Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 6 9 8 6 0
Số người đang truy cập
4 9 7
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
WHO: Cập nhật thông tin bệnh do virus Zika

Ngày 19/1/2016. Cập nhật thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về bệnh do nhiễm virus Zika (Zika virus). Virus Zika gây bệnh mới nổi do muỗi truyền, lần đầu tiên được xác định tại Uganda năm 1947 ở khỉ Rhesus thông qua mạng lưới giám sát bệnh sốt vàng ở thú hoang dại. Sau đó được xác định ở người vào năm 1952 tại Uganda và Cộng hòa Tanzania.

Các vụ dịch do bệnh virus Zika đã được ghi nhận ở châu Phi, châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương. Thể loại (genre): Flavivirus; vector: muỗi Aedes (thường đốt người vào buổi sáng và cuối giờ chiều/tối); ổ chứa (reservoir) không được biết rõ

Các dấu hiệu và triệu chứng(Signs and Symptoms)

Thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ khi phơi nhiễm đến khi có các triệu chứng) của bệnh virus Zika không rõ nhưng có khả năng là một vài ngày. Các triệu chứng của bệnh tương tự như các nhiễm trùng do arbovirus khác như sốt xuất huyết bao gồm sốt, phát ban ở da, viêm kết mạc, đau cơ và khớp, mệt mỏi và đau đầu thường nhẹ và kéo dài từ 2-7 ngày. Trong các vụ dịch lớn ở quần đảo Polynesia thuộc Pháp và Brazil vào năm 2013 và 2015 tương ứng, cơ quan y tế quốc gia báo cáo có các biến chứng do tự miễn và thần kinh tiềm tàng của bệnh virus Zika. Gần đây ở Brazil, cơ quan y tế địa phương đã quan sát thấy một sự gia tăng nhiễm virus Zika trong công chúng cũng như sự gia tăng trẻ sơ sinh bị tật đầu nhỏ ở phía đông bắc Brazil. Các cơ quan điều tra về dịch Zika đang phát hiện ra một bằng chứng ngày càng tăng về mối liên quan giữa vi rút Zika và teo não (đầu nhỏ). Tuy nhiên, điều tra thêm là cần thiết trước khi chúng ta hiểu được mối liên quan giữa đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và virus Zika. Các nguyên nhân tiềm năng khác cũng đang được điều tra.

Sự lan truyền (Transmission)

Virus Zika được truyền cho người qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh, chủ yếu là Aedes aegypti ở các vùng nhiệt đới; đồng thời cũng là loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, chikungunya và sốt vàng. Các vụ dịch bệnh do virus Zika đã được báo cáo lần đầu tiên từ Thái Bình Dương vào năm 2007 và 2013 (Yap và quần đảo Polynesia của Pháp, tương ứng), và vào năm 2015 từ các nước châu Mỹ (Brazil và Colombia) và châu Phi (Cape Verde). Ngoài ra, hơn 13 quốc gia ở châu Mỹ đã báo cáo có các trường hợp nhiễm virus Zika rải rác cho thấy sự mở rộng vùng địa lý một cách nhanh chóng của virus Zika.

Chẩn đoán (Diagnosis)

Virus Zika được chẩn đoán thông qua phản ứng chuỗi PCR và phân lập virus từ các mẫu máu, chẩn đoán huyết thanh có thể khó khăn vì vi khuẩn phản ứng chéo với các flaviviruses khác như sốt xuất huyết, virus Tây sông Nile và sốt vàng da.


Muỗi
Aedes aegyptitruyền bệnh sốt Zika đồng thời cũng là loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, chikungunya và sốt vàng

Dự phòng (Prevention)

Muỗi và các nơi sinh sản của chúng đặt ra một nguy cơ đáng kể cho việc nhiễm virus Zika, phòng ngừa và kiểm soát dựa trên việc làm giảm quần thể muỗi thông qua giảm nguồn (loại bỏ và thay đổi các điểm sinh sản) và làm giảm tiếp xúc giữa muỗi và con người. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo (tốt nhất là màu sáng) che phủ càng nhiều bộ phận của cơ thể càng tốt; sử dụng các rào cản vật lý chẳng hạn như rèm che, cánh sổ và của ra vào đóng kín; ngủ dưới màn chống muỗi. Một điều không kém phần quan trọng nữa là làm rỗng, làm sạch hoặc che chắn các nơi chứa nước mà có thể trữ nước như xô, chậu hoa hoặc lốp xe để cho những nơi muỗi có thể sinh sản được loại bỏ. Cần đặc biệt chú ý và giúp đỡ những người không có khả năng tự bảo vệ mình đầy đủ như trẻ em, người ốm hoặc người già. Trong các đợt bùng phát, cơ quan y tế có thể tư vấn bằng cách tiến hành phun thuốc trừ sâu được khuyến cáo theo hệ thống đánh giá thuốc trừ sâu của WHO cũng có thể được sử dụng như diệt bọ gậy để xử lý các nơi chứa nước tương đối lớn. Du khách nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơ bản nêu trên để bảo vệ mình khỏi bị muỗi đốt.

Điều trị (Treatment)

Bệnh do virus Zika thường là tương đối nhẹ và không cần điều trị đặc hiệu, người bị bệnh do virus Zika nên nghỉ ngơi nhiều, uống đủ nước, điều trị triệu chứng đau và sốt với các thuốc thông thường. Nếu các triệu chứng trầm trọng hơn nên tìm sự chăm sóc y tế và tư vấn, hiện nay chưa có sẵn vắc-xin.

Đáp ứng của WHO(WHO response)

WHO đang hỗ trợ các quốc gia kiểm soát bệnh virus Zika thông qua việc tăng cường hệ thống giám sát; xây dựng năng lực các phòng xét nghiệm để phát hiện virus; làm việc với các quốc gia để loại trừ các quần thể muỗi; chuẩn bị các khuyến nghị cho việc chăm sóc lâm sàng và giám sát người bị nhiễm virus Zika; xác định và hỗ trợ các lĩnh vực nghiên cứu ưu tiên về bệnh do virus Zika và các biến chứng có thể.

 

 

Ngày 28/01/2016
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ WHO Website)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích