên Pedro Alonso, Dorina Bustos, Jane Cunningham, Eva Christophel, Rabindra Abeyasinghe, Bayo Fatunmbi, Deyer Gopinath, Mark Jacobs, Tessa Knox, Gawrie Lokugappaththy, Noura Maalaoui, Leonard Ortega, Charlotte Rasmussen, Pascal Ringwald, Richard Cibulskis, Krongthong Thimasarn và Walter Kazadi.

Các bản dự thảo sau đó đã được chỉnh sửa dựa trên ý kiến đóng góp của các Chương trình PCSR quốc gia, các nước thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê kông mở rộng (GMS) và các đối tác trong quá trình tham vấn quốc gia, các diễn đàn đối tác thường niên ERAR và dựa trên đề xuất của Ủy ban Cố vấn chính sách sốt rét của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

 

Chiến lược loại trừ sốt rét khu vực GMS

Tầm nhìn

•  Một khu vực không có bệnh sốt rét và không còn các mối đe dọa do sốt rét kháng thuốc.

Mục tiêu chung

•  Mục tiêu cuối cùng của chiến lược khu vực là loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030 ở tất cả các nước thuộc khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) và xem xét tính cấp bách hành động ngăn chặn sốt rét đa kháng thuốc ở khu vực GMS, loại trừký sinh trùng P. falciparumvào năm 2025;

•  Ở những vùng đã cắt đứt lan truyền sốt rét, mục tiêu chung là duy trì tình trạng không có sốt rét và ngăn ngừa sốt rét quay trở lại.

Nguyên tắc

·  Tất cả các nước có thể đẩy nhanh các nỗ lực loại trừ sốt rét bằng việc kết hợp các biện pháp can thiệp phù hợp với bối cảnh địa phương;

·  Sự lãnh đạo của chính quyền sự tham gia của cộng đồng là rất cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thông quagiải pháp tiếp cận đa ngành;

·  Tăng cường giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng, giám sát, đánh giá và phân vùng dịch tễ sốt rét nhằm tối ưu hóa việc thực hiện các biện pháp can thiệp phòng chống bệnh sốt rét;

·  Công bằng trong tiếp cận các dịch vụ là yếu tổ cần thiết, đặc biệt là đối với các nhóm dân dễ bị tổn thươngvà khó tiếp cận nhất;

·  Đổi mới công cụ và phương pháp thực hiện sẽ giúp các nướctối đa hóa sự tiến bộ.

Mục tiêu cụ thể

1. Cắt đứt lan truyền sốt rétP. falciparum ở những vùng có sốt rét đa kháng thuốc, bao gồm cả kháng phối hợp thuốc artemisinin (ACTs) không quá năm 2020 và ở tất cả các vùng của các nước GMS vào năm 2025;

2. Giảm bệnh sốt rét ở tất cả các vùng lan truyền bệnh cao xuống dưới 1 ca/1000 dân có nguy cơ và bắt đầu triển khai các hoạt động loại trừ sốt rét vào năm 2020.

3. Ngăn ngừa sốt rét quay trở lại ở những vùng đã cắt đứt lan truyền.

Ba mục tiêu này sẽ đạt được thông qua việc thực hiện một số hoạt động chính, được trình bày dưới đây. Thông tin chi tiết về việc thực hiện được trình bày trong phần 2.4.

Mục tiêu 1:Cắt đứt lan truyền sốt rétdo P.falciparum ở những vùng có sốt rét đa kháng thuốc, bao gồm cả kháng phối hợp thuốc artemisinins (ACTs) không quá năm 2020 và ở tất cả vùng của các nướcthuộc GMS vào năm 2025

Do sự suy giảm hiệu lực của các loại thuốc phối hợp ACT ở 1 số vùng và nguy cơ có thể không điều trị được sốt rét ở khu vực GMS bằng các loại thuốc sốt rét hiện có, do đó cần phải khẩn trương có các biện pháp can thiệp tích cực. Các hoạt động chính bao gồm:

•  Giảm tỷ lệ lan truyền bệnh bằng:

Bao phủ toàn bộ các nhóm nguy cơ cao bằng màn tẩm hóa chất có tác dụng tồn lưu dài (LLINs) hoặc phun hóa chất tồn lưu trong nhà và biện pháp bổ sung thích hợp;

Giảm mầm bệnh KSTSR bằng điều trị hiệu quả, sử dụng primaquin liều thấp đối với sốt rét do P. falciparum;

Triển khai áp dụng các biện pháp mới làm giảm lan truyền bệnh đã được khuyến cáo sử dụng.

•  Toàn bộ các ca sốt rét được xét nghiệm ký sinh trùng bằng:

Tăng cường chất lượng xét nghiệm bằng kính hiển vi (KHV) và nâng cao việc tiếp cận sử dụng tét chẩn đoán nhanh (RDTs) đảm bảo chất lượng;

Khu vực y tế tư nhân áp dụng biện pháp chẩn đoán chính xác;

Thực hiện điều trị đúng theo kết quả xét nghiệm bằng kính hiển vi hoặc kết quả xét nghiệm tét chẩn đoán nhanh.

•  Giám sát việc uống thuốc điều trị ở nơi có thể nhằm đảm bảo việc tuân thủ phác đồ;

•  Đảm bảo điều trị hiệu quả theo đúng phác đồ của chương trình quốc gia bằng:

Thực hiện giám sát thường qui hiệu lực điều trị của các loại thuốc sốt rét tuyến đầu và tuyến hai (first-line và second-line);

Thay đổi kịp thời chính sách, phác đồ điều trị sốt rét.

•  Loại trừ ổ sốt rét do P. falciparum bằng:

Phát hiện sớm và điều trị đủ liều ca sốt rét thông qua tăng cường giám sát tích cực;

Phát hiện và điều trị các ca sốt rét không có triệu chứng bằng xét nghiệm sàng lọc thích hợp với các công cụ chẩn đoán xét nghiệm nhanh và rất nhạy theo đúng khuyến cáo của TCYTTG;

Bao phủ toàn bộ (100%) dân sống trong vùng có ổ dịch sốt rét hoạt động bằng cách biện pháp phòng chống vector;

Áp dụng các biện pháp ngăn chặn KSTSR ngoại lai ra các vùng khác.

•  Tăng cường giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng;

·  Tập trung phát hiện, bảo vệ và cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và điều trị SR cho các nhóm dân ưu tiên (như dân di cư, dân di biến động). 

Mục tiêu2:Giảm sốt rét ở tất cả các vùng lan truyền bệnh nặng xuống dưới1 ca/ 1000 dân có nguy cơ và bắt đầu các hoạt động LTSR vào năm 2020

Ở những vùng có gánh nặng bệnh cao, nhanh chóng mở rộng áp dụng các biện pháp phòng chống và quản lý ca bệnh hiện có nhằm giảm đáng kế tỷ lệ mắc sốt rét, hình thành giai đoạn chuyển tiếp tiến tới LTSR, giảm nguy cơ lan truyền sốt rét ở các vùng đang tiến tới loại trừ. Các hoạt động chính bao gồm:

•  Tăng cường quản lý chương trình sốt rét, đảm bảo hệ thống y tế hoạt động tối ưu ở tất cả các tuyến;

•  Tăng cường hệ thống giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng, để thu thập và sử dụng số liệu một cách hiệu quả;

•  Áp dụng các biện pháp phòng chống thích hợp với sinh thái vector, môi trường truyền bệnh và đặc điểm dân cư tại địa phương nhằm đẩy nhanh tác động giảm lan truyền bệnh, giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong do sốt rét;

•  Cung cấp chẩn đoán và điều trị sốt rét tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng;

•  Đảm bảo cung cấp gói toàn diện các biện pháp can thiệp cho các nhóm có nguy cơ cao;

•  Tuyên truyền cho các nhóm có nguy cơ cao, hiểu biết về bệnh sốt rét thông qua các biện truyền thông thích hợp với văn hóa và giới tính;

•  Nhanh chóng mở rộng áp dụng các biện pháp can thiệp mới phù hợp với tình hình địa phương, nhằm đẩy nhanh tiến độ tiến tới LTSR;

•  Bắt đầu định hướng lại chương trình hướng tới LTSR.

Mục tiêu 3:Ngăn ngừa sốt rét quay trở lại ở những vùng đã cắt đứt lan truyền sốt rét

Đối với những khu vực và những quốc gia đã đạt được cắt đứt lan truyền bệnh, nhu cầu của chương trình cần tập trung cho ngăn ngừa sốt rét quay trở lại.

Khả năng bệnh sốt rét quay trở lại vùng không còn sốt rét tùy thuộc vào tính dễ bị tấn công và dễ bị lây nhiễm của vùng đó.Khi sốt rét ngoại lai (ví dụ như dân tị nạn đến, binh lính hoặc công nhân di chuyển đến từ vùng lưu hành sốt rét) sảy ra trùng với tính dễ bị lây nhiễm (ví dụ như ngừng sử dụng thuốc sốt rét hoặc những thay đổi về kinh tế xã hội) thì việc tái lan truyền bệnh sốt rét có thể xảy ra.

 

Cần thực hiện các hoạt động sau đây:

•  Thiết lập hệ thống dự báo dịch sớm để giám sát các yếu tố có nguy cơ mắc sốt rét như tính dễ bị tấn công, dễ bị lây nhiễm nhằm dự báo và ngăn ngừa tái lan truyền bệnh sốt rét;

•  Thiết lập hệ thống giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng đáng tin cậy bao phủ toàn bộ các khu vực có nguy cơ mắc sốt rét;

•  Duy trì đủ năng lực về dịch tễ và côn trùng có bộ phận nghiên cứu ứng dụng hiệu quả nhằm xác định các nguy cơ và nguyên nhân cơ bản tái lan truyền bệnh sốt rét;

•  Đảm bảo dễ tiếp cận các biện pháp chẩn đoán xét nghiệm la bô đáng tin cậy và điều trị tiệt căn, hiệu quả cho từng người bệnh;

•  Thiết lập hệ thống cảnh báo dịch bệnh;

•  Đảm bảo sự tham gia cáchoạt động phòng chống bệnh sốt rét của cộng đồng và các nhóm có nguy cơ.

Khi đạt được tình trạng không còn bệnh sốt rét, thì việc đi lại liên quan đến quan sốt rét ngoại lai sẽ trở thành vấn đề y tế và sức khỏe ngày càng tăng ở tất cả các nước GMS.Tình trạng này gây nguy hiểm cho các cá nhân bị sốt rét, vì bệnh có thể không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán sai, dẫn tới tỷ lệ tử vong do sốt rét cao.

Cần tăng cường hệ thống y tế để:

•  Nâng cao chất lượng chẩn đoán sớm tất cả các trường hợp sốt rét ngoại lai, tăng cường hệ thống thông báo ca bệnh;

•  Điều trị đúng và kịp thời tất cả các trường hợp sốt rét ngoại lai trong khu vực y tế công và tư nhân, ngăn ngừa lan truyền bệnh và nguy cơ tử vong do sốt rét ngoại lai;

•  Nâng cao việc thực hành phòng chống bệnh cho du khách thông qua tư vấn sức khỏe trước khi đi du lịch.

Khi một chương trình loại trừ sốt rét đã được thực hiện thành công, các chính phủ quốc gia có thể chính thức tuyên bố rằng bệnh sốt rét đã được loại trừ trên toàn quốc. Để có được sự công nhận quốc tế cho một tuyên bố như vậy, cần phải có chứng nhận của TCYTTG.

Các giải pháp

Ưu tiên

Chiến lược này nhằm mục đích đẩy nhanh việc mở rộng thực hiện các biện pháp can thiệp ở tất cả các vùng sốt rét lưu hành, phù hợp với tình hình dịch tễ của địa phương. Tuy nhiên, lúc mới triển khai, cần ưu tiên cả ở cấp khu vực và cấp quốc gia.

Các yếu tố cần được xem xét bao gồm cường độ lan truyền bệnh hiện tại và trước đây trong một khu vực, mức độ kháng các loại thuốcsốt rét khác nhau, và tỷ lệ mắc sốt rét của người dân. Nếu một vùng có gánh nặng bệnh cao ở gần một vùng có gánh nặng bệnh thấp, thì việc làm giảm lan truyền bệnh sớm ở vùng có gánh nặng bệnh cao có thể sẽ làm cho dễ dàng đạt được loại trừ ở cả 2 vùng.Dựa trên những nhận xét ​​này, các ưu tiên ở cấp khu vực phải là:

·  Loại trừ sốt rét ở những vùng có sốt rét đa kháng thuốc, bao gồm cả kháng thuốc ACTs, quanh biên giới Thái Lan-Campuchia;

·  Giám sát lan truyền sốt rét ở những vùng lan truyền bệnh cao ở Myanmar;

·  Ngăn ngừa và ứng phó với bệnh sốt rét quay trở lại.

Các ưu tiên ở cấp quốc gia phải là:

·  Loại trừ sốt rét ở các vùng có sốt rét kháng đa thuốc, trong đó có kháng thuốc ACTs;

·  Làm thay đổi bức tranh/ cảnh quan dịch tễ học sốt rét bằng cách làm giảm lan truyền sốt rét ở các vùng sốt rét lưu hành.

 

Các phân tích trong nước có thể xác định các ưu tiên bổ sung. Ở hầu hết các nước, ngay khi các hệ thống cần thiết đã được thiết lập, một số vùng nhất định có đủ điều kiện để thực hiện giai đoạn loại trừ. Một khi các cảnh quan dịch tễ đã được san phẳng và tất cả các khu vực chính có tỷ lệ mắc bệnh sốt rét dưới 1 trường hợp trên 1000 người có nguy cơ mỗi năm,khi đó toàn bộ đất nước sẽ đủ điều kiện chuyển sanggiai đoạn loại trừ, sẽ đơn giản hóa các hoạt động.

Các giai đoạn của chương trình

Loại trừ sốt rét thành công đòi hỏi cần phân biệt giữa giai đoạn làm giảm lan truyền bệnh, giai đoạn phối hợp các biện pháp can thiệp được áp dụng ở tất cả các vùng lưu hành bệnh và giai đoạn loại trừ, khi có thể tập trung các biện pháp này vào các ổ bệnh còn lại, tăng cường giám sát với các biện pháp phát hiện nhanh và điều trị kịp thời mọi trường hợp mắc sốt rét.

Phân chia thành từng giai đoạn là cần thiết, bởi vì áp dụng sớm giai đoạn LTSR sẽ phải chi phí tốn kém. Do vậy, cần phải giảm gánh nặng sốt rét trước khi có thể điều tra và điều trị từng ca bệnh. Các giai đoạn của chương trình trên đường tiến tới LTSR gồm 2 hợp phần:

•  Giai đoạn giảm lan truyền bệnh nhằm hạ tỷ lệ mắc sốt rét xuống tới một mức mà việc LTSR có thể được xem xét (dưới 1 ca/1.000 người có nguy cơ mỗi năm). Các biện pháp can thiệp nhằm mục đích làm giảm lan truyền sốt rét và qua đó có tác động đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do sốt rét. Nó bao gồm việc mở rộng áp dụng các biện pháp phòng chống và điều trị hiệu quả để đạt được diện bao phủ toàn bộ các vùng có sốt rét lan truyền;

•  Giai đoạn loại trừ nhằm mục đích giảm tỷ lệ mắc xuống mức zero. Giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng là các biện pháp can thiệp chính - điều tra và quản lý từng ca bệnh để tránh lây lan sốt rét. Tại các ổ lan truyền sốt rét, áp dụng các biện pháp can thiệp phòng chống vector và điều trị bằng thuốc sốt rét thích hợp để cắt đứt nhanh lan truyền sốt rét.

Mặc dù mỗi khu vực trong nước có thể thực hiện các giai đoạn chương trình khác nhau, thông thường giai đoạn được thực hiện ở các khu vực rộng lớn (các tỉnh, các huyện như ở Trung Quốc, các bang và khu vực như ở Myanmar).

Các quốc gia chưa ở giai đoạn LTSR cần tập trung đánh giá khi nào các chỉ tiêu của khu vực đạt ngưỡng qui định để bước vào giai đoạn lọai trừ. Ở tất cả các nước khu vực GMS, khi tỷ lệ mắc xuống dưới ngưỡng này ít nhất ở một số tỉnh, thì cần thực hiện giám sát giai đoạn loại trừ và các hoạt động khác ở các tỉnh đó. Phải thiết lập một hệ thống giám sát giai đoạn loại trừ ngay lập tức vì sẽ phải mất vài năm, bởi vì nó bao gồm xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống đảm bảo chất lượng dữ liệu (QA), chuẩn bị và thử nghiệm các qui trình thực hiện ở tuyến trung ương và đào tạo cán bộ ở tuyến cơ sở.

Các mục tiêu của chương trình LTSR quốc gia đạt được khi:

•  Các trường hợp mắc sốt rét tại chỗ giảm xuống mức bằng zero;

•  Các cơ sở y tế, các hoạt động giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng hoàn toàn có đủ khả năng ngăn ngừa sốt rét quay trở lại.

Sau khi đạt được LTSR, việc duy trì tình trạng không có sốt rét là trách nhiệm của hệ thống y tế chung, là một phần chức năng, nhiệm vụ trong phòng chống các bệnh lây nhiễm, phối hợp với các ban ngành liên quan. Có sự nhất trí rằng để LTSR ở khu vực GMS thì cần ưu tiên loại trừ sốt rét. Tuy nhiên, việc ưu tiên loại trừ sốt rét do P. falciparum không phải là hoạt động quan trọng nhất vì ở hầu hết các huyện lưu hành sốt rét đều có cả sốt rét do P. falciparumP. vivax, cần áp dụng các biện pháp phòng chống vector giống nhau. Sự khác biệt chính là trong điều trị, việc điều trị tiệt căn tất cả các trường hợp sốt rét P. vivax đang gặp khó khăn.

 

Lộ trình và chỉ tiêu thực hiện

Sau đây là lộ trình và chỉ tiêu được đề xuất để thực hiện chiến lược LTSR ở khu vực GMS. Tất cả các chỉ tiêu loại trừ cụ thể của quốc gia đã được các đại diện Bộ Y tế các nước xác định.

Vào cuối năm 2015

•  Các nước GMS cập nhật các chiến lược sốt rét, bao gồm cả LTSR trong các chiến lược y tế và kế hoạch của quốc gia.

•  Tất cả các nước cập nhật kế hoạch chiến lược sốt rét quốc gia dựa trên chiến lược LTSR ở khu vực GMS.

Vào cuối năm 2016

•  Cắt đứt lan truyền sốt rét ở 60% các huyện của Thái Lan.

Vào năm 2017

·  Mỗi quốc gia có 1 hệ thống giám sát được thiết lập ở cấp trung ương để thực hiện giám sát giai đoạn LTSR ở những vùng lưu hành bệnh thấp và tăng cường giám sát ca bệnh và giám sát côn trùng ở những vùng lưu hành bệnh cao(kể cả trường hợp báo cáo các đơn vị hành chính nhỏ nhất);

·  Bao phủ toàn bộ dân cư ở các vùng lan truyền sốt rét bằng màn tẩm hóa chất có tác dụng tồn lưu dài (LLINs).

Đến năm 2020 hoặc sớm hơn

·  Cắt đứt lan truyền sốt rét do P. falciparum ở tất cả các vùng có sốt rét đa kháng thuốc, kể cả kháng thuốc phối hợp ACTs.

Đến năm 2020

·  Sốt rét do P. falciparum bị loại trừ ở Campuchia;

·  Sốt rét bị loại trừ ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

·  Tất cả các đơn vị hành chính cấp địa phương đầu tiên (tỉnh, bang, và khu vực) nơi bệnh sốt rét vẫn chưa được loại trừ trong giai đoạn loại trừ (với tỷ lệ lưu hành bệnh đạt tiêu chuẩn của TCYTTG và tỷ lệ ký sinh trùng hàng năm dưới 1/1000).

Đến năm 2025

·  Sốt rét do P. falciparum bị loại trừ ở tất cả các nước GMS;

·  Sốt rét bị loại trừ ở Thái Lan và Campuchia.

Đến năm 2030

•  Sốt rét bị loại trừ ở tất cả các nước GMS.

Hiện nay, phiên bản kế hoạch này đã có một số thay đổi, chúng tôi sẽ có bản bổ sung và cập nhật sau đó. 

Ngày 14/01/2016
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích