Thuốc điều trị sốt rét: Tác dụng không mong muốn và xử trí
Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh nói chung và sốt rét nói riêng ngay cả ở liều điều trị thường cũng có những tác dụng không mong muốn từ nhẹ đến nặng và điều này thường khó phân biệt với các triệu chứng của bệnh. Khi người bệnh gặp biểu hiện bất thường cần xem xét nguyên nhân từ cả thuốc và tình trạng bệnh lý và ngay cả khi không chắc chắn là nguyên nhân do thuốc vẫn cần xử trí và xử trí giống như đối với các triệu chứng của bệnh. Buồn nôn và nôn Nguyên nhân có thể do thuốc điều trị sốt rét, do chính bệnh sốt rét hoặc một số bệnh lý khác.Một số thuốc sốt rét có thể gây buồn nôn, nôn là artemisinin và dẫn chất, atovaquin, lumefantrin, mefloquin, primaquin, proguanil, clindamycin, doxycyclin. Hướng xử trí: Chia nhỏ liều thuốc uống nhiều lần hoặc thay đổi cách uống thuốc: cho uống thuốc cùng bữa ăn hoặc cho uống nước lạnh, nước trái cây lạnh, sữa,… .Giảm liều hoặc ngưng thuốc tạm thời.Nếu bị nôn sau khi uống chưa được 30 phút, uống lại liều khác bổ sung. Nếu bị nôn nhiều, có thể sử dụng thuốc chống nôn (kháng histamin H1 như promethazin, alimemazin…) Mất nước Nguyên nhân: Sốt cao, ỉa chảy hoặc nôn nhiều đều gây mất nước. Do đó nguyên nhân có thể do thuốc điều trị sốt rét hoặc chính bệnh sốt rét.Một số thuốc sốt rét có thể gây tiêu chảy, nôn là: artemisinin và dẫn chất, atovaquon, lumefantrin, mefloquin, primaquin, proguanil, clindamycin, doxycyclin.. Mất nước thường trầm trọng hơn trên nền bệnh sốt rét. Xử trí:Theo dõi chặt chẽ và xác định mức độ mất nước.Bù dịch theo mức độ mất nước như xử lý tiêu chảy thông thường (uống oresol, truyền tĩnh mạch Ringer lactat) .Chuyển lên tuyến trên nếu tình trạng không cải thiện. Lưu ý: Mất nước có thể dẫn đến rối loạn điện giải, và đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Đau đầu Nguyên nhân: Một số thuốc sốt rét có thể gây đau đầu như artemisinin và dẫn chất, atovaquon, lumefantrin, mefloquin, piperaquin, doxycyclin… và không loại trừ nguyên nhân từ bệnh sốt rét. Mức độ đau đầu ở mỗi bệnh nhân khác nhau, phụ thuộc nhiều yếu tố khác và thường kèm với chóng mặt. Xử trí:Mức độ nhẹ: tự hết mà không cần dùng thuốc giảm đau. Nếu đau đầu nhiều, có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac hoặc ibuprofen. Trẻ em nên ưu tiên dùng paracetamol. Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng Nguyên nhân: Một số thuốc sốt rét như artemisin và dẫn chất, atovaquon, lumefantrin,mefloquin,piperaquin. Không loại trừ nguyên nhân từ bệnh sốt rét. Xử trí: Mức độ nhẹ: thoáng qua và tự khỏi Khi gặp triệu chứng thì nên ngồi xuống hoặc nằm yên. Uống nhiều nước nhất là nước trái cây. Không uống café, rượu, không hút thuốc. Nếu triệu chứng tiếp diễn kéo dài, có thể tạm ngừng thuốc sốt rét. Nếu vẫn không cải thiện thì chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế để xử trí. Hạ đường huyết Thường có các triệu chứng sau: mệt đột ngột, đau đầu, chóng mặt, đói cồn cào, vã mồ hôi, run tay chân, lo lắng và hồi hộp. Xác định bằng mức đường huyết <3,9mmol/l. Nguyên nhân: Có thể liên quan đến quinin, có thể gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ có thai. Sốt rét do P.falciparum ở phụ nữ có thai hoặc là sốt rét nặng, sốt rét ác tính có mật độ ký sinh trùng cao. Xử trí: Kiểm tra ngay mức độ đường huyết khi nghi ngờ. Mức độ nhẹ (bệnh nhân vẫn tỉnh táo): Uống nước đường, nước trái cây, nước pha mật ong, sữa và sau đó nên cho bệnh nhân ăn ngay khi có thể. Mức độ trung bình (bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện trên thần kinh): Xử trí như trên, lặp lại sau 10 phút. Nếu không cải thiện, xử trí như hạ đường huyết trầm trọng). Mức độ nặng: Nếu đường huyết < 2,2mmol/l: Tiêm tĩnh mạch chậm 30-50ml glucose 20% ( trẻ em 1-2ml/kg), sau đó truyền duy trì glucose 10% liên tục 24 giờ. Cho bệnh nhân ăn nhiều bữa để tránh hạ đường huyết tái phát. Thiếu máu Triệu chứng thường gặp là: Mệt mỏi, chóng mặt, choáng váng khi thay đổi tư thế, da xanh, niêm mạc nhợt. Xác định bằng trị số hemoglobin < 12g/dl ở bệnh nhân nữ, <13,5g/dl ở bệnh nhân nam và <11g/dl ở trẻ em. Nguyên nhân: Bệnh sốt rét; một số thuốc sốt rét: quinin, cloroquin, mefloquin, primaquin, piperaquin. Xử trí: Tăng dinh dưỡng cho khẩu phần ăn:tăng lượng đạm và rau quả tươi. Thuốc có thể dùng: sắt sulfat hoặc sắt fumarat dạng uống. Chú ý súc miệng kỹ sau khi uống để tránh nhuộm màu răng. Có thể bổ sung thêm vitamin: acid folic, các vitamin nhóm B và C. Nếu thiếu máu nặng có thể truyền máu. Đái huyết cầu tố Có các dấu hiệu sau: Nước tiểu đỏ hoặc nâu sẫm như nước vối, trong, để lâu biến thành màu đen, không lắng cặn, soi kính hiển vi không thấy hồng cầu. Mệt nhiều, vã mồ hôi, đau xương nhất là vùng thắt lưng, đau mỏi các cơ. Sau đó xuất hiện vàng da và niêm mạc, phân lỏng sẫm màu, có thể dẫn tới suy thận cấp, vô niệu. Nguyên nhân: Thường xảy ra trên người thiếu men G6PD khi gặp các tác nhân gây oxy hóa như thuốc ( primaquin, cloroquin, quinin…), nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng sốt rét(đặc biệt là sốt rét do P.falciparum) và một số loại thức ăn. Xử trí: Cần hỏi kỹ tiền sử, xét nghiệm máu nhiều lần để xác định nguyên nhân đái huyết cầu tố và loại trừ đái huyết cầu tố do các nguyên nhân khác.Ngừng ngay thuốc nghi ngờ. Truyền dịch: Natri clorid 0,9%, bảo đảm duy trì lượng nước tiểu>=2500ml/24 giờ với người lớn và 10-12ml/kg/ 24 giờ với trẻ em. Truyền hồng cầu khối khi hematocrit< 25% hoặc hemoglobin <= 7g/dl. Nếu người bệnh bị suy thận thì xử trí như suy thận do sốt rét ác tính. Viêm đại tràng giả mạc Triệu chứng: Đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều lần, có thể sốt (38-390 C), nôn hoặc buồn nôn, phân có khi lỏng có thể có máu hoặc có chất nhầy và mủ kèm theo. Nguyên nhân: Do dùng kháng sinh phổ rộng hoặc suy giảm miễn dịch dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn Clostridium difficile, gây nhiễm khuẩn ở ruột già. Trong điều trị sốt rét tình trạng này có thể xảy ra khi sử dụng kháng sinh như clindamycin, clarithromycin, doxycyclin. Xử trí: Ngừng ngay kháng sinh và xử trí mất nước do tiêu chảy. Không được dùng atropin để cầm tiêu chảy. Không dùng opioid (như loperamid) để cầm tiêu chảy trong viêm đại tràng giả mạc do có thể gây độc ruột kết.Nếu không cải thiện, có thể dùng metronidazol hoặc vancomycin để diệt Clostridium difficile. Phản ứng quá mẫn Triệu chứng: ban đỏ, ngứa, phù Quincke…. Nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ. Nguyên nhân: Tất cả các loại thuốc đều có khả năng gây phản ứng quá mẫn. Xử trí:Phản ứng dị ứng trên da (ban đỏ, ngứa, phù Quincke….) mức độ nhẹ có thể tự hết khi ngừng thuốc. Nếu phản ứng kéo dài và gây khó chịu: sử dung glucocorticoid (như methylprednisolon, prednisolon…) và kháng histamin H1 như clorpheniramin, diphenhydramin…. Có thể dùng các thuốc glucocorticoid và kháng histamin H1 khác có sẵn tại các cơ sở y tế. Khi bị sốc phản vệ thì sử trí theo phác đồ chống sốc phản vệ của Bộ Y tế.
|