Nhiễm virus Zika ở Việt nam
Ngày 12/4/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Nhiễm virus Zika ở Việt nam (Zika virus infection-Viet Nam). Vào ngày 5/4/2016, Cơ quan đầu mối quốc gia về điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế(IHR) của Việt Nam thông báo tới WHO về 2 ca xác định nhiễm virus Zika mắc phải tại chỗ.
Trường hợp đầu tiên là một cư dân của Nha Trang đã khởi phát sốt, phát ban, viêm kết mạc và đau đầu từ ngày 26/3/2016. Vào ngày 31/3, xét nghiệm dương tính với nhiễm virus Zika bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) tại Viện Pasteur Nha Trang. Ngày 4/4/ kết quả đã được xác nhận bởi Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Vệ sinh dịch tể Trung ương.Trường hợp thứ hai là một cư dân của thành phố Hồ Chí Minh biểu hiện phát ban, viêm kết mạc và có tình trạng bất ổn vào ngày 29/3/2016. Vào ngày 31/3 có kết quả xét nghiệm dương tính với nhiễm virus Zika bằng PCR ở Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 2/4 kết quả đã được xác nhận bởi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và một lần nữa vào ngày 4/4 bởi Đại học Nagasaki.Tính đến ngày 4/4, các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh và Viện Pasteur Nha Trang đã xét nghiệm tổng cộng 1.215 mẫu được thu thập từ những người có triệu chứng virus Zika từ 32 tỉnh thành của Việt Nam. Tuy nhiên, không có trường hợp khác nhiễm virus Zika được xác định.Đáp ứng y tế công cộng (Public health response)Cơ quan y tế Việt Nam đang thực hiện các biện pháp tăng cường giám sát dịch bệnh và các hoạt động phòng chống vector; thực hiện các hoạt động truyền thông nguy cơ và cung cấp thông tin về các biện pháp phòng, chống và kiểm soát virus Zika và các bệnh khác do muỗi truyền; thực hiện các biện pháp nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai và phát hiện các biến chứng có thể của thai nhi do nhiễm virus Zika; hỗ trợ các cơ sở y tế, bao gồm cả các đơn vị sản khoa và nhi khoa để chuẩn bị cho một sự gia tăng tiềm năng đáp ứng theo nhu cầu của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; đảm bảo phân bổ nguồn lực thích hợp cho các hoạt động phòng, chống Zika. Đánh giá nguy cơ của WHO (WHO risk assessment)Đây là những trường hợp nhiễm virus Zika tại chỗ đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam trong năm 2016,báo cáo này không làm thay đổi đánh giá nguy cơ tổng thể,nguy cơ lây lan toàn cầu của virus Zika đến những nơi mà có sự xuất hiện của vectơ-loài muỗi Aedes, hiện nay là đáng kể vì sự phân bố địa lý rộng lớn của những con muỗi này ở các vùng khác nhau trên thế giới. WHO tiếp tục theo dõi tình hình dịch tễ và tiến hành đánh giá nguy cơ dựa trên các thông tin mới nhất. Tư vấn của WHO(WHO advice)Sự gần gũi của các nơi sinh sản của vector muỗi với nơi sinh sống của con người là một yếu tố nguy cơ quan trọng cho việc nhiễm virus Zika, phòng ngừa và kiểm soát dựa vào việc làm giảm sự sinh sản của muỗi bằng cách làm giảm nguồn lây (loại bỏ và cải biến các nơi sinh sản) và làm giảm tiếp xúc giữa muỗi và con người có thể đạt được bằng cách giảm số lượng các nơi chứa đầy nước tự nhiên và nhân tạo hỗ trợ ấu trùng muỗi, làm giảm quần thể muỗi trưởng thành xung quanh các cộng đồng có nguy cơ và bằng cách sử dụng các rào cản như rèm tẩm thuốc chống côn trùng, đóng kín các cửa sổ và cửa ra vào, mang quần áo dài và sử dụng chất xua. Bởi vì muỗi Aedes (vector chính truyền) đốt mồi vào ban ngày nên ngành y tế khuyến cáo những người ngủ vào ban ngày, đặc biệt là trẻ em, người bệnh, người cao tuổi, nên nằm nghỉ trong màn chống muỗi (màn ngủ) có tẩm hoặc không tẩm hóa chất diệt có tác dụng bảo vệ. Hương xua muỗi hoặc phun hơi các loại thuốc diệt côn trùng khác cũng có thể làm giảm khả năng bị muỗi cắn. Trong thời gian bùng phát, phun thuốc trừ sâu có thể được thực hiện theo sau các định hướng kỹ thuật của WHO để diệt muỗi đang bay. Các thuốc trừ sâu phù hợp (được khuyến cáo theo đề án đánh giá thuốc trừ sâu của WHO) cũng có thể được sử dụng như các thuốc diệt ấu trùng để xử lý các nơi chứa nước tương đối lớn, khi điều này được chỉ định về mặt kỹ thuật. Các biện pháp phòng ngừa cơ bản để tránh muỗi đốt cần được thực hiện bởi những người đi du lịch đến các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là phụ nữ mang thai bao gồm sử dụng các chất xua muỗi, mặc áo quần sáng màu, quần và áo sơ mi dài tay và đảm bảo các phòng ở được trang bị loại rèm để ngăn chặn không cho muỗi xâm nhập vào. Mặc dù nguy cơ lây truyền virus Zika thông qua hoạt động tình dục được coi là rất hạn chế, dựa trên các nguyên tắc phòng ngừa, WHO khuyến cáo tất cả bệnh nhân (nam và nữ) bị nhiễm virus Zika và bạn tình của họ (đặc biệt là phụ nữ mang thai) sẽ nhận được thông tin về những nguy cơ tiềm năng của lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục các biện pháp tránh thai và thực hành tình dục an toàn hơn, phải được cung cấp bao cao su khi thực hiện. Những phụ nữ có quan hệ tình dục không được bảo vệ và không muốn mang thai vì lo ngại nhiễm virus Zika cũng nên sẵn sàng tiếp cận với các dịch vụ tránh thai khẩn cấp và tư vấn, các đối tác tình dục của phụ nữ mang thai đang sinh sống hoặc trở về từ những nơi có sự lan truyền virus Zika tại chỗ được biết đã xảy ra nên sử dụng các thực hành tình dục an toàn hơn hoặc kiêng khem sinh hoạt tình dục trong thời gian mang thai. Bởi vì hầu hết các trường hợp nhiễm virus Zika là không có triệu chứng, đàn ông và phụ nữ sống ở những vùng có sự lây truyền virus Zika tại chỗ được biết đã xảy ra nên cân nhắc áp dụng các thực hành tình dục an toàn hơn hoặc kiêng khem sinh hoạt tình dục; đàn ông và phụ nữ trở về từ những nơi có sự lan truyền virus Zika tại chỗ được biết đã xảy ra nên áp dụng các thực hành tình dục an toàn hơn hoặc cân nhắc kiêng khem ít nhất bốn tuần lễ sau khi trở về. Độc lập với việc cân nhắc vể virus Zika, WHO luôn khuyến cáo việc sử dụng các thực hành tình dục an toàn kể cả việc sử dụng bao cao su đúng và phù hợp để phòng ngừa HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác và có thai ngoài ý muốn. WHO không khuyến cáo việc xét nghiệm tinh dịch đều đặn để phát hiện virus Zika và không khuyến cáo bất kỳ sự hạn chế nào về thương mại hay du lịch đến Việt Nam dựa trên các thông tin hiện có.
|