Đặc điểm mắc sốt rét của các nhóm dân di biến động
Những năm gần đây, tỷ lệ mắc sốt rét (bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét) và tử vong do sốt rét có chiều hướng giảm thấp trên phạm vi toàn quốc nhưng vẫn tồn tại ở các nhóm dân di biến khó kiểm soát khu vực Tây Nguyên, miền Trung, miền Đông Nam bộ (dân di cư tự do, dân đi rừng, làm rẫy/ngủ rẫy)... Để “phòng chống và loại trừ sốt rét” có hiệu quả, cần nắm rõ đặc điểm mắc sốt rét của các nhóm đối tượng này.Bên cạnh đó, dù tình hình sốt rét giảm về gánh nặng, nhưng vẫn đang đối mặt với một số thách thức mới như: (i) Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc, muỗi sốt rét kháng hóa chất, sốt rét do giao lưu biên giới, đặc biệt sốt rét trên nhóm dân di biến động và dân di cư rất khó kiểm soát. Trong đó, các nhóm nguy cơ chính tại khu vực rừng và chân đồi là: • Các nhóm dân tộc thiểu số sống trong rừng hoặc gần rừng, những người có tập quán du canh (đốt nương làm rẫy); • Dân bản và nông dân sống ở bìa rừng, gồm những người mới đến định cư và người đi trồngrừng; • Công nhân nông trường, đặc biệt là ở các nông trường cao su làm công việc ban đêm; những công nhân này thường là người lao động theo mùa vụ và thường là dân di cư; • Những người đã được di rời đến các khu vực rừng hay bìa rừng để tị nạn hoặc di dời để phục vụ các dự án phát triển như xây đập; • Những người đi rừng trong khoảng thời gian ngắn như lực lượng an ninh, người khai thác gỗ, thợ mỏ, khách du lịch và nhiều đối tượng khác; • Lực lượng quân đội và cảnh sát được triển khai tại các khu vực biên giới; • Những người sống hoặc làm việc tại các khu vực ven biển tham gia làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá hoặc buôn lậu.
Những nhóm này có thể được phân biệt theo các mức độ và hình thức di chuyển khác nhau, cũng như tình trạng hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Có thể có sự chồng chéo khi phân loại. Ví dụ, những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số có thể là nông dân làm việc ở bìa rừng hoặc công nhân lâm trường. Trong những năm gần đây, các nhóm dân tộc thiểu số có tập quán làm nông nghiệp du canhdu cư chiếm số lượng lớn nhất và quan trọng nhất về gánh nặng sốt rét trong khu vực GMS. Trong những đối tượng này, có khi cả gia đình, nhưng phần đông là nam giới dành nhiều ngày hoặc nhiều tuần không ở làng để chăm sóc các lô rừng, thu hoạch lâm sản hoặc săn bắn. Vì thế chu kỳ lan truyền sốt rét có thể tiếp tục duy trì trong cộng đồng, ngay cả khi lan truyền sốt rét đã từng cắt đứt. Cộng đồng làm nông nghiệp du canh du cư đang dần biến mất (mặc dù ở Myanmar, họ vẫn có thể chiếm khoảng hơn 2 triệu người) và hầu hết số còn lại này được cung cấp đầy đủ màn LLINs và các dịch vụ quản lý ca bệnh dựa vào cộng đồng.
Dân di cư không nhất thiết phải ở những vùng xa xôi hẻo lánh, hoặc ngoại trừ. Nhận thấy rằng tính lưu động là một hệ thống liên quan đến các nhóm đa nhân khẩu, các địa phương và tiến trình giao thoa kinh tế-xã hội được chứng minh là ngày càng quan trọng. Khi LTSR ở khu vực GMS tiến gần đến giai đoạn cuối cùng, mối quan tâm chính sẽ là nguy cơ sốt rét ngoại lai từ các nước khác, đặc biệt là từ những vùng sốt rét lưu hành ở Bangladesh và phía đông bắc Ấn Độ giáp Myanmar. So với các dòng di cư trong khu vực GMS, thì di biến động qua biên giới của Myanmar với hai nước này tương đối ít. PCSR ở đây đang có những tiến bộ, các yếu tố quyết định rủi rotương tự như tại khu vực GMS. Tiến bộ trong LTSR ở khu vực GMS sẽ kích thích các nỗ lực loại trừ tương tự ở Bangladesh và phía đông bắc Ấn Độ, làm giảm các tổn thương ở Myanmar. Việc di chuyển bằng đường hàng không trên toàn cầu tăng có thể làm tăng nguy cơ sốt rét ngoại lai. Ví dụ, Trung Quốc đang phải đối phó với sốt rét do P. falciparum ngoại lai từ châu Phi, và việc đi lại giữa châu Phi và thủ đô của các nước Đông Nam Á cũng đang gia tăng. Trong bối cảnh ngăn chặn sốt rét kháng thuốc, hai vấn đề hiện nay là: dân di cư từ miền tây Myanmarsang các nước khác như Bangladesh và có thể đến các khu vực có nguy cơ sốt rét;binh sĩ đến châu Phi với mục đích thực hiện gìn giữ hòa bình hoặc huấn luyện và trao đổi quân sự. Giảm gánh nặng sốt rét tại khu vực GMS trong thập kỷ qua là kết quả của đầu tư cho PCSR mà còn thay đổi bối cảnh như giảm nạn phá rừng và giảm đói nghèo. Mặc dù, tăng trưởng kinh tế hy vọng sẽ làm giảm nguy cơ sốt rét trong dân di cư, nhưng các yếu tố như sự bất bình đẳng, nhu cầu thu hái lâm sản và các dự án cơ sở hạ tầng gần hoặc nằm trong khu vực rừng sẽ duy trì nguy cơ sốt rét liên quan đến di biến động dân cư và nguy cơ này được hỗ trợ bởi sự phát triển của mạng lưới giao thông và mở cửa biên giới. Trong thời gian ngắn, một trong những biện pháp can thiệp quan trọng nhất có thể được các chính phủ thực hiện bao gồm hoàn thiện các quy định và cưỡng chế, ngăn chặn toàn bộ các hoạt động như khai thác gỗ bất hợp pháp và yêu cầu các công ty được cấp phép hoạt động trong hoặc gần khu vực rừng phải tham vấn và hợp tác với ngành y tế. Vấn đề an ninh và bất ổn chính trị vẫn là nguy cơ nghiêm trọng nhất. Tình hình này tại khu vực GMS đang được cải thiện, nhưng chỉ một thay đổi tiêu cực cũng có thể gây nguy hại đến các nỗ lực LTSR và làm đảo ngược những thành quả gần đây của công tác PCSR.
Một vấn đề tập trung đặc biệt trên nhóm dân di biến động, người tị nạn phải đươc đảm bảo vì các lý do khác: các nhóm này thường tìm kiếm điều trị từ các cơ sở y tế tư nhấn hay các cơ sở y dược không chính thống, tăng nguy cơ phưi nhiễm và uống phải các thuốc kém chất lượng và thuốc giả, thuốc đơn trị liệu, nhất là artesunate đơn trị liệu đường uống 50mg. Các chương trình ngăn chặn kháng thuốc artemisinin tại Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam gồm có các biện pháp can thiệp đặc biệt trên nhóm dân di biến động như chiến dịch phân bổ màn tẩm hóa chất, thiết lâp các điểm sàng lọc bệnh (screening points) và cung cấp các dịch vụ chẩn đoán và điều trị tại nơi họ làm việc.
|