|
Phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong máu được hiến tặng là vấn đề cần giải quyết ở vùng cận hoang mạc Saharan, châu Phi |
Truyền máu ở vùng nguy cơ sốt rét cao có thể an toàn hơn với công nghệ xử lý máu mới
Ngày 22/4/2016. Malaria News-Theo một nghiên cứu được xuất bản trên Tạp chí y khoa The Lancet trước thềm Ngày sốt rét thế giới (WMD) 25/4/2016, truyền máu tại vùng nguy cơ sốt rét cao có thể an toàn hơn với công nghệ xử lý máu mới (Blood transfusions in high risk malaria zones could be made safer with new blood treatment technology)
Các bệnh nhân, nhất là trẻ em nhỏ trải qua truyền máu ở vùng cận hoang mạc Sahara, châu Phi có nguy cơ cao bị nhiễm sốt rét do truyền máu. Một thử nghiệm gần đây cho thấy việc xử lý máu với công nghệ mới kết hợp tia UV và vitamin B là an toàn và có thể tối thiểu hóa nguy cơ nhiễm sốt rét do truyền máu. Giáo sư Jean-Pierre Allain, tác giả chính từ Đại học Cambridge, Cambridge (Anh Quốc) cho biết: “Nhiều quốc gia ở vùng cận hoang mạc Sahara châu Phi-nơi sốt rét là bệnh dịch, một tỷ lệ lớn dân số mang ký sinh trùng sốt rét nhưng không có biểu hiện bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào (ký sinh trùng lạnh) là vấn đề đặc biệt khó giải quyết khi truyền máu được hiến tặng vì nó làm cho người nhận có nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu không có quy trình xử lý máu nào được đưa ra. Việc thử nghiệm phát hiện ký sinh trùng như sốt rét thì đắt đỏ và cho tới nay chưa có công nghệ nào có thể xử lý máu hoàn toàn, trong khi nó được sử dụng phổ biến nhất trong truyền máu ở vùng cận hoang mạc Sahara châu Phi. Đây là nghiên cứu đầu tiên đi sâu vào tiềm năng của công nghệ giảm thiểu mầm bệnh trong một bối cảnh điều trị thế giới thực và phát hiện mặc dù nguy cơ lan truyền sốt rét không hoàn toàn bị tiêu diệt nhưng cũng được giảm thiểu cực kỳ nhiều”. Hàng năm khoảng 214 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm sốt rét cấp tính (acute malaria), đa số bệnh nhân là ở châu Phi. Sốt rét được gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium lan truyền qua muỗi Anopheles nhưng cũng có thể lây qua đường truyền máu-điều này đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em chưa phát triển hoàn chỉnh hệ thống miễn dịch hoặc người lớn bị thiếu hụt miễn dịch ở mức độ nào đó như phụ nữ mang thai. Hiện nay ở châu Âu máu được hiến tặng phải được xử lý bằng nhiều biện pháp an toàn, các quy trình thường được sử dụng cho máu toàn phần bao gồm xét nghiệm a-xít nucleic, lọc máu hoặc nuôi cấy vi khuẩn nhưng những biện pháp này không được thực hiện ở hầu hết các nước đang phát triển vì thiếu nguồn lực. Một số công nghệ giảm thiểu mầm bệnh cũng tồn tại nhằm xử lý các thành phần máu như huyết tương hoặc tiểu cầu nhưng tại các nước đang phát triển, nhất là cận hoang mạc Sahara châu Phi, 70% số ca truyền máu là máu toàn phần. Việc phát hiện Plasmodium trong máu được hiến là rất khó khăn-lựa chọn duy nhất hiện tại có thể chi trả được là sử dụng kính hiển vi quang học nhưng biện pháp này không nhạy và không đáng tin cậy. Tại Ghana, 50% số người hiến máu mang ký sinh trùng Plasmodium và 14-28% bệnh nhân được truyền máu về sau có kết quả xét nghiệm dương tính với Plasmodium. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã điều tra hiệu lực và độ an toàn của công nghệ giảm thiểu mầm bệnh sử dụng tia UV và vitamin B2 (riboflavin) để giảm thiểu các mức độ ký sinh trùng trong máu toàn phần được hiến. Nghiên cứu này tiếp nối một nghiên cứu trước đó phát hiện ra rằng công nghệ này có khả năng làm vô hiệu hóa Plasmodium và các mầm bệnh khác bao gồm vi-rút HIV, viêm gan C và viêm gan B trong phòng thí nghiệm. 223 bệnh nhân người lớn từ Bệnh viện thực hành Komfo Anokye tại Kumasi, Ghana cần được truyền máu vì thiếu máu hoặc xuất huyết trầm trọng đã tham gia vào nghiên cứu này. Nghiên cứu này là một thử nghiêm đối chứng ngẫu nhiên hoàn toàn khách quan (double blind randomised controlled trial), để đối chứng với ca bệnh trong hoạt động khám chữa bệnh thông thường cả bác sĩ và bệnh nhân đều không được biết liệu các đơn vị máu được hiến hoặc người nhận có mang ký sinh trùng Plasmodium hay không. Nhóm nghiên cứu đã phân tích các mẫu máu của tất cả những người nhận truyền máu vào các ngày 1, 3, 7 và 28 sau đó. Bằng việc nghiên cứu các chuỗi gen Plasmodium xuất hiện trong máu, các nhà nghiên cứu đã có thể cho biết liệu các bệnh nhân có thể mang ký sinh trùng của người hiến sau khi truyền máu hay không. Tổng cộng có 65 bệnh nhân trước đó không hề mang ký sinh trùng-một nửa nhận được máu đã xử lý ký sinh trùng, và một nửa khác nhận được máu chưa xử lý ký sinh trùng, 22% số bệnh nhân (8/37) nhận được máu chưa xử lý sau đó được xét nghiệm dương tính với ký sinh trùng sốt rét so với 4% (1/28) bệnh nhân nhận được máu đã xử lý. Các thông số đông máu, đếm tiểu cầu và trạng thái cầm máu của bệnh nhân là tương tự nhau dù bệnh nhân có nhận được máu đã xử lý hoặc máu chưa xử lý. Công nghệ này dường như không ảnh hưởng tới các thuộc tính đông máu của máu, và những bệnh nhân nhận được máu đã xử lý có tí phản ứng dị ứng hơn một chút so với những người nhận được máu chưa xử lý (5% so với 8%). Công nghệ này hiện vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm và các tác giả cho biết thêm rằng những nghiên cứu sâu hơn ở các nhóm dân lớn hơn và các nhóm dân có nguy cơ cao như trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai cũng cần được tiến hành thêm. Viết trong một bình luận có liên quan, TS. Shelia F O’Brien, Cơ quan đặc trách dịc vụ về máu của Canada cho biết: “Công nghệ giảm thiểu mầm bệnh không chỉ làm vô hiệu hóa ký sinh trùng Plasmodium mà còn là nhiều mầm bệnh truyền qua đường truyền máu bao gồm HIV, viên gan C, và viên gan B… Việc đưa ra công nghệ được mong chờ này vào trong tất cả các sản phẩm kể cả hồng cầu báo trước một sự chuyển đổi đầy lớn lao trong việc tiếp cận tới thuốc truyền. Tại các nước phát triển, công nghệ giảm thiểu mầm bệnh sẽ còn giảm nhiều hơn nữa các bệnh vốn đã có nguy cơ lây lan thấp. Nó cũng sẽ xử lý các lo ngại từ các mầm bệnh mới nổi như là Babesia microti, vi-rút West Nile, vi-rút Chikungunya và vi-rút Zika. Chi phí tiến hành công nghệ này sẽ được bù lại bởi nhiều hiệu quả trong quá trình sản xuất-đáng kể là sự giảm thiểu gánh nặng trong việc xét nghiệm bệnh truyền nhiễm và trì hoãn người hiến máu”. Bà cho biết thêm: “Nguy cơ mà người nhận máu tại châu Phi phải chấp nhận, đặc biệt là trẻ em sẽ được coi là một nguy cơ không thể bỏ qua ở các nước phát triển. Dẫn chứng về việc những bệnh truyền qua truyền máu trong máu toàn phần có thể được xử lý an toàn bởi công nghệ giảm thiểu mầm bệnh trong khi duy trì ích lợi lâm sàng của việc truyền máu giúp nhấn mạnh tiềm năng của liệu pháp này nhằm cách mạng hóa sự an toàn truyền máu tại châu Phi nơi đang cần điều này nhất”.
|