|
Một lọ chứa vaccine sốt vàng da |
Tiêm chủng là cần thiết nhằm ngăn chặn dịch sốt vàng da ở Angola
Ngày 18/3/2016. GENEVA-Tiêm chủng là cần thiết nhằm ngăn chặn dịch sốt vàng da ở Angola (Vaccinations Needed to Stop Yellow Fever Outbreak in Angola). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo cáo một vụ dịch sốt vàng da tại Luanda, thủ đô của Angola, hiện đã lan rộng đến 7 tỉnh khác cũng như tới các nước Cộng hòa Dân chủ Congo và Kenya. Tổ chức này đang kêu gọi một chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
Theo số liệu chính thức mới nhất hiện nay,146 người chết được xác nhận do sốt vàngở Angola với 885 trường hợp nghi ngờ nhưng chuyên gia sốt vàng của WHO-Sergio Yactayo, người vừa trở về từ một sứ mệnh ở Angola cho biết những con số này được ước tính thấp hơn rất nhiều so với thực tế: "Đó mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, nghĩa là chúng ta chỉ có thể phát hiện các trường hợp nghiêm trọng nhất nhưng còn những trường hợp khác chưa được phát hiện và bạn có thể nhân con số này với 10để có một ý tưởng về một phần của vấn đề”. Hầu hết các trường hợp mắc và tử vong xảy ở Luanda, nơi vụ dịch bắt đầu vào đầu tháng 12/2015. Các vụ dịch như vậy thường xảy ra ở những khu rừng mưa nhiệt đới, khi những con khỉ bị nhiễm bệnh do muỗi hoang dã truyền virus chonhững con muỗi khác,các con muỗi bị nhiễm bệnh sau đó đốt người đi vào rừng.WHO cho biết các vụ dịch sốt vàng da trong các vùng đô thị nói chung là nguy hiểm và khó khăn hơn để kiềm chế vì dịch bệnh này có thể lây lan dễ dàng từ người này sang người khác,từ đó một quần thể dân cư lớn chưa được tiêm chủng bị muỗi nhiễm bệnh đốt có thể gây ra đại dịch. Tiêm chủng là rất quan trọng (Vaccination crucial) Yactayo cho biết tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất chống lại bệnh sốt vàng da, các đối tác và Bộ Y tế Angola đã tiến hành một chiến dịch tiêm chủng đại trà tại Luanda nhắm mục tiêu cho 6,5 triệu người. Ông nói với đài VOA rằng việc này đang mang lại các kết quả tích cực: "Tại Luanda,vụ dịch trầm trọng tại vùng đô thị này sẽ được kiểm soát trong những ngày tới, vấn đề là ở các tỉnh khác của Angola và bên ngoài Angola vì vậy tình hình không được kiểm soát, có những nguy cơ mà chúng ta cần phải xem xét và chúng tôi cần phải ngăn chặn những thứ khác". Yactayo cho rằng 100 triệu người ở các nước lưu hành tại châu Phi phải được chủng ngừa để ngăn chặn các vụ dịch sốt vàng da nhưng vấn đề là chỉ có 25 triệu liều vaccine hiện đang có sẵn và nhiều trong số 200 triệu đôla cần thiết để trang trải các chi phí của các loại vaccine và chi phí hoạt động vẫn chưa được tìm thấy.
Nhân viên của Bệnh viện giảng dạy nhận được liều tiêm chủng đầu tiên cho bệnh sốt vàng da ở El Geneina, Tây Darfur, ngày 14/11/2012
Muỗi chịu trách nhiệm gây ra dịch bệnh (Mosquitoes to blame) Sốt vàng da là một bệnh xuất huyết do virus cấp tính lây truyền qua muỗi bị nhiễm bệnh, loài muỗi truyền virus giống như loài muỗi truyền virus Zika, sốt xuất huyết và Chikungunya. Cũng như Zika, virus sốt vàng da thường là rất nhẹ và hầu hết mọi người bị nhiễm có ít hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên, khoảng 15% bệnh nhân bị bệnh nặng và 50% sẽ chết nếu không được điều trị. Trong những năm 1990s, WHO ước tính khoảng 200.000 ca bệnh sốt vàng da, trong đó có 30.000 tử vong, xảy ra trên toàn cầu mỗi năm với 90% số ca ở châu Phi. William Perea, điều phối viên của WHO về kiểm soát dịch bệnh cho biết đã có một sự suy giảm đáng kể số ca nhiễm và số người chết kể từ khi WHO đưa ra Sáng kiến phòng chống sốt vàng da cách đây 10 năm: "Từ năm 2006, chúng tôi đã tiêm chủng cho 105 triệu người. Đó là một số lượng rất lớn của người dân chỉ trong vài năm và là lý do chính chúng tôi không có bất kỳ vụ dịch nào hôm nay ở Tây và Trung Phi. Tuy nhiên, chúng tôi cần phải làm điều này trong phần còn lại của châu lục này, có nhiều quốc gia khác vẫn là những nước lưu hành bệnh ở mức độ vừa phải đứng hàng thứ 12 nhưng chúng tôi thực sự vẫn cần phải tăng tốc độ tiêm chủng với các nước này".
Muỗi Aedes aegypti trong đĩa petri tại Viện Fiocruz ở Recife, bang Pernambuco, Brazil, ngày 27/1/2016
Các quốc gia Tây Phi thường có dịch bệnh sốt vàng da xảy ra hầu như là hàng tháng, một chiến dịch chủng ngừa đại trà đã được tiến hành trong vùng trong hai năm qua. Từ đó, WHO cho rằng không có ca bệnh đơn lẻ nào được biết đến
|