|
Một nhân viên của Bộ Y tế thảo luận với các thành viên của cộng đồng về tầm quan trọng trong việc sử dụng nước sạch tại làng Had Xaykhoun, tỉnh Champasack, Lào PDR (WHO) |
Làm việc cùng nhau nhằm loại trừ bệnh sán máng ở sông Mê Kông
Ngày 30/3/2016. MANILA. Làm việc cùng nhau nhằm loại trừ bệnh sán máng ở sông Mê Kông (Working together to eliminate schistosomiasis in the Mekong).Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang làm việc với các cộng đồng trên khắp khu vực Tây Thái Bình Dương để cải thiện an toàn nước và ngăn ngừa các bệnh liên quan đến nước như sán máng.
Câu chuyện này mô tả hành động trong khu vực sông Mekong nhằm loại trừ bệnh sán máng như là một vấn đề y tế công cộng, sán máng có thể gây ra không chỉ có thiếu máu và còi cọc mà còn gây ra tử vong trong các trường hợp nặng.Sán máng ở sông Mekong (Schistosomiasis in the Mekong River) Sông Mekong là quan trọng đối với người dân của khu vực sông Mekong, đặc biệt là những người sống ở các ngôi làng gần đó. Con sông này là nguồn nước chính và thu nhập từ nuôi trồng và đánh bắt cá, tuy nhiên nó cũng là nơi chứa loài ốc sên Neotricula Aperta, vật chủ của Schistosoma Bệnh sán máng hiện đang lưu hành khoảng 300 làng của tỉnh Champassak-Lao PDR. và các tỉnh Kratie và Stung Treng của Campuchia, một đoạn trải dài khoảng 250 km dọc theo sông Mekong. Sau nhiều năm thực hiện các can thiệp vào nhóm đích để ngăn ngừa và điều trị bệnh, Campuchia và Lao PDR. đang tiến gần hơn tới việc loại trừbệnh sán máng như là một vấn đề y tế công cộng, các hoạt động bổ sung hiện giờ đang được tiến hành để đạt được mục tiêu này. Các nỗ lực nhằm loại trừ căn bệnh này (Efforts to eliminate the disease) Một phương pháp điều trị được gọi là điều trị hàng loạt hàng năm (mass drug administration_MDA) đã được tiến hành liên tục trong hơn 10 năm và đã dẫn đến sự tiến bộ cả ở Campuchia và Lào PDR. Ngoài MDA, các cộng đồng đang làm việc với các can thiệp và hoạt động bổ sung như cải thiện chất lượng nước, vệ sinh môi trường và giáo dục sức khỏe để làm giảm các hành vi nguy cơ của các dân làng. Sáng kiến do cộng đồng nhằm loại trừ bệnh sán máng và giảm các bệnh do giun truyền qua đất (CL-SWASH) nhằm xây dựng với những nỗ lực về nước, vệ sinh môi trường ở tầm quốc gia bằng cách phát triển các kế hoạch an toàn nước cho cáccộng đồng lưu hành bệnh sán máng trong cả hai quốc gia. Nghiên cứu trường hợp: Làng Had Xyakhoun (Case study: Had Xaykhoun village) CL-SWASH đang được tiến hành tại làng Had Xaykhoun ở Lào PDR, nơi có khoảng 1600 người, các hoạt động sẽ được tiến hành trên 250 hộ gia đình. Ngôi làng đã thành lập một nhóm nghiên cứu xây dựng kế hoạch an toàn nước gồm 7 thành viên là các tình nguyện viên được bầu, trong đó có một đại diện của Hội phụ nữ địa phương. Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng quỹ của làng để thúc đẩy và giám sát việc xây dựng các công trình vệ sinh được cải thiện, tiến hành kiểm tra, đánh giá nguy cơ, hỗ trợ việc duy tu và bảo dưỡng công trình. Dân làng cũng đã xác định các hoạt động để làm giảm sự lây truyền của bệnh sán máng như cải thiện việc xử lý nước tại các hộ gia đình và nơi lưu trữ nước, xây dựng chuồng để chó và lợn không chạy rông. Kết quả trong năm 2016, tỷ lệ hộ gia đình có quyền tiếp cận tới các cơ sở vệ sinh được cải thiện ở làng Had Xaykhoun đạt 80% tăng từ chưa đầy 60% vào năm 2015 khi việc thu thập dữ liệu bắt đầu.
|