Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 8 5 8 7
Số người đang truy cập
5 7
 Chuyên đề Vi khuẩn & Vi rút
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm loét dạ dày tá tràng

GIỚI THIỆU

Viêm, loét dạ dày tá tràng ở trẻ em không phải là bệnh lý nhi khoa phổ biến, song những năm gần đây số trẻ mắc bệnh/ hội chứng dạ dày tá tràng, thậm chí trào ngược dạ dày thực quản và một số hội chứng tiêu hóa khác xảy ra mà trên bệnh nhân người lớn không có. Theo thống kê của Hiệp hội Tiêu hóa Thế giới thì bệnh lý dạ dày tá tràng ở trẻ em đang có xu hướng tăng lên.Vì với quan niệm của cả thầy thuốc và cơ sơ y tế và cả cha mẹ rằng đây là các bệnh lý và hội chứng tiêu hóa chỉ gặp người lớn nên nhiều bệnh nhi bị “lãng quên” trong chẩn đoán trên thế giới và cả ở Việt Nam và chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu bệnh tiêu hóa trẻ em.

Bệnh lý loét dạ dày-tá tràng (VLDDTT) trên trẻ em thường biểu hiện với các cơn đau bụng ở trẻ thường được quy cho những nguyên nhân khác như rối loạn tiêu hóa, đau bụng do giun đũa, nên càng dễ bị bỏ sót chẩn đoán trên bệnh nhi, nhất là khi các bệnh nhi không có sốt và hướng chẩn đoán chuyển sang là khó tiêu và rối loạn tiêu hóa chung chung.

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM


Hình 1. Một số nguyên nhân và thức ăn có thể gây hội chứng viêm dạ dạy ở trẻ em
.
Nguồn: Mothehood.com, 2020

Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) là bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở người lớn nhưng ít gặp hơn ở trẻ em, song gần đầy xu hướng bệnh tăng dần và thường hay gặp ở nhóm tuổi 9-14 tuổi. Ở trẻ em,VLDDTTcó thể được chia ra thành 2 thể:VLDDTTtiên phát và VLDDTT thứ phát. Trong đó, VLDDTTtiên phát hầu hết liên quan đến nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (đây là loại vi khuẩn nhiễm trên 60% dân số thế giới và đa số không triệu chứng, chỉ 10-15% là bệnh nhân có triệu chứng) và VLDDTT thứ phát thường do tổn thương niêm mạc dạ dày-tá tràng sau các sang chấn, nhiemx trùng nặng, do tác độc của thuốc chống viêm, thuốc dùng nhiều ngày. Tuy nhiên, VLDDTT ở trẻ em hầu hết do nguyên nhân nhiễm H. pylori, chiếm khoảng 60 - 90% số trẻ bị VLDDTT trên lâm sàng, do vi khuẩn sống dưới lớp niêm mạc nhầy dạ dày, không được điều trị khi có triệu chứng, nên nhiễm trùng dẫn đến loét và một số có thể dẫn đến ung thư không cảnh báo trước.


Hình 2. Sự mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ và yếu tố phá hủy dẫn đến VLDDTT

Sự mất cân bằng giữa một số yếu tố bảo vệ (bicarbonate, dòng máu,prostaglandins và niêm nhầy) và yếu tố phá hủy (vi khuẩn Helicobacter pylori, acid dạ dày, pepsin, các thuốc chống viêm NSAIDS) sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng trên trẻ em.

Một số nguyên nhân đã được ghi nhận có thể dẫn đến VLDDTT trên trẻ em gồm thức ăn khó tiêu hóa,cho ăn quá mức loại thực phẩm từ sữa (sữa, phô mai và kem), các sang chấn tâm lý, nhiễm trùng vi khuẩn và virus và tác động bởi các thuốc. Viêm dạ dày có thể gây ra bởi sự kích ứng do dùng một số thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch do bệnh lý nền mà các trẻ đang mắc bệnh. Ngoài ra, trào ngược dịch mật (bile reflux) vào trong lòng dạ dày).



Hình 3. Dạ dày bình thường và dạ dày bị loét.  Nguồn: https://www.momjunction.com

3. KHAI THÁC TRIỆU CHỨNG LÀ VẤN ĐỀ THÁCH THỨC

Đối với người lớn, việc khai thác triệu chứng tương đối dễ dàng và điển hình, song trên trẻ em thì VLDDTT thường biểu hiện triệu chứng không đặc hiệu, dễ lẫn với các triệu chứng của bệnh lý tiêu hóa và gan mật khác. Theo y văn tổng kết, các triệu chứng lâm sàng khi trẻ bị viêm loét dạ dày-tá tràng gồm có: Khó chịu và đau bụng, chán ăn, ôn mửa, sôi bụng, đầy hơi, buồn nôn, đi phân đen (nếu nặng).

-Đau bụng: Triệu chứng gợi ý thường gặp là đau bụng, theo các nghiên cứu đa trung tâm cho thấy 80-95% trẻ bị VLDDTT biểu hiện đau bụng và đây là triệu chứng thường gặp nhất tại các CSYT. Tuy nhiên, đau bụng ở trẻ em thường không giống người lớn và vị trí đau bụng có thể trên rốn hoặc quanh rốn. Đau bụng thất thường, thường liên quan đến bữa ăn, tái đi tái lại. Do đó, cả thầy thuốc và cha mẹ trẻ hay nghĩ rằng trẻ nhỏ đau do rối loạn tiêu hóa, đau bụng do giun, thiếu men nên chủ quan, khiến trẻ phát hiện VLDDTT muộn. Nếu VLDDTT kéo dài mà không được chẩn đoán và điều trị đầy đủ có thể sẽ dẫn đến xuất huyết tiêu hóa (đại tiện phân đen).

- Buồn nôn và nôn: Biểu hiện buồn nôn và nôn, nhất là sau ăn và đây là triệu chứng hay gặp để cha mẹ dẫn các cháu đi khám tại các CSYT và nhập viện. Trẻ có biểu hiện buồn nôn và nôn chiếm 30 - 47% ở trẻ VLDDTT, đôi khi gặp các trẻ biểu hiện ợnhiệu, ợ hơi, ợ chua, hoặc nấc cụt (tình trạng này gặp 25-30% trường hợp VLDDTT;

- Chán ăn:Nhiều trẻ biểu hiện chán ăn do đau bụng, đầy hơi, buồn nôn nên trẻ lười ăn, ảnh hưởng đến thể chất, tổn thương tâm lý cho trẻ;

- Da xanh, chóng mặt: VLDDTT nếu phát hiện muộn có thể gây thiếu máu mạn tính, da xanh xao, niêm mạc và lòng bàn tay nhợt nhạt, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.Trên lâm sàng, khám phát hiện trẻ VLDDTT cấp tính thứ phát các biểu hiện đột ngột, cấp tính gặp mọi lứa tuổi. Bệnh nhi nôn ra máu (xuất huyết tiêu hoá, đại tiện phân đen). Ở giai đoạn sơ sinh thủng tạng rỗng, chướng bụng và ở trẻ giai đoạn cấp tính biểu hiện đau bụng không rõ rệt;

- Suy nhược toàn thân:VLDDTT mạn tính tiên phát biểu hiện lâm sàng thường gặp ở trẻ lớn như đau bụng kéo dài, tiền sử xuất huyết tiêu hoá tái phát. Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu thường gặp trong VDDTT mạn tính tiên phát, đau, xuất huyết tiêu hóa kéo dài thường gặp trong VLDDTT mạn tính tiên phát.Biểu hiện lâm sàng VLDDTT mạn tính là đau bụng kéo dài, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, chán ăn, chậm lên cân. Còn VLDDTT mạn tính biểu hiện đau bụng kéo dài, nôn, kém ăn, xuất huyết tiêu hóa như trẻ nôn ra máu, đại tiện phân đen, thiếu máu.

- Sụt cân không có lý do, da dẻ xanh xao, mệt mỏi;

- Miệng, lưỡi hôi dù đã được vệ sinh sạch sẽ.


Hình 4

Một số trẻ em nhỏ biểu hiện viêm loét dạ dày ruột khó chẩn đoán bởi triệu chứng không điển hình và khó khai thác vì các cháu không thể trả lời rõ ràng như trẻ lớn. Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ emnhỏ sẽ có các biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy, phân lỏng, đau bụng, sốt, ớn lạnh, đau nhức toàn thân. Mức độ biểu hiện của các triệu chứng có thể nặng nhẹ khác nhau tùy theo tình trạng bệnh, biểu hiện triệu chứng có thể kéo dài từ vài ngày đến vài giờ tùy vào từng loại nguyên nhân gây bệnh. Nếu thấy trẻ có biểu hiện nôn mửa kéo dài, tiêu chảy, phân có lẫn máu quá 2 ngày thì có thể bé đã mắc bệnhviêm dạ dày ruột cần đến khám ngay cơ sở y tế và đặc biệt, nên cho trẻ đi khám ngay nếu trẻ có dấu hiệu mất nước, đặc biệt là khi có các biểu hiện sau:

·Trẻ khát nước, đi tiểu quá ít, lượng nước tiểu ít, môi khô, tái nhợt;

·Mắt trũng, thóp lõm, da nhăn nheo, khóc không ra nước mắt;

·Tay chân lạnh, người nhợt nhạt;

·Ngủ libì, quấy khóc không thể dỗ được.

CHẨN ĐOÁN VIÊM LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG TRÊN TRẺ EM

Một số cách để chẩn đoán viêm dạ dày trên trẻ em dựa trên lâm sàng và có thể kết hợp triệu chứng ghi nhận được từ các xét nghiệm cận lâm sàng:

·Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp xác định tác nhân nhiễm trùng và tình trạng mất nước của trẻ em bị VLDDTT;

·Xét nghiệm phân: Bác sỹ có thể đều nghị làm xét nghiệm phân để kiểm tra máu trong phân, mầm bệnh có thể gây nên viêm dạ dày;

·Test hơi thở: Bác sỹ cũng có thể dùng test hơi thở để xem có vi khuẩn H. pylorihiện diện không?

·Xét nghiệm nước bọt: Nước bọt cũng có thể là môi trường lý tưởng để vi khuẩn HP cư trú;

·Nội soi dạ dày thực quản và sinh thiết (Esophagogastroduodenoscopy (EGD) and biopsy): Dùng để kiểm tra sự kích ứng hay chảy máu, xuất huyết. Tiến hành nội soi đường tiêu hóa để thu thập mô niêm mạc dạ dày, từ đó sàng lọc các sản năng ung thư;

·Nuôi cấy vi khuẩn: Phương pháp này sẽ thực hiện nuôi cấy mô niêm mạc trong môi trường lý tưởng để xác định phác đồ kháng sinh phù hợp;

·Kỹ thuật sinh học phân tử: Cho phép khuếch đại ADN của vi khuẩn, chẩn đoán phân biệt loại vi khuẩn trong dạ dày.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT VIÊM DẠ DÀY VÀ LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG

·Viêm dạ dày: VDD là cụm từ chung thường được dùng để chỉ những người bệnh có triệu chứng rối loạn tiêu hóa trên, như đau vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu. Thực chất, muốn chẩn đoán VDD một cách chính xác cần phải dựa vào các hình ảnh tổn thương quan sát được khi nội soi dạ dày như niêm mạc bị phù nề, sung huyết, lấm tấm xuất huyết… VDD có thể thấy ở toàn bộ dạ dày hoặc chỉ ở một vùng của dạ dày (viêm thân vị, viêm hang vị). 

·Loét dạ dày-tá tràng: Vết sướt, trợt niêm mạc dạ dày là những vết loét nông, mất một phần lớp niêm mạc, có thể tiến triển thành LDD thật sự. LDD là ổ loét ăn sâu xuống hết lớp niêm mạc đến lớp cơ dạ dày, có thể tạo thành sẹo ở lớp hạ niêm mạc dạ dày và đôi khi ăn mòn xuống cả lớp cơ;

·Loét hành tá tràng: Ổ loét sâu  xuất  hiện ở vùng hành tá tràng.Loét hành tá  tràng gặp nhiều hơn 4 lần so với LDD. Khoảng 4% LDD có thể là tổn thương ung thư (carcinom dạ dày dạng loét), có bờ nhô cao và không đều, khi nghi ngờ cần phải sinh thiết nhiều mẫu để xác định chẩn đoán.

THÁI ĐỘ XỬ TRÍ TRONG VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TRẺ EM

·Vì nhiều bệnh nhi biểu hiện lâm sàng VLDDTT không rõ ràng và không điển hình, nên khi thấy trẻ có các triệu chứng lâm sàng nghi VLDDTT, cần đưa trẻ đến khám tại các CSYT và tốt nhất là BVĐK có chuyên khoa tiêu hóa nhi để được thăm khám và xử trí phù hợp, tránh diễn tiến kéo dài và xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

·Vi khuẩn H. pylorilà dạng khuẩn gram, có thể tồn tại ở nhiều nơi như niêm mạc dạ dày,trong men răng, nước bọt. Vi khuẩn có khả năng tiết men urease trung hòa dịch vị, phá vỡ lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc và khiến cho vi khuẩn tấn công gây VLDDTT, trào ngược dạ dày-thực quản. Bên cạnh đó, do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch kém khi trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có thể ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa và sự phát triển, hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.Nếu do vi khuẩn H. pylori, thì bệnh nhi cần phải được điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế mới nhất cập nhật, không nên tự ý đi mua thuốc về cho trẻ em uống sẽ khó tránh khỏi các tác dụng ngoại ý;

·Đối với trẻ nhỏ, việc điều trị vi khuẩn H. pylori sẽ được cân nhắc áp dụng trong một số trường hợp nhất định do những tác dụng phụ của thuốc tới sự phát triển của trẻ nhỏ và việc chỉ định điều trị cân nhắc một số trường hợp sau: Trẻ có cha mẹ bị VLDDTT hoặc ung thư dạ dày, VLDD ở trẻ em được xác định dương tính với khuẩn H. pylori, các xét nghiệm cho thấy hiện tượng chuyển sản ruột, viêm teo dạ dày, nội soi đối với trẻ nhiễm vi khuẩn H. pylorinhưng không có tổn thương dạ dày rõ ràng; 

·Lưu ý, nếu các trẻ bị mất nước có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên đến ngay bệnh viện để các bác sĩ tiến hành bù nước, truyền dịch qua đường tĩnh mạch;

·Trường hợp trẻ bị VLDDTT do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng thì có thể sử dụng kháng sinh hoặc thuốc chống ký sinh trùng để điều trị (nhất là nhiễm giun lươn và một số loại KST truyền qua đất (STHs-Soil-transmitted helminthiasis);

·Trong phác đồ điều trị vi khuẩn H. pylori ở trẻ em thường bao gồm các loại kháng sinh và thuốc giảm tiết axit, sử dụng trong thời gian không quá 14 ngày. Để xác định hiệu quả của thuốc, trẻ sẽ được kiểm tra test hơi thở hoặc xét nghiệm phân sau mỗi lần điều trị. Thông qua quá trình nuôi cấy vi khuẩn, các bác sĩ sẽ để ra phương án phù hợp nhất.

-Đối với trẻ em dưới 8 tuổi:Bác sĩ sẽ kết hợp amoxicillin + metronidazole và thuốc giảm bơm proton hoặc amoxicillin + clarithromycin và thuốc giảm bơm proton;

-Đối với trẻ em trên 8 tuổi:Phác đồ điều trị gồm metronidazol + doxycyclin/tetracyclin;

-Nếu quá trình điều trị tại chỗ không hiệu quả cao, người bệnh có thể sẽ được lấy sinh thiết mô, nuôi cấy để lựa chọn phác đồ mới. 

Trẻ em bị VLDDTT nếu được chẩn đoán sớm, điều trị thích hợp sẽ mau chóng hồi phục. Khi trẻ bị VLDDTT, việc chăm sóc trẻ từ cha mẹ hoặc người giám hộ nên:

·Cần cho bệnh nhi ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên ăn đúng giờ, không cho ăn hoặc ép ăn quá no, nên cho ăn thành nhiều bữa nhỏ khi bệnh chưa ổn định. Tuyệt đối không để trẻ đói quá, ăn bữa cuối trong ngày gần giấc ngủ (nên cho trẻ ăn cách đi ngủ trên 3 giờ);

·Không để bệnh nhi quá đói hoặc quá no, nên ăn chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày;

·Không cho trẻ uống nước có ga, nước tăng lực, trà sữa, các thức ăn chế biến sẵn;

·Cần cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít dầu mỡ, ít chất kích thích, dùng thuốc đầy đủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không cho trẻ ăn thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng, quá nhiều gia vị chua cay mặc dù trẻ thích;

·Cần cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu và tái khám theo hẹn hoặc khi thấy bất thường. Không tự ngưng điều trị ngay cả khi trẻ cảm thấy đỡ nhiều.

BIẾN CHỨNG CỦA LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG

·Chảy máu: nôn ra máu, đi tiêu phân đen như bã cà phê hoặc nặng hơn thì phân có màu như nhựa đường;

·Hẹp môn vị:Nôn thức ăn ứ đọng trong dạ dày, khám lâm sàng phát hiện dấu hiệu óc ách khi đói, dạ dày giãn to, có dấu hiệu Bouveret dương tính.

·Thủng ổ loét: Biểu hiện đau bụng đột ngột dữ dội, bụng gồng co cứng;

·Loét ung thư hóa: Chỉ xảy ra đối với loét dạ dày, hầu như không gặp ở loét hành tá tràng.

PHÒNG BỆNH VIÊM DẠ DÀY TÁ TRÀNG Ở TRẺ EM

·Cha mẹ, người giám hộ cần nắm rõ những thông tin cơ bản nhất về bệnh VLDDTT ở trẻ em, đặc biệt là cách xử trí trong các trường hợp nguy cấp. Không nên tự ý đi mua thuốc về cho trẻ em uống ma không thuyên giảm;

·Khi tình trạng của bé không thuyên giảm sau khi được chăm sóc tại nhà thì nên đưa bé đi bệnh viện/ CSYT gần nhất hoặc chuyên khoa để được điều trị;

·Rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi thay tã cho bé, trước khi cho bé ăn. Nếu bé đã tự ăn được thì cần rửa tay cho bé thường xuyên sau đi tiêu tiểu và trước khi ăn;

·Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, rửa tay nhiều lần cho trẻ trong suốt cả ngày;

·Đảm bảo vệ sinh thực phẩm trong quá trình chuẩn bị và chế biến đồ ăn cho bé.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://bvnguyentriphuong.com.vn/phan-biet-viem-da-day-va-loet-da-day-ta-trang

2. Maria Oana Săsăran, Lorena Elena Meliţ, Simona Mocan, Dana Valentina Ghiga, Ecaterina Daniela Dobru (2020). Pediatric gastritis and its impact o­n hematologic parameters, Medicine (Baltimore). 2020 Aug 28; 99(35): e21985.

3. https://story.motherhood.com/gastric in children how do I know my child is suffering from gastric.

4. What may cause gastritis in children? https://www.gicentertexas.com/

 

Ngày 30/01/2023
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích