Home TRANG CHỦ Chủ nhật, ngày 24/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 4 1 7 0
Số người đang truy cập
2 5 7
 Chuyên đề Dịch tễ học
Chiến lược loại trừ sốt rét khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông 2015-2030 (Phần 3)

Chức năng của khu vực GMS

Mặc dù sự lãnh đạo quốc gia là trng tâm của chiến lược này, nhưng vẫn cần có một nền tảng hỗ trợ và điều phối ở cấp khu vực. Các lĩnh vực trọng tâm chínhở cấp khu vực được nêu:

Điều phối, hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực

Quản lý và điều phối các hoạt động sốt rét là rất cần thiết và cần được tăng cường ở cả cấp khu vực và cấp quốc gia.

Để đáp ứng nhu cầu trong tương lai và đạt mục tiêu LTSR, cầnxúc tiến các biện pháp sáng tạo và đổi mới tại cấp khu vực, cấp trung ương và địa phương để phát triển năng lực. Chương trình quốc gia cần được hỗ trợ và điều phối để:

Xây dựng và cập nhật thường xuyên các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực;

Duy trì một nhóm kỹ thuật nòng cốt gồm các chuyên gia được đào tạo bài bản v chuyên môn dịch tễ học cần thiết nhằm đáp ứng những thách thức mới về LTSR;

Cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng cho cán bộ y tế chuyên khoa và đa khoa;

Đảm bảo các chương trình đào tạo được cập nhật khi cần thiết để hỗ trợ chiến lược quốc gia LTSR(đào tạo cần được định hướng theo nhiệm vụ, giải quyết vấn đề tồn tại và được hỗ trợ giám sát thường xuyên và các khóa bồi dưỡng dựa trên nhu cầu);

Đảm bảo rằng đào tạo sẽ là động lực thúc đẩy nhân viên y tế duy trì kỹ năng và trình độ của mình, cũng như tiếp tục duy trì công tác.

Nhìn chung, các chương trình PCSR tại khu vực GMS đã được hưởng lợi từ hợp tác kỹ thuật nhiều hơn so với các chương trình khác do vấn đề sốt rét phức tạp và trên thực tế sốt rét kháng thuốc được xem như là một mối đe dọa toàn cầu. Vì thế mỗi nước đều có sẵn hầu hết năng lực cần thiết để phòng chống và LTSR. Tuy nhiên, với việc thông qua chiến lược LTSR tại khu vực GMS, sẽ có thêm nhu cầu về đào tạo và hợp tác kỹ thuật liên quan trực tiếp đến:

Các biện pháp LTSR, sử dụng hướng dẫn và tài liệu đào tạo của TCYTTG đã được biên soạn lại cho phù hợp với tình hình dịch tễ của các nước GMS;

Công nghệ thông tin, bao gồm quản lý thông tin địa lý (GIS);

Kiểm tra chất lượng xét nghiệm kính hiển vi và tét chẩn đoán nhanh;

Các phương pháp mới như kỹ thuật chẩn đoán, khi những kỹ thuật này đủ điều kiện để đưa vào sử dụng;

Giám sát côn trùng và kiếm tra chất lượng phòng chống vector.

Một số năng lực có thể được xây dựng tốt hơn thông qua cuộc hội thảo, qua đó người tham gia có thể trao đối học hỏi lẫn nhau. Những năng lực này bao gồm:

Vận động ủng hộ và phối hợp liên ngành;

Quản lý sốt rét ở dân di biến động;

Hợp tác trong nội bộ ngành và quản lý nguồn nhân lực phục vụ LTSR.


Hợp tác khu vực và hợp tác biên giới

Các nước trong khu vực GMS nằm trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương của TCTYTG, các nước này có nhiều điểm tương đồng về môi trường sinh thái dịch tễ và kinh tế xã hội. Do đó, cần thúc đẩy phối hợp và hợp tác chặt chẽ hơn thông qua trao đổi thông tin sốt rét thường xuyên vì lợi ích chung. Điều này bao gồm việc cung cấp các thông tin cập nhật thường xuyên về tình hình sốt rét ở khu vực biên giới, tổ chức các cuộc họp biên giới và tham gia vào các khóa đào tạo liên khu vực.

Nhiều cuộc họp đã được tổ chức với các đại diện từ các chương trình PCSR quốc gia của các nước GMS nhằm thảo luận về hợp tác liên quốc gia, bao gồm cả các hoạt động qua lại biên giới. Hiện nay, Sáng kiến khu vực về Ngăn chặn sốt rét kháng Artemisinin (RAI) được Quỹ Toàn cầu tài trợ đang hỗ trợ thực hiện các hoạt động qua lại biên giới. Đây là một khu vực rất khó khăn do liên quan đến các vấn đề về chủ quyền quốc gia và có thể vì những người làm việc tại khu vực biên giới ở cách xa thủ đô, nơi các quyết sách được ban hành.


Khi đã đạt được tiến độ hướng tới loại trừ sốt rét trong khu vực GMS, có thể s cần thành lập các cơ quan/ủy ban giám sát liên quốc gia về hợp tác biên giới để có thể đáp ứng thường xuyên và nhanh chóng giải quyết bất kỳ vấn đề có thể gây tổn hại đến các nỗ lực LTSR. Hợp tác như vậy cần được tạo điều kiện thực hiện ở cấp quản lý cao, phù hợp với Tuyên bố tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Trong bối cảnh LTSR, cần đặc biệt chú trọng đến nguy cơ lây lan sốt rét giữa các quốc gia. Đặc biệt, cần thông qua một tuyên bố chung về hợp tác và phát triển qua biên giới, hoặc triển khai các kế hoạch hành động chung biên giới để tạo điều kiện thực hiện các biện pháp LTSR ở khu vực biên giới.

Chất lượng sản phẩm cũng là một vấn đề qua biên giới, do đó hiện nay có thể cần phải xây dựng một chương trình khu vực được điu phối và được cấp ngân sách hoạt động để huy động sự tham gia của tất cả các cơ quan chính phủ và các bên liên quan khác, bao gồm cả cơ quan có liên quan trong khu vực.

Theo dõi giám sát tiến độ

Nỗ lực phối hợp LTSR của 6 nước trong khu vựcđòi hỏi cần phải theo dõi giám sát tiến độ chặt chẽ và đánh giá định kỳ.

Nghiên cứu ưu tiên

Các hoạt động nghiên cứu cần phải được giám sát ở cấp trung ương nhằm giảm thiểu các nghiên cứu trùng lặp không cần thiết và tận dụng triệt để các cơ hội hợp tác nghiên cứu và phối hợp.

Chia sẻ thông tin

Việc chia sẻ thông tin nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là giữa các nước láng giềng sẽ giúp đảm bảo một giải pháp điều phối khu vực để đối phó với các vần đề tiềm ẩn liên quan đến sốt rét gây ra những ảnh hưởng qua biên giới.



Đo lường tiến độ và tác động

Giám sát và đánh giá (M and E)

Chương trình quốc gia LTSR cần được đánh giá định kỳ để phù hợp với các chỉ tiêu và mục tiêu đặt ra. Do đó, cần xây dựng các chỉ số để theo dõi giám sát và đánh giá mọi lĩnh vực của chương trình, trọng tâm vào 4 vấn đề chính:

Theo dõi giám sát hoạt động của chương trình và đo lường các chỉ số tác động hoặc quy trình nhằm đảm bảo các hoạt động sẽ mang lại kết quả mong đợi và đưa chương trình hướng tới đạt được các chỉ tiêu hoạt động và mục tiêu của chương trình;

Theo dõi sự thay đổi của các chỉ số dịch tễ, kết quả từ các hoạt động được thực hiện;

Giải thích kết quả một cách hợp lý và thông báo về những thay đổi trong chính sách hoặc chiến lược khi cần thiết, để đảm bảo tiến độ;

Ghi chép tiến độ hướng tới LTSR.

Điều đặc biệt quan trọng là thông tin về độ bao phủ và chất lượng của các biện pháp can thiệp, định vị các ổ bệnh cũ và mới bùng phát, số liệu dịch tễ sinh thái liên quan và hiệu quả điều trị thuốc tuyến đầu. Đối với giai đoạn LTSR, mỗi nước cần phải thiết lập một cơ sở dữ liệu về LTSR. Cơ sở dữ liệu này sẽ đóng vai trò như kho lưu trữ quốc gia tất cả thông tin liên quan đến LTSR và cần bao gồm những thông tin sau đây:

Sổ đăng ký ca sốt rét quốc gia: Cơ sở dữ liệu duy nhất bao gồm tất cả thông tin của từng ca sốt rét từ các nguồn được xác định trong phạm vi cả nước. Sổ này cho phép phân tích chi tiết và tổng hợp thông tin và xu hướng dịch tễ nhằm hướng dẫn chương trình LTSR thời gian.

Sổ đăng ký bệnh nhân sốt rét: Kho dữ liệu trung tâm bao gồm tất cả các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân sốt rét;

Sổ đăng ký xét nghiệm: Một cơ sở dữ liệu duy nhất, kết nối với sổ đăng ký bệnh nhân, bao gồm tất cả các thông tin cần thiết về chẩn đoán sốt rét của bệnh nhân. So sánh hai sổ đăng ký cho phép kiểm tra chéo việc ghi chép đầy đủ số liệu của các ca sốt rét;

Giám sát côn trùng và các sổ ghi chép phòng chống vector: Kho dữ liệu trung tâm bao gồm thông tin về giám sát côn trùng và áp dụng các biện pháp can thiệp phòng chống vector được lựa chọn.

Lý tưởng nhất là việc giám sát cơ sở dữ liệu LTSR do một ủy ban quốc gia thực hiện độc lập với chương trình sốt rét. Tiến trình hướng tới LTSR tại khu vực GMS sẽ phụ thuộc vào nỗ lực giám sát của các nước. Tiến độ sẽ được đo lường thông qua nhiều nguồn số liệu, bao gồm các hệ thống thông tin thường xuyên, các cuộc điều tra hộ gia đình và cơ sở y tế và các nghiên cứu ngành dọc. Tiến độ cần được theo dõi bằng bộ chỉ số kết quả và chỉ số tác động lấy ra từ bộ chỉ số lớn được TCYTTG khuyến cáo và được các chương trình sốt rét thường xuyên giám sát theo dõi.

Các bước thiết yếu trong việc tăng cường giám sát và báo cáo

Cần phải triển khai một số hoạt động cần thiết để xây dựng và tăng cường hệ thống giám sát, theo dõi và báo cáo cần thiết để thực hiện hiệu quả chiến lược LTSR trong khu vực GMS.

Ở cấp quốc gia, tăng cường giám sát, theo dõi và đánh giá (SME) bao gồm:

Thành lập các nhóm kỹ thuật SME quốc gia;

Cập nhật kế hoạch SME quốc gia;

Nâng cao năng lực SME;

Thành lập một cơ sở dữ liệu loại trừ sốt rét quốc gia;

Thường xuyên đánh giá độc lập hoặc đánh giá chung chương trình sốt rét;

Báo cáo sốt rét quốc gia hàng năm.

Ở cấp tiểu khu vực, tăng cường SME bao gồm:

Thành lập các nhóm kỹ thuật SME liên quốc gia;

Xây dựng khung SME cho khu vực GMS;

Hài hòa và tiêu chuẩn hóa các công cụ SME;

Thực hiện báo cáo hàng tháng theo phiếu điểm của khu vực GMS;

Thành lập một diễn đàn chia sẻ số liệu qua mạng web;

Phối hợp giám sát và đánh giá độc lập.

Khung giám sát và đánh giá

Dự thảo khung giám sát và đánh giá (M & E) đã được chương trình ERAR Hub củaTCYTTG xây dựng sau khi tham vấn các nước GMS và đối tác. Khung giám sát và đánh giá được Nhóm kỹ thuật SME chương trình ERAR rà soát và sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với Chiến lược loại trừ sốt rét trong khu vực GMS (giai đoạn 2015-2030). Cần phải tính đến các nguyên tắc và giả định sau trong quá trình điều chỉnh:

Giám sát sốt rét là cấu phần chính của giám sát và đánh giá trong giai đoạn LTSR. Các chương trình được giả định là có khả năng nhanh chóng chuyển kinh phí để đảm bảo độ bao phủ và đảm bảo chất lượng.

Về mặt thực hiện, yêu cầu thông tin chính là để xác định xem khu vực nào nằm trong giai đoạn LTSR và vào thời điểm nào. Dựa trên các tiêu chí của giai đoạn LTSR có thể chọn lọc ra một danh sách các tiêu chí có thể sử dụng để thẩm định đối với mỗi khu vực hành chính đầu tiên. Từ triển vọng phối hợp LTSR ở khu vực GMS cho thấy điều quan trọng là phải báo cáo chính xác đơn vị hành chính nào đã đạt được tình trạng loại trừ.

Các chỉ số về phạm vi giám sát là công cụ chính để xác minh tình trạng LTSR và tính bền vững của nó. Một chỉ số có thể được thu thập từ các cuộc điều tra phỏng vấn người dân xem lần gần đây nhất khi có sốt họ đến khám chữa bệnh ở đâu. Các chỉ số khác dành cho tất cả đơn vị cung cấp dịch vụ y tế, trong trường hợp đơn vị đó cung cấp dịch vụ sốt rét thì câu hỏi đặt ra cho họ là làm cách nào để xử lý một ca có sốt và ca sốt đó được báo cáo như thế nào. Ở những nước đã LTSR, dịch vụ y tế thường phát triển tốt. Thất bại trong quá trình đạt đến tình trạng không có sốt rét hoặc có sốt rét quay trở lại thường liên quan đến tình trạng thiếu nhận thức của một bộ phận các thầy thuốc hoặc các đơn vị cung cấp dịch vụ khác;


Chi phí thực hiện chiến lược

Trong năm 2015, lập dự toán chi phí cho loại trừ sốt rét sẽ được thực hiện với sự phối hợp của chương trình sốt rét quốc gia ở các nước GMS và sau đó sẽ được tổng hợp ở cấp khu vực.

Dự toán chi phí cho loại trừ P. falciparum đã được chuẩn bị, là một phần của nghiên cứu khả thi loại trừ đã được thực hiện trong năm 2014. Ước tính chi phí này dựa trên phân tích thiếu hụt do WHO xây dựng để huy động các nguồn lực cho ngăn chặn sốt rét kháng thuốc. Phân tích này đã được mở rộng để bao phủ giai đoạn đến năm 2030 và bao gồm một nhóm các hoạt động loại trừ mới. Dự toán được xây dựng cho giai đoạn 15 năm từ 2015 đến 2030 (xem Bảng 4).

Bảng 4. Tổng chi phí và phân bổ chi phí theo hạng mục cho hai kịch bản LTSR do P. falciparum tại khu vực GMS, 2015-2030

 

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Giả định

Giảm sốt rétP. falciparumtương đối khó khăn; tiếp tục có nhu cầu nâng cao diện bao phủ màn LLINs tất cả các khu vực có sốt rét lan truyền cao và thấp

P. falciparum giảm nhanh hơn; độ bao phủ cao của màn LLINs chỉ các khu vực lan truyền cao và 40% ở khu vực lan truyền thấp; chia sẻ dần chi phí đối với cán bộ y tế xã

Chi phí

 

 

Tổng chi phí 2015-2030 (USD)

3.9 tỷ

3.2 tỷ

Phòng chống véc tơ

27%

22%

Quản lý ca bệnh

26%

23%

Giám sát

17%

22%

Khu vực tư nhân

7%

9%

Các hoạt động hỗ trợ

23%

24%

Dựa trên các giả định cụ thể trong dự toán này, tổng chi phí cho loại trừ sốt rét do P. falciparum tại khu vực GMS vào khoảng từ 3,2-3,9 tỷ USD cho 15 năm, có nghĩa là chi phí bình quân đầu người tại khu vực có nguy cơ sốt rét vào khoảng 1,8-2,2 USD mỗi năm. Mặc dù tổng chi phí lớn nhưng không phải là ngoài tầm với. Các chi phí này nên được xem xét dựa trên chi phí dịch tễ và kinh tế không hoạt động.

Quản lý và Điều phối

Có một sự đồng thuận chung về sự cần thiết của quản và điều phối các hoạt động sốt rét trên toàn khu vực GMS và phải được nâng caoở cả cấp khu vực và quốc gia. Các nước cần phải thành lập ủy ban quốc gia LTSR vững chắc và chủ động, chịu trách nhiệm giám sát tiến độ và điều phối. Những nỗ lực để tăng cường điều phối cần phải tập trung vào xây dựng kế hoạch hoạt động, nghiên cứu, chia sẻ số liệu, huy động nguồn lực, cơ chế đánh giá, truyền thông và vận động chính sách, giám sát thực hiện, phân công lao động và huy động sự tham gia của khu vực tư nhân.

Ở cấp khu vực, cơ cấu quản và điều phối cần phải có ba thành phần: thành phần chính trị với đại diện của các quốc gia, thành phần kỹ thuật do TCYTTG đứng đầu và thành phần tài chính chịu trách nhiệm gây quỹ và quản lý quỹ.

Cơ cấu quản và điều phối (ban điều phối) cho LTSR tại khu vực GMS sẽ được các nước quyết định sau khi tham vấn với các đối tác. Khi đ xuất các lựa chọn cho cơ cấu quản LTSR trong tương lai tại khu vực GMS, cần lưu ý một số nguyên tắc được nêu dưới đây.

Lãnh đạo và đại diện quốc gia

Chính phủ các nước là chìa khóa cho thành công của các nỗ lực LTSR và cần phải đóng vai trò dẫn đầu trong ban điều hành.

Xây dựng trên cơ cấu hiện có

Nếu một trong những lý do có một cơ chế điều phối tốt hơn chỉ để nâng cao hiệu quả, thì không cần thiết phải xây dựng một cơ chế riêng biệt. Cần phải cân nhắc vấn đề này và để chống trùng lặp các cơ chế trong tương lai, cơ cấu quản lý và điều phối phải được các đối tác chấp nhận, bao gồm các đối tác hiện đang hoặc có thể sẽ tài trợ cho loại trừ sốt rét trong khu vực.

Đại diện đầy đủ của các bên liên quan chính

Điều này không có nghĩa là tất cả các bên liên quan đều có thể tham gia trực tiếp vào ban điều phối vì nó sẽ làm cho cơ chế trở nên khó quản lý vì quá kồng kềnh. Cần phải thống nhất bầu ra một đại diện cho các tổ chức như tổ chức dân sự xã hội, phi chính phủ, khu vực tư nhân, các viện và khối quân sự để tham gia vào các cuộc họp của ban điều phối.

Cam kết mạnh mẽ và trách nhiệm của các thành viên

Điều quan trọng là các thành viên của ban điều phối phải tích cực tham gia. Điều này cókhả năng nếu họ được lựa chọn vì họ quan tâm đến LTSR và nếu ban điều phối trao cho họ quyền tác động đến việc sử dụng các nguồn lực và họ được cung cấp và cập nhật thông tin phù hợp.

Khả năng đối phó với thách thức

Ban điều phối hiệu quả cần phải có khả năng đưa ra nghi vấn đối với thông tin họ được cung cấp, và nếu cần thiết, phải yêu cầu xác minh. Bất cứ quyết định nào được ban điều phối đưa ra về loại trừ sốt rét tại khu vực GMS, đều có thể xuất phát từ báo cáo của các nhóm giám sát độc lập, các nhóm này có thể cung cấp đánh giá khách quan về tiến độ của các hoạt động LTSR trên toàn khu vực.


Linh hoạt đối phó với hoàn cảnh thay đổi

Ban điều phối không nên bị các giới hạn thể chế ràng buộc, vì như vậy sẽ kéo dài quy trình ra quyết định. Ban điều phối phải được trao quyền ra quyết định.

Chấp nhận rủi ro.

LTSR sẽ đòi hỏi phải có sự đổi mới, mà đổi mới hầu như luôn luôn đi đôi với rủi ro. Ban điều phối không nên được thành lập dưới sự bảo trợ của một tổ chức mà không dám chấp nhận rủi ro.

Tính ổn định.

Cần phải dự toán kinh phí và cơ cấu tổ chức cho ban điều phối và ban thư ký trong một thời hạn hợp lý.

 Phụ lục 1. Sơ lược chiến lược kỹ thuật toàn cầu về sốt rét của TCYTTG

Tầm nhìn - Một thế giới không còn bệnh sốt rét

Mục tiêu

Mốc thời gian

Chỉ tiêu

2020

2025

2030

1.Giảm tỷ lệ tử vong do sốt rét trên toàn cầu so với năm 2015

> 40%

> 75%

> 90%

2.Giảm ca mắc sốt rét trên toàn cầu so với năm 2015

> 40%

> 75%

> 90%

3.Loại trừ sốt rét tại các nước có sốt rét lan truyền vào năm 2015

Ít nhất 10 nước

Ít nhất 20 nước

Ít nhất 35 nước

4.Ngăn chặn sốt rét quay trở lại ở tất cả các nước không còn sốt rét

Ngăn chặn được sốt rét quay trở lại

Ngăn chặn được sốt rét quay trở lại

Ngăn chặn được sốt rét quay trở lại

NGUYÊN TẮC

·Tất cả các nước có thể đẩy nhanh các nỗ lực LTSR bằng cách kết hợp các biện pháp can thiệp phù hợp với hoàn cảnh địa phương;

·Sự lãnh đạo của các nước và sự tham gia của cộng đồng là những yếu tố cần thiết để đẩy nhanh tiến độ thông qua biện pháp phối hợp đa ngành.

·Cần tăng cường giám sát, theo dõi và đánh giá, cũng như phân vùng theo gánh nặng sốt rét nhằm tối ưu hóa việc thực hiên các biện pháp PCSR;

·Cần phải đảm bảo công bằng trong việc tiếp cậncác dịch vụ, đặc biệt đối với cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và khó tiếp cận nhất;

·Đổi mới công cụ và biện pháp thực hiện sẽ giúp các nước tối đa hóa tiến độ tiến tới LTSR.

KHUNG CHIẾN LƯỢC: bao gồm ba trụ cột chính, với hai yếu tố hỗ trợ: (1) Đổi mới và nghiên cứu(2) Một môi trường thuận lợi vững mạnh.

Tối đa hóa tác động của các công cụ chữa bệnh hiện có

·Cột trụ 1. Đảm bảo mọi người dân đều tiếp cận được các dịch vụ PCSR, chẩn đoán và điều trị sốt rét

·Cột trụ 2. Đẩy mạnh nỗ lực tiến tới LTSR và đạt tình trạng không có sốt rét

·Cột trụ 3. Đưa giám sát sốt rétthành biện pháp can thiệp nòng cốt

Yếu tố hỗ trợ 1. Khai thác sáng kiến đổi mới và mở rộng nghiên cứu

·Nghiên cứu cơ bản nhằm thúc đẩy sáng kiến đổi mới và phát triển công cụ cải tiến;

·Triển khai nghiên cứu để tối ưu hóa tác động và hiệu quả chi phí các chiến lược, công cụ hiện có;

·Hành động để nhanh chóngtiếp nhận và ứng dụng các chiến lược và công cụ can thiệp mới.

Yếu tố hỗ trợ 2. Tăng cường môi trường thuận lợi

·Các cam kết chính trị và tài chính vững mạnh;

·Biện pháp tiếp cận đa ngành, hợp tác biên giới và hợp tác khu vực;

·Quản lý toàn bộ hệ thống y tế bao gồm cả khu vực tư nhân với nền tảng pháp lý vững chắc

·Xây dựng năng lực để quản lý hiệu quả chương trình và nghiên cứu.

Chiến lược LTSR khu vực GMS dựa trên các nguyên tắc, chiến lược và các yếu tố hỗ trợ đã được mô tả trong
Chiến lược kỹ thuật toàn cầu về LTSR giai đoạn 2016-2030 (GTS). Chiến lược này sẽ được triển khai theo ba cột trụ và các yếu tố hỗ trợ, được điều chỉnh để thích ứng với điều kiện dịch tễ địa phương.

Khía cạnh lịch sử và bài học kinh nghiệm

Phòng chống sốt rét (PCSR) tại khu vực GMS bắt đầu từ những năm 1930. Trong những năm 1950, TCYTTG thúc đẩy việc điều trị hàng loạt bằng thuốc chloroquin và đến năm 1960, P. falciparum kháng chloroquin đã xuất hiện ở biên giới Campuchia-Thái Lan. Nghiên cứu di truyền cho thấy kháng chloroquin sau đó đã lan rộng từ Đông Nam Á sang Ấn Độ và sau đó đến châu Phi. Khoảng 20 năm sau đó, hiện tượng kháng sulfadoxine-pyrimethamin đã xuất hiện ở Thái Lan và ngay sau đó một số hình thái gây bệnh đã lan truyền từ Thái Lan sang châu Phi.

Cũng như các vùng lưu hành khác, trong những năm cuối thập niên 1950 và 1960, các nước GMS đã tham gia Chương trình tiêu diệt sốt rét toàn cầu của TCYTTG. Trong khi chương trình đã LTSR thành công ở hầu hết các nước ôn đới, thì lại thất bại khi không đạt được mục tiêu và bị bỏ ngang vào năm 1969. Người ta đã phải công nhận rằng các vũ khí để đối phó với sốt rét không cân sức với hai thách thức: vectơ có khả năng chịu đựng cao ở vùng hoang mạc châu Phi, sự tập trung các vectơ có sức chịu đựng cao và dân di biến động trong rừng và ven rừng tại Đông Nam Á và Nam Mỹ.

Sau khi Chương trình tiêu diệt sốt rét toàn cầu chấm dứt, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam duy trì các chương trình PCSRvững mạnh và cho thấy gánh nặng sốt rét đang từng bước giảm dần. Mặc dù sốt rét đã bùng phát tại Việt Nam trong giai đoạn 1990-1991, nhưng từ năm 1992 tình hình đã được cải thiện một lần nữa, nhờ tăng cường đầu tư và sử dụng màn tẩm hóa chất diệt muỗi (ITNs) và thuốc phối hợp artemisinin. Từ giữa những năm 1990, Campuchia và Lào sau đó bắt đầu thu hút tài trợ quốc tế và đã có thể đưa vào áp dụng các công cụ mới và bắt đầu triển khai các biện pháp giảm gánh nặng sốt rét của mình.

Tiến độ đã được thúc đẩy từ khoảng năm 2003 nhờ vào việc áp dụng phương pháp điều trị phối hợp thuốc artemisinin (ACTs), tét chẩn đoán nhanh (RDTs) và độ bao phủ cao của các biện pháp can thiệp, với sự tài trợ của Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét (Global Fund_GF).

Tuy nhiên, Myanmar đã sao nhãng vì vẫn còn gánh nặng sốt rét cao, sốt rét tiếp tục tồn tại dai dẳng ở miền tây Thái Lan và ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Từ khoảng năm 2011, tăng cường hỗ trợ quốc tế cho đã giúp tăng độ bao phủcác biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét và hiện nay Myanmar đang bắt kịp tiến độ với các nước khác trong khu vực tiểu vùng.

Diễn biến gần đây và các xu hướng hiện nay

Ước tính tỷ lệ mắc và tử vong do sốt rét giảm 35% từ năm 2000 đến năm 2012 và số người chết hàng năm do sốt rét giảm 30%. Các ước tính được lấy từ số liệu giám sát thường qui được điều chỉnh đối với các yếu tố như hành vi tìm kiếm dịch vụ y tế. Trong năm 2012, Myanmar chiếm 77% số ca ước tính và 79% số ca tử vong do sốt rét tại khu vực GMS và trong vài năm vừa qua xu hướng mắc sốt rét trong khu vực đã bị chi phối bởi sự suy giảm đáng kể sốt rét ở đây.

Dân số nguy cơ, báo cáo các ca mắc, ca chết do sốt rét và xu hướng bệnh kể từ năm 2000 được trìnhbày trong bảng A2.1. Ở Campuchia, số ca mắc sốt rét đã giảm. Tại Lào, số ca sốt rét báo cáo đã tăng do sốt rét bùng phát (hình 2). Sự gia tăng số lượng các ca sốt rét được báo cáo trong những năm gần đây là do công tác báo cáo toàn diện, đầy đủ hơn ở Campuchia, Myanmar và Thái Lan

Tình hình sốt rét kháng thuốc và các nỗ lực ngăn chặn sốt rét kháng thuốc

Trong giai đoạn 2006-2007, TCYTTG đã cảnh báo cộng đồng sốt rét quốc tế về sự xuất hiện của ký sinh trùng P. falciparum kháng artemisinin ở biên giới Campuchia và Thái Lan. Vì các dẫn chất artemisinin là một hợp chất chủ yếu của ACTs, loại thuốc chính trong điều trị sốt rét P. falciparum, điều này được nhấn mạnh là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với PCSR trên toàn thế giới. Sự suy yếu liên tục của artemisinin cho thấy bất kỳ loại thuốc phối hợp nào đang được sử dụng như một liệu pháp điều trị đơn chất thì cũng sẽ làm cho các chủng P. falciparum kháng với thuốc đó và làm suy giảm hiệu lực của ACTs.

Sau đó một dự án ngăn chặn sốt rét kháng thuốc đã được khởi động tại Campuchia và Thái Lan với sự hỗ trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation (BMGF), dựa trên Chiến lược ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét kháng artemisinin ở Đông Nam Á, giai đoạn 2009-2011 (ARCE), và dự án đã khoanh vùng xác định những nơi có liên quan tới khả năng P. falciparum kháng artemisinin. Trong giai đoạn 2009-2010, kháng artemisinin đã được xác nhận xuất hiện tại Việt Nam và Myanmar. Năm 2010, TCYTTG đã xây dựng kế hoạch hành động toàn cầu về kháng artemisinin (GPARC), trong đó mô tả vai trò và trách nhiệm của các đơn vị thực hiện khác nhau. Kháng artemisinin đã được định nghĩa rõ hơn, và được ưu tiên theo phân vùng địa lý và hợp lý dựa trên tình trạng kháng artemisinin. Các khu vực trong một nước sẽ được phân loại như sau:

Vùng I (Tier I): Khu vực có bằng chứng đáng tin cậy về kháng artemisinin được khuyến cáo phải có biện pháp đối phó đa dạng và ngay lập tức;

Vùng II (Tier II): Khu vực có nhiều dân di cư và di biến động từ Vùng I sang cần tăng cường các biện pháp phòng chống để giảm lây truyền bệnh;

Vùng III (Tier III): Khu vực có sốt rét P. falciparum nhưng không có bằng chứng về kháng artemisinin. Các biện pháp phòng ngừa và chuẩn bị ở khu vực này cần tập trung tăng diện bao phủ bằng các biện pháp phòng chống sốt rét chuẩn.

Các hoạt động tăng cường ở Vùng I theo chiến lược Ngăn chặn sốt rét kháng thuốc artemisinin (ARCE) đã làm giảm số lượng ca sốt rét, nhưng không ngạc nhiên là mức độ kháng artemisinin lại tăng. Sau đánh giá về các hoạt động ứng phó với kháng artemisinin tại khu vực GMS vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Dự án Ứng phó khẩn cấp ngăn chặn kháng artemisinin (ERAR) đã được khởi động và một khung kế hoạch hành động khu vực đã bắt đầu được xây dựng vào tháng tư năm 2013. Khung kế hoạch đã chỉ rõ các khu vực cần hành động khẩn cấp để bảo vệ các phối hợp thuốc ACTs, một loại thuốc điều trị hiệu quả sốt rét do P. falciparum và cuối cùng LTSR tại khu vực GMS. Tổng số 15 hành động cần thiết tạo nền tảng cho các biện pháp ứng phó ngăn chặn kháng artemisinin hiện nay đã được xác định trong bốn lĩnh vực sau đây:

Bao phủ toàn bộ bằng các biện pháp can thiệp có chất lượng cao tại các khu vực ưu tiên;

Điều phối và quản lý các hoạt động thực địa chặt chẽ hơn;

Thông tin về ngăn chặn kháng thuốc artemisinin tốt hơn;

Giám sát và hỗ trợ khu vực.

TCYTTG đã nhận được tài trợ từ Chính phủ Úc và Quỹ BMGF dành cho tăng cường phối hợp và hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động liên quan. Văn phòng "Dự án khu vực Hub ERAR” đã được thành lập tại thủ đô Phnom Penh. Quỹ toàn cầu đã phân bổ 100 triệu USD cho các hoạt động trong vòng 3 năm (2014-2016) để cấp kinh phí cho các hoạt động ngăn chặn và loại trừ và cuối cùng là loại trừ kháng artemisinin ở khu vực GMS. Nguồn kinh phí này hỗ trợ các hoạt động cả ở cấp quốc gia và khu vực. Tất cả các nước GMS, trừ Trung Quốc, hiện đang thực hiện kế hoạch ngăn chặn sốt rét kháng artemisinin.

Trong những năm qua, có tiến bộ đáng kể trong nghiên cứu về ngăn chặn kháng artemisinin. Việc phát hiện ra các marker phân tử chuẩn phát hiện kháng artemisinin (đột biến trong vùng phân tử protein 13 gen P.falciparum Kelch) đã tác động rất lớn vào việc xác định kháng thuốc và các biện pháp giám sát và giúp các biện pháp giám sát kháng artemisinin đạt hiệu quả hơn, chính xác hơn. Theo báo cáo mới nhất của Nhóm chuyên gia kỹ thuật ngăn chặn kháng thuốc: "Phân tích di truyền đã xác định nhiều dòng di truyền của KSTSR kháng artemisinin và cho thấy rằng nó không chỉ lan rộng mà còn tái phát lại, nên đã làm nảy sinh mối quan tâm về hiệu quả của "Biện pháp tường lửa" (trì hoãn hoặc ngăn ngừa lây lan từ một ổ dịch) và tiếp tục ủng hộ việc loại trừ lan truyền sốt rét P. falciparum tại các khu vực đã được xác định kháng artemisinin.


Tuy nhiên, việc phòng ngừa lan rộng kháng artemisinin từ khu vực GMS vẫn còn rất quan trọng vì sốt rét do P. falciparum ngày càng kháng các loại thuốc phối hợp mới có thuốc đi kèm (lumefantrine, mefloquine, piperaquine). Theo kết quả định hướng lại chiến lược này, nhóm chuyên gia kỹ thuật của TCYTTG về ngăn chặn sốt rét kháng thuốc (DRC-TEG) cũng đã khuyến cáo bỏ Vùng III (tier III) trong khu vực GMS, bất kỳ khu vực nào có lưu hành sốt rét P. falciparum mà không phải là Vùng I thì được coi là Vùng II. Sự xuất hiện gần đây của KSTSR kháng mạnh với các loại thuốc phối hợp ACTs, đặc biệt là thành phần piperaquin ở phía tây Campuchia, đã làm tăng nỗi ám ảnh về bệnh sốt rét vô phương cứu chữa ở khu vực GMS.

Các đặc điểm dịch tễ học liên quan đến sốt rét

Véc tơ, khí hậu và sinh thái

Do tương tác giữa sinh-địa lý và sinh thái, lan truyền sốt rét tại khu vực GMS được giới hạn phần lớn trong phạm vi môi trường rừng dưới 800-1500 m, chân đồi và ven biển. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, tập tính của véc tơ và sinh thái, mức độ tiếp xúc giữa người và các loài muỗi sốt rét Anopheles. Các vectơ sốt rét nội địa chính bao gồm: Anopheles dirus chỉ sống được ở khu vực râm mát và ẩm ướt; An. minimus có thể sống được ở khu vực rừng thưa và chân đồi sau khi phá rừng; và các loại vectơ phụ khác có thể sống ở khu vực nương rẫy.

Tại các khu vực ven biển có nước lợ chảy chậm, các thành phần của phức hợp loài An. sundaicus chiếm phần lớn; mật độ dân số cao hơn với dịch vụ y tế phát triển tốt hơn đã giúp cho công tác phòng chống bệnh sốt rét tại khu vực này trở nên dễ dàng hơn. Tất cả các véc tơ có khuynh hướng sống ngoài nhà và đốt mồi ngoài nhà và đốt sớm, những tập tính này đặc biệt rõ rệt ở muỗi An. dirus; ở mức độ nào đó điều này sẽ hạn chế hiệu quả của biện pháp phun hóa chất tồn lưu trong nhà (IRS) và màn tẩm hóa chất tồn lưu có tác dụng dài (LLINs) trong môi trường rừng.

Ở hầu hết các vùng trong khu vực GMS, lan truyền sốt rét kéo dài quanh năm và đạt đỉnh theo mùa. Ở miền Bắc, khi nhiệt độ xuống 20-25°C, lan truyền sốt rét bị gián đoạn trong mùa lạnh. Việc lập bản đồ GIS về tỷ lệ mắc sốt rét đã cho thấy rằng sốt rét tập trung ở khu vực rừng, nhưng gánh nặng có thể thay đổi đáng kể trong khoảng cách ngắn. Bùng phát sốt rét ở khu vực GMS chủ yếu liên quan đến di biến động dân cư, hiếm khi liên quan đến các yếu tố khí hậu, trừ một số trường hợp như ở khu vực "khô hạn" trung tâm của Myanmarthì dịch bùng phát liên quan đến việc lượng mưa tăng lên. Trong năm 2011-2012, đã có các vụ dịch ở 6 tỉnh miền Nam của Lào chiếm 95% các ca sốt rét được báo cáo tại Lào trong năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm nhiều yếu tố, trong đó bao gồm việc khai thác gỗ thiếu kiểm soát và dự án phát triển đã thu hút lao động nhập cư. Vào cuối năm 2013, các ca sốt rét đã tăng gấp 10 lần tại tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan khi công nhân khai thác gỗ trở về từ Lào.


Các nhóm nguy cơ và tính lưu động

Các nhóm nguy cơ chính tại khu vực rừng và chân đồi là:

Các nhóm dân tộc thiểu số sống trong rừng hoặc gần rừng, những người có tập quán du canh (đốt nương làm rẫy);

Dân bản và nông dân sống ở bìa rừng, gồm những người mới đến định cư và người đitrồng rừng;

Công nhân nông trường, đặc biệt là ở các nông trường cao su làm công việc ban đêm; những công nhân này thường là người lao động theo mùa vụ và thường là dân di cư;

Những người đã được di rời đến các khu vực rừng hay bìa rừng để tị nạn hoặc di dời để phục vụ các dự án phát triển như xây đập;

Những người đi rừng trong khoảng thời gian ngắn như lực lượng an ninh, người khai thác gỗ, thợ mỏ, khách du lịch và nhiều đối tượng khác;

Lực lượng quân đội và cảnh sát được triển khai tại các khu vực biên giới;

Những người sống hoặc làm việc tại các khu vực ven biển tham gia làm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá hoặc buôn lậu.

Những nhóm này có thể được phân biệt theo các mức độ và hình thức di chuyển khác nhau, cũng như tình trạng hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Có thể có sự chồng chéo khi phân loại. Ví dụ, những người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số có thể là nông dân làm việc ở bìa rừng hoặc công nhân lâm trường.

Trong những năm gần đây, các nhóm dân tộc thiểu số có tập quán làm nông nghiệp du canh du cư chiếm số lượng lớn nhất và quan trọng nhất về gánh nặng sốt rét trong khu vực GMS. Trong những đối tượng này, có khi cả gia đình, nhưng phần đông là nam giới dành nhiều ngày hoặc nhiều tuần không ở làng để chăm sóc các lô rừng, thu hoạch lâm sản hoặc săn bắn. Vì thế chu kỳ lan truyền sốt rét có thể tiếp tục duy trì trong cộng đồng, ngay cả khi lan truyền sốt rét đã từng cắt đứt.

Cộng đồng làm nông nghiệp du canh du cư đang dần biến mất (mặc dù ở Myanmar, họ vẫn có thể chiếm khoảng hơn 2 triệu người) và hầu hết số còn lại này được cung cấp đầy đủ màn LLINs và các dịch vụ quản lý ca bệnh dựa vào cộng đồng.

Dân di cư không nhất thiết phải ở những vùng xa xôi hẻo lánh, hoặc ngoại trừ. Nhận thấy rằng tính lưu động là một hệ thống liên quan đến các nhóm đa nhân khẩu, các địa phương và tiến trình giao thoa kinh tế-xã hội được chứng minh là ngày càng quan trọng. Khi LTSR ở khu vực GMS tiến gần đến giai đoạn cuối cùng, mối quan tâm chính sẽ là nguy cơ sốt rét ngoại lai từ các nước khác, đặc biệt là từ những vùng sốt rét lưu hành ở Bangladesh và phía đông bắc Ấn Độ giáp Myanmar.

So với các dòng di cư trong khu vực GMS, thì di biến động qua biên giới của Myanmar với hai nước này tương đối ít. PCSR ở đây đang có những tiến bộ, các yếu tố quyết định rủi rotương tự như tại khu vực GMS. Tiến bộ trong LTSR ở khu vực GMS sẽ kích thích các nỗ lực loại trừ tương tự ở Bangladesh và phía đông bắc Ấn Độ, làm giảm các tổn thương ở Myanmar.

Việc di chuyển bằng đường hàng không trên toàn cầu tăng có thể làm tăng nguy cơ sốt rét ngoại lai. Ví dụ, Trung Quốc đang phải đối phó với sốt rét do P. falciparum ngoại lai từ châu Phi, và việc đi lại giữa châu Phi và thủ đô của các nước Đông Nam Á cũng đang gia tăng. Trong bối cảnh ngăn chặn sốt rét kháng thuốc, hai vấn đề hiện nay là: dân di cư từ miền tây Myanmarsang các nước khác như Bangladesh và có thể đến các khu vực có nguy cơ sốt rét;binh sĩ đến châu Phi với mục đích thực hiện gìn giữ hòa bình hoặc huấn luyện và trao đổi quân sự.


Các yếu tố quyết định khác

Giảm gánh nặng sốt rét tại khu vực GMS trong thập kỷ qua là kết quả của đầu tư cho PCSR mà còn thay đổi bối cảnh như giảm nạn phá rừng và giảm đói nghèo. Mặc dù, tăng trưởng kinh tế hy vọng sẽ làm giảm nguy cơ sốt rét trong dân di cư, nhưng các yếu tố như sự bất bình đẳng, nhu cầu thu hái lâm sản và các dự án cơ sở hạ tầng gần hoặc nằm trong khu vực rừng sẽ duy trì nguy cơ sốt rét liên quan đến di biến động dân cư và nguy cơ này được hỗ trợ bởi sự phát triển của mạng lưới giao thông và mở cửa biên giới.

Trong thời gian ngắn, một trong những biện pháp can thiệp quan trọng nhất có thể được các chính phủ thực hiện bao gồm hoàn thiện các quy định và cưỡng chế, ngăn chặn toàn bộ các hoạt động như khai thác gỗ bất hợp pháp và yêu cầu các công ty được cấp phép hoạt động trong hoặc gần khu vực rừng phải tham vấn và hợp tác với ngành y tế.

Vấn đề an ninh và bất ổn chính trị vẫn là nguy cơ nghiêm trọng nhất. Tình hình này tại khu vực GMS đang được cải thiện, nhưng chỉ một thay đổi tiêu cực cũng có thể gây nguy hại đến các nỗ lực LTSR và làm đảo ngược những thành quả gần đây của công tác PCSR.

Phụ lục 3.Đề xuất các chỉ số đo lường tiến độ và tác động của giai đoạn loại trừ

Chỉ số

Chỉ tiêu hoặc tiêu chuẩn

Nguồn số liệu

Tác động

 

 

Số lượng và tỷ lệ ca sốt rét khẳng định, phân loại theo giới tính, độ tuổi và nhóm nguy cơ (ví dụ: học sinh, lao động nhập cư)

 

Cơ sở dữ liệu điều tra ca sốt rét

Số lượng ổ dịch sốt rét theo phân loại

 

Cơ sở dữ liệu về ổ dịch sốt rét

Số lượng và chất lượng giám sát

 

 

Tỷ lệ xét nghiệm máu hàng năm theo huyện và ổ dịch được phát hiện thụ động và chủ động1

Chỉ tiêu chỉ định đối với các ổ dịch còn lại đang hoạt động, ổ dịch mới hoạt động và ổ dịch còn lại không hoạt động: 8% dân số trong ổ dịch

Số liệu báo cáo hàng tháng và hàng năm của tuyến huyện

 

Chỉ tiêu chỉ định đối với ổ dịch đã được xử lý và ổ dịch tiềm ẩn mới: 1-3% dân số trong ổ dịch

 

Tỷ lệ phần trăm cơ sở y tế và phòng xét nghiệm gửi báo cáo hàng tháng (bao gồm số bệnh nhân được xét nghiệm và số ca dương tính)

Chỉ tiêu: 100%

Số liệu báo cáo tuyến huyện hàng tháng

Tỷ lệ phần trăm các ca dương tính được điều tra toàn diện (bao gồm mẫu điều tra ca bệnh, mẫu điều tra ổ dịch và phát hiện ca bệnh chủ động)

Chỉ tiêu: 100%

Cơ sở dữ liệu điều tra ca sốt rét

Tỷ lệ phần trăm các ổ dịch được điều tra toàn diện (hoàn thành mẫu điều tra ổ dịch sốt rét, bao gồm số liệu điều tra côn trùng) và ghi vào sổ (trên sổ đăng ký, và vẽ bản đồ của từng ổ dịch)

Chỉ tiêu: 100%

Cơ sở dữ liệu về ổ dịch sốt rét

Khoảng thời gian từ khi có triệu trứng đầu tiên (có sốt) đến lần đầu tiên đến khám tại cơ sở y tế

Tiêu chuẩn: trong vòng 48 giờ

Số liệu điều tra ca sốt rét cơ bản

Khoảng thời gian khi bệnh nhân đến khám lần đầu đến khi được xét nghiệm

Tiêu chuẩn: trong vòng 24 giờ

Cơ sở dữ liệu điều tra ca sốt rét

Khoảng thời gian từ khi bệnh nhân có kết quả dương tính đến khi được điều trị

Tiêu chuẩn: trong ngày

Cơ sở dữ liệu điều tra ca sốt rét

Khoảng thời gian từ khi có kết quả (+) đến khi được báo cáo cho chương trình SR (tại cấp huyện hoặc cấp tương tự, thông báo cho cấp trung ương)

Tiêu chuẩn: trong ngày

Cơ sở dữ liệu điều tra ca sốt rét

Tỷ lệ % phòng XN sốt rét tham gia vào hệ thống quản lý chất lượng (hàng năm tất cả các lam dương tính và 10% lam (-) được gửi đi để kiểm tra lại và kiểm tra trình độ ngẫu nhiên)

Chỉ tiêu: 100%

Cơ sở dữ liệu về đánh giá chất lượng độc lập

Tỷ lệ phần trăm báo cáo hàng năm của chương trình sốt rét quốc gia trong 5 năm vừa qua

Chỉ tiêu: 100%

 

 

1Các chỉ tiêu về tỷ lệ xét nghiệm máu hàng năm dành cho cán bộ giám sát. Công tác giám sát hoạt động của nhân viên y tế ở cấp cơ sở nên được coi như một dạng cung cấp dịch vụ và không nên thực hiện theo kiểu hoàn thành chỉ tiêu. Quá tập trung vào thực hiện chỉ tiêu về tỷ lệ xét nghiệm máu hàng năm có thể dẫn đến lơ là việc thực hiện mục tiêu chính, mà mục tiêu này là để đảm bảo phát hiện bất cứ lây truyền nào đang xảy ra tại địa phương một cách kịp thời.

Nguồn: tài liệu ‘Hướng dẫn thực hiện: Giám sát dịch bệnh trongloại trừ sốt rét’của TCYTTG, ISBN 9789241503334.

Phụ lục 4: Đề xuất chỉ số giám sát trong giai đoạn giảm lan truyền sốt réttại khu vực GMS
 

Chỉ số

Định nghĩa/Cách tính

Mục đích

Ca sốt rét khẳng định (số lượng và tỷ lệ hàng tháng và hàng năm)

Số ca sốt rét khẳng định x 1000 / dân cónguy cơ mắc sốt rét

Để đo lường xu hướng mắc SR và xác định vị trí lan truyền sốt rét đang diễn ra. Chỉ số này là thước đo quan trọng nhất tiến độ và công tác quản lý tại các vùng lưu hành bệnh thấp

Ca sốt rét được điều trị nội trú (số lượng và tỷ lệ hàng tháng hoặc hàng năm)

Số bệnh nhân sốt rét được điều trị nội trú x 10,000 / dân có nguy cơ mắc sốt rét

Để theo dõi tác động của các chương trình y tế về các loại bệnh nặng. Chỉ số này có thể phản ánh tác động của công tác điều trị, như điều trị làm giảm diễn biến lâm sàng từ không biến chứng đến biến chứng bệnh nặng.

Ca chết do sốt rét ở bệnh nhân điều trị nội trú (số lượng và tỷ lệ hàng tháng hoặc hàng năm)

Số ca chết do sốt rét ở bệnh nhân nội trúx 100,000 / dân có nguy cơ mắc sốt rét

Để theo dõi tác động của chương trình lên số ca tử vong do sốt rét

Tỷ lệ xét nghiệm dương tính SR (bằng tét chẩn đoán nhanh /hoặc xét nghiệm lam máu)

Số ca số rét dương tính x 1000 / Số bệnh nhân được xét nghiệm KSTSR

Để phản ánh các xu hướng mắc bệnh sốt rét và định vị các khu vực có lan truyền SR mạnh nhất. 'Hiệu chỉnh' một phần đối với báo cáo chưa hoàn thiện và việc hết RDT do tử số lấy từ cùng một nguồn với mẫu số.

Tỷ lệ phần trăm các ca phân theo chủng loại

Số ca số rét khẳng định theo chủng x 100 / tổng số ca số rét khẳng định

Để phản ánh tỷ lệ các ca bị nhiễm do các chủng SR khác nhau và cung cấp thông tin về theo dõi các ca SR nặng.

Tỷ lệ phần trăm các ca điều trị nội trú được ra viện với chẩn đoán sốt rét

Số bệnh nhân sốt rét nội trú được ra viện với chẩn đoán sốt rét x 100 / Tổng số bệnh nhân nội trú

Để theo dõi tác động của các chương trình y tế về các loại bệnh nặng. 'Hiệu chỉnh' một phần đối với báo cáo chưa hoàn thiện do tử số lấy từ cùng một nguồn với mẫu số

Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân nội trú tử vong do sốt rét

Số bệnh nhân nội trú chết vì sốt rét x 100 / Tổng số bệnh nhân nội trú tử vong

Để theo dõi tác động của chương trình lên số lượng tử vong do sốt rét 'Hiệu chỉnh' một phần đối với báo cáo chưa hoàn thiện do tử số lấy từ cùng một nguồn với mẫu số.

Tỷ lệxét nghiệm máu hàng năm

Số bệnh nhân được xét nghiệm KSTSR x 100 / dân có nguy cơ mắc sốt rét

Để phản ánh quy mô của XN chẩn đoán trong một cộng đồng dân cư; hỗ trợ giải thích các chỉ số giám sát khác.

Tỷ lệ phần trăm ca nghi ngờ sốt rét được xét nghiệm chẩn đoán

Số bệnh nhân được xét nghiệm KSTSR x 100 / Số ca nghi mắc sốt rét

TCYTTG khuyến cáo rằng tất cả các trường hợp nghi mắc SR phải được xét nghiệm chẩn đoán bằng kính hiển vi hoặc RDTs, bất kể lứa tuổi. Chỉ số này phản ánh mức độ chương trình sốt rét đạt được mục tiêu và cần phải đặt thêm nỗ lực vào lĩnh vực nào.

Cơ sở y tế hoàn thành báo cáo

Số cơ sở y tế nộp báo cáo x 100 / tổng số cơ sở y tế

Thường xuyên theo dõi và giám sát là để nâng cao việc nộp báo đầy đủ cho đến khi tất cả các cơ sở y tế tuân thủ nộp báo cáo hàng tháng. Hỗ trợ giải thích cho các chỉ số giám sát khác.

Nguồn: tài liệu Hướng dẫn thực hiện: Giám sát bệnh tật trong phòng chống sốt rét’ của TCYTTG,. ISBN 978 92 4 150334.

Hình. A2.1: Sự thay đổi các chỉ số sốt rét chính tại khu vực GMS giai đoạn2000–2013, Báo cáo sốt rét thế giới năm 2014 của TCYTTG
 
 Số ca sốt rét khẳng định và tỷ lệ xét nghiệm lam máu
hàng năm (%)
                    Số ca sốt rét được điều trị và số ca tử vong

Hiện nay, phiên bản kế hoạch này đã có một số thay đổi, chúng tôi sẽ có bản bổ sung và cập nhật sau đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1Taylor WRJ. Tổng quan Nghiên cứu sốt rét ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Tạp chí Y học nhiệt đới và Y tế công cộng Đông Nam Á năm. 2013;44:231–248, trích dẫn trang 306-307.

2Cui L, Yan G, Sattabongkot J, Chen B, Cao Y, Fan Q và cộng sự. Thách thức và triển vọng cho loại trừ sốt rét ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Đăng trên tạp trí. Acta Trop. 2012;121(3):240-245.

3Tài liệu hướng dẫn thực hiện: Giám sát bệnh tật trong phòng chống sốt rét. Tổ chức Y tế Thế giới phát hành năm 2012 tại Geneva.

4Jittthai N. Bản đồ dân di cư và bệnh sốt rét ở khu vực phía đông nam của Myanmar. Văn phòng di trú quốc tế tại Yangon năm 2013.

5Báo cáo tư vấn kỹ thuật về tăng cường tiếp cận các dịch vụ phòng chống sốt rét cho dân di cư và di biến động trong bối cảnh ứng phó khẩn cấp với kháng artemisinin tại khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ 22–23/05/2014. Tổ chức y tế thế giới tại Hà Nội, Việt Nam 2014.

6Lưu ý thông tin về khuyến cáo lựa chọn tiêu chí cho việc mua sắm tét chẩn đoán nhanh sốt rét (RDTs). Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2014.

7Hướng dẫn đảm bảo chất lượng xét nghiệm sốt rét bằng kính hiển vi, tập 1. Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2009.

8Kamolratanakul P, Butraporn P, Prasittisuk M, Prasittisuk C, Indaratna K. Hiệu quả chi phí và tính bền vững của màn tẩm lambdacyhalothrin so với phun DDT để phòng chống sốt rét ở miền tây Thái Lan. Am. J. Trop. Med. Hyg. 2001;65(4):279-284.

9Kolaczinski J, Macdonald M, Meek S. Kiểm soát vector để loại trừ sốt rét kháng artemisinin tại khu vựctiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, 2013;14(1):9-10.

10Overgaard HJ, Sandve SR, Suwonkerd W. Bằng chứng về kháng các hóa chất diệt côn trùng của muỗi anopheline ở miền Bắc Thái Lan. Tạp chí Y học nhiệt đới và Y tế công cộng Đông Nam Á. 2005;36 (Phần bổ sung 4):148-153.

11Hướng dẫn của WHO về nâng cao năng lực về côn trùng sốt rét và kiểm soát vector. Bệnh sốt rét , Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2013.

12Sochantha T, Van Bortel W, Savonnaroth S, Marcotty T, Speybroeck N, Coosemans M. Bảo vệ cá nhân bằng màn võng tẩm hóa chất tồn lưu để chống bị các loại vecto trong rừng đốt.Tạp chí Y học nhiệt đới và y tế quốc tế 2010;15(3):336-341.

13Thang ND, Erhart A, Speybroeck N, Xa NX, Thanh NN, Ky PV và các cộng sự. Sử dụng màn võng tẩm hóa chất tồn lưu để phòng chống sốt rét rừng: Một thử nghiệm dựa vào cộng đồng ở một vùng nông thôn miền Trung Việt Nam. PLoS o­ne. 2009;4(10):e7369.

14Di dân quốc tế và y tế. Tổ chức Y tế thế giới phát hành tại Geneva năm 2012.

15Cao J, Sturrock HJ, Cotter C, Zhou S, Zhou H, Liu Y và các cộng sự. Giám sát ruyền thông và theo dõi và các hoạt động đối phó để loại trừ sốt rét: Chiến lược "1-3-7" của Trung Quốc. PLoS Med. 2014;11(5):e1001642.

16Tài chính cho loại trừ sốt rét. Nhóm Y tế toàn cầu phát hành tại San Franscisco năm 2013.

17Tatarsky A, Aboobakar S, Cohen JM, Gopee N, Bheecarry A, Moonasar D và các cộng sự. Ngăn chặn sốt rét quay trở lại: Đánh giá chương trình và tài chính. PLoS o­ne. 2011;6(9):e23832.

18Khung hành động đa ngành cho sốt rét. Liên minh đối tác về sốt rét quay trở lại, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc năm 2013.

19Petney T, Sithithaworn P, Satrawaha R, Warr CG, Andrews R, Wang YC và cộng sự. Khả năng sốt rét tái phát tại khu vực đông bắc Thái LanCác bệnh truyền nhiễm mới nổi. năm 2009;15(8):1330-1331.

20Diễn đàn Sốt rét về khu vực doanh nghiệp và các đơn vị ngoài quốc doanh đối phó với hiểm họa kháng Artemisinin tại Myanmar. 2013.

21Whittaker MA, Dean AJ, Chancellor A. Malar J. Vận động ủng hộ cho loại trừ sốt rét - bài học từ những thành công của chương trình loại trừ các bệnh truyền nhiễm khác. 2014;13:221.

22Loại trừ sốt rét. Hướng dẫn thực địa cho các nước lưu hành bệnh thấp và trung bình. Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2007

23Mita T, Tanabe K. Sự tiến hóa của ký sinh trùng Plasmodium falciparum kháng thuốc: gợi ý cho việc phát triển và ngăn chặn kháng artemisinin. Jpn. J. Infect. Dis. 2012;65(6):465-475.

24Bruce-Chwatt LJ. Sốt rét và phòng chống sốt rét: Tình hình hiện tại và triển vọng tương lai. Annu. Rev. Public Health. 1987;8(1):75-110.

25Báo cáo sốt rét thế giới năm 2014. Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2014.

26Maude RJ, Pontavornpinyo W, Saralamba S, Aguas R, Yeung S, Dondorp AM và cộng sự. Người còn lại cuối cùng là người có khả năng miễn dịch tốt nhất: loại trừ sốt rét kháng artemisinin ở Campuchia. Malar. J. 2009;8(1):31.

27Ứng phó khẩn cấp với kháng artemisinin tại khu vực tiểu vùng sông Mê kông mở rộng. Khung hành động khu vực giai đoạn 2013-2015 Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2013.

28Biên bản cuộc họp của nhóm chuyên gia kỹ thuật về kháng thuốc và ngăn chặn kháng thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2014.

29Hii J, Rueda LM. Vectơ sốt rét ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng: Tổng quan về vectơ sốt rét và những thách thức còn tồn tại. Tạp chí Y học nhiệt đới và Y tế công cộng Đông Nam Á năm 2013;44:73-165.

30Singhanetra-Renard A. Sốt rét và biến động dân số ở Thái Lan. Tạp trí Xã hội, Khoa học và Y học năm 1993;37(9):1147-1154.

31Dysoley L, Kaneko A, Eto H, Mita T, Socheat D, Borkman A và cộng sự. Thay đổi mô hình sốt rét rừng trong nam giới trưởng thành di cư tại huyện Chumkiri, Campuchia. Acta Trop. 2008;106(3):207-212.

32Guerra CA, Snow RW, Hay SI. Đánh giá toàn cầu về rừng kín, phá rừng và nguy cơ sốt rét. Ann. Trop. Med. Parasitol. 2006;100(3):189-204

33Mertz O, Leisz SJ, Heinimann A, Rerkasem K, Thiha, Dressler W et al. Số lượng của họ là bao nhiêu? Nhân khẩu học đối với dân du canh du cư ở khu vực Đông Nam Á. Hum. Ecol. 2009;37(3):281-289.

34Wangroongsarb P, Satimai W, Khamsiriwatchara A, Thwing J, Eliades JM, Kaewkungwal J và cộng sự. Lấy mẫu xét nghiệm cho bệnh nhân tại biên giới Thái Lan và Campuchia. II. Kiến thức, nhận thức, thực hành và hành vi tìm kiếm dịch vụ điều trị của dân di cư trong khu vực sốt rét lưu hành. Malar. J. 2011;10(1):117

35Smith C, Whittaker M. Beyond mobile populations: Một đánh giá quan trọng của tài liệu sốt rét và biến động dân số và đề xuất cho các định hướng trong tương lai. Malar. J. 2014;13(1):307.

36Huang Z, Tatem AJ. Sốt rét toàn cầu và liên kết sốt rét toàn cầu thông qua di chuyển bằng đường hàng không. Malar. J. 2013;12(1):269.

37Hewitt S, Delacollette C, Chavez I. Tình hình sốt rét ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Tạp chí Y học nhiệt đới và Y tế công cộng Đông Nam Ánăm 2013;44:46–72.

38Khuôn khổ khu vực để phòng ngừa sốt rét quay trở lại và chứng nhận loại trừ sốt rét. Văn phòng WHO khu vực Châu Âu. Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014.

39Báo cáo cuộc họp thứ hai của nhóm tư vấn phòng chống vector. Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2014.

40Báo cáocuộc họp thứ ba của nhóm tư vấn phòng chống vector. Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2015.

41Hướng dẫn điều trị sốt rét. Tái bản lần thứ 3. Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2015.

42Kế hoạch toàn cầu về quản lý kháng hóa chất của các vectơ sốt rét. Tổ chức Y tế Thế giới phát hành tại Geneva năm 2012.

 

 

Ngày 25/01/2016
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích