Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 03/12/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 9 8 9 3 2
Số người đang truy cập
5 4
 Chuyên đề Bệnh do véc tơ truyền
Viêm não Nhật Bản: Căn bệnh nguy hiểm do vector truyền ở người

Bệnh viêm não Nhật Bản (Japanese Encephalitis_JE) lưu hành chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á và Đông Á do virus Japanese Encephalitis Virus (JEV) gây nên và các vector quan trọng là muỗi Culex tritaeniorhynchusCulex vishnui truyền bệnh này.

JE có tên gọi cũ là viêm não Nhật Bản B (Japanese B encephalitis) để phân biệt với viêm não Economo's A encephalitis (một loại bệnh gây ra do muỗi truyền có mang virus có tên gọi là Japanese Encephalitis Virus (JEV). Virus gây viêm não Nhật Bản thuộc họ Flaviviridae, một phần của phức hợp gồm 9 loại virus liên quan đến đặc tính di truyền và đặc tính kháng nguyên “Japanese encephalitis serocomplex”, một số gây nhiễm trùng nghiêm trọng trên ngựa, 4 trong số đó được biết có gây nhiễm trên người, kể cả West Nile virus. Các vật nuôi như heo và chim hoang dại (nhất là con diệc herons) được coi là ổ chứa của virus; lan truyền bệnh sang người có thể gây nên các triệu chứng lâm sàng nghiêm trọng.

Đặc tính virus gây Viêm não Nhật Bản

Về phân loại khoa học và phân loại bệnh tật quốc tế, đây là bệnh truyền nhiễm, theo ICD-10 là A83.0, ICD-9-CM là 062.0, DiseasesDB là 7036, eMedicine là med/3158 và MeSH là D004672. Virus gây bệnh thuộc nhóm IV (+)ssRNA, họ Flaviviridae, giống Flavivirus, loài Japanese encephalitis virus. Đây là loại virus dạng enveloped virus của giống flavivirus và có liên quan chặt chẽ với West Nile virusSt. Louis encephalitis virus. Bộ gen RNA đơn đóng trong một vỏ capsid mà chúng được hình thành bởi các protein capsid. Lớp vỏ ngoài được hình thành vởi các protein vỏ và là lớp kháng nguyên bảo vệ, điều này sẽ giúp chúng đi vào bên trong các tế bào. Bộ gen cũng mã hóa một số protein phi cấu trúc (nonstructural proteins_NS1, NS2a, NS2b, NS3, N4a, NS4b, NS5). NS1 được sinh ra như một thể tiết. NS3 là một enzyme phá vở chất liệu di truyền và NS5 là một virus có khả năng sao chép. Đáng chú ý là virus gây viêm não Nhật Bản (VNNB) nhiễm vào các lớp lưới nội mô (endoplasmic reticulum_ER) và nhanh chóng tích tụ một số lượng lớn các protein của virus gây bệnh VNNB. VNNB được chẩn đoán dựa vào phát hiện các kháng thể trong huyết thanh và dịch não tủy thông qua phát hiện IgM bằng kỹ thuật ELISA. Các kháng nguyên của virus cũng có thể tìm thấy trong mô thông qua xét nghiệm nhuộm kháng thể huỳnh quang gián tiếp (indirect fluorescent antibody_IFA). Dựa trên các gen bọc bên ngoài, có 5 kiểu gen (genotypes I-V). Chủng Muar được phân lập từ một bệnh nhân ở Malaya vào năm 1952, đây là một chủng prototype của genotype V. Riêng genotype IV có thể là chủng tổ tiên và virus biểu hiện đặc trưng ở vùng Indonesia-Malayasia. Báo cáo ca bệnh lâm sàng đầu tiên từ năm 1870, nhưng virus được nhận ra vào giữa thế kỷ 16. Hơn 60 bộ gen hoàn chỉnh của virus này đã được giải trình tự vào năm 2010.

Viêm não Nhật Bản (VNNB) là một trong những bệnh lý viêm não do virus hàng đầu có thể phòn bệnh bằng vaccine tại châu Á và khu vực Tây Thái Bình Dương. Đối với hầu hết du khách đến châu Á, nguy cơ nhiễm phải căn bệnh này rất thấp nhưng mức độ khác nhau tùy thuộc vào điểm đến, thời gian du lịch, mùa truyền bệnh và các hoạt động liên quan. Virus gây bệnh VNNB duy trì một chu kỳ liên quan đến muỗi và các vật chủ là các động vật có xương sống, chủ yếu là heo và chim.Con người nhiễm phải khi bị muỗi nhiễm đốt. Hầu hết nhiễm trùng ở người không có triệu chứnghoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, một số ít người khi nhiễm bệnh hình thành phản ứng viêm não với các triệu chứng khởi đầu đột ngột như nhức đầu, sốt cao, rối loạn ý thức và định hướng, hôn mê, rung rủ cánh và co giật. Khoảng ¼ số ca rơi vào tử vong. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với VNNB. Do đó, quản lý bệnh nhân chủ yếu tập trung vào chăm sóc hỗ trợ và quản lý các biến chứng. Các bước để ngăn ngừa VNNB gồm có biện pháp phòng hộ cá nhân ngăn ngừa muỗi đốt và vaccin phòng bệnh.


Hình 1. Bản đồ phân bố các quốc gia có nguy cơ và không nguy cơ viêm não Nhật Bản

Nguồn: CDC, 2015

Một số điểm đáng quan tâm về bệnh VNNB

·Virus gây VNNB thuộc flavivirus có liên quan đến virus gây Dengue xuất huyết, sốt vàng và virus West Nile và lây truyền thông qua muỗi đốt;

·Virus gây VNNB là nguyên nhân chủ yếu gây viêm não do virus tại nhiều quốc gia châu Á với ước tính là 68.000 ca bệnh lâm sàng mỗi năm;

·Mặc dù số ca nhiễm trùng có triệu chứng rất hiếm, song tỷ lệ tử vong trên ca bệnh trong số những ca viêm não có thể lên đến 30%. Các di chứng thần kinh hoặc tâm thần có thể lên đến 30-50% số ca viêm não;

·24 quốc gia trongkhu vực phân theo Tổ chức Y tế thế giới là Đong Nam Á và Tây Thái Bình Dương là các vùng lưu hành bệnh VNNB. Ước tính có hơn 3 tỷ người có nguy cơ nhiễm bệnh này.

·Hiện không có thuốc chữa khỏi bênh này, điều trị chủ yếu tập trung vào làm giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng nặng và chăm sóc hỗ trợ bệnh nhân vượt qua nhiễm trùng;

·Vaccine có hiệu quả và an toàn để phòng bệnh VNNB. TCYTTG khuyến cáo nên lồng ghép vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia trên tất cả các nơi mà bệnh VNNB được xem như vấn đề y tế công cộng.

VNNB là một trong những nguyên nhân gây viêm não do virus quan trọng nhất tại châu Á. Nó thuộc nhóm flavivirus và thuộc cùng giống virus gây sốt xuất huyết ,sốt vàng và bệnh Tây sông Nile. Ca bệnh VNNB đầu tiên được báo cáo tại Nhật Bản vào năm 1871. Tỷ lệ mắc mới hàng năm trong số ca lâm sàng thay đổi cả trong và ngoài quốc gia có bệnh lưu hành, dao động từ < 1 - > 10 ca/100.000 dân hoặc cao hơn trong các vụ dịch.


Hình 2

Tổng số ca ước tính trên y văn gần 68.000 ca lâm sàng VNNB trên phạm vi toàn cầu mỗi năm, với khoảng 13.600-20.400 ca tử vong. Bệnh VNNB hầu hết ảnh hưởng và tác động trên trẻ em, người lớn tại các vùng lưu hành bệnh có miễn dịch tự nhiên sau khi nhiễm trùng từ trẻ em nhỏ, nhưng nhìn chung thì bất cứ lứa tuổi nào cũng mắc.

Theo ghi nhận của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ (US.CDC) xác nhận một số quốc gia có bệnh VNNB lưu hành như ở Úc, Ấn Độ, Pakistan, Sri-Lanka, Bangladesh, Indonesia, Papua New Guinea, Đài Loan, Brunei, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Myanmar, Lào, Nga, Đông Timor, Campuchia, Malaysia, Việt Nam, Trung Quốc, Nepal, Singapore, Guam, Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên (CDC, 2015).

Triệu chứng lâm sàng

Hầu hết ca bệnh VNNB thể nhẹ (nhức đầu và sốt) hoặc không có triệu chứng rõ ràng, nhưng khoảng 1/250 ca có thể dẫn đến bệnh lý nghiêm trọng. Bệnh nghiêm trọng thường biểu hiện sốt cao đột ngột, nhức đầu, cứng cổ, mất định hướng, hôn mê, co giật, liệt và cuối cùng có thể dẫn đến tử vong. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30% trong số các ca có triệu chứng.

Trong số còn lại các ca sống sót, có đến 20-30% bị di chứng về thần kinh, trí tuệ, rối loạn hành vi như liệt, co giật động kinh tái phát hoặc rối loạn giọng nói.

Virus gây VNNB là một loại flavivirus thường có liên quan đến nhóm virus gây bệnh West Nile và viêm não St. Louis. Virus gây VNNB duy trì chu kỳ giữa muỗi và các động vật có xương sống, trước hết là heo và các loài chim di trú. Con người chỉ là vật chủ cuối cùng hoặc vật chủ tình cờ, vì chúng thường không phát triển thêm để đủ nồng độ virus trong máu để muỗi nhiễm khi đốt.


Hình 3

Sinh bệnh học

Sau khi virus nhiễm vào vật chủ, chúng dính vào màng tế bào vật chủ đó, màng tế bào vỡ ra có thể dẫn đến cho virus đi vào tế bào đó. Virus ban đầu nhân lên tại vị trí chúng đốt và trong vùng hạch lympho. Hai đặc tính tế bào có liên quan đến cơ chế bệnh sinh, gồm có: (i) Protein M chứa vùng sợ nước (hydrophobic domain) cũng khởi động virus trên tế bào vật chủ và (ii) Protein E là một đặc điểm sinh miễn dịch chính và và trình diện trên màng của các tế bào nhiễm. Protein E điều hòa các cầu nối màng tế bào của vỏ virus, thúc đẩy tiến trình cho virus tấn công vào bên trong tế bào vật chủ.

Chu kỳ sao chép của virus gây VNNB gồm có các thụ thể các tế bào vật chủ ban đầu tương tác với virus, theo sau bởi quá trình nội thực bào qua trung gian thụ thể (receptor-mediated endocytosis), sự hợp nhất giữa virus với các màng tế bào vật chủ, sau đó ly giải bào tương của bộ gen virus, và một số bước sao chép và chuyển dịch khác. Sự trưởng thành của các thành phần virus xảy ra trong phức hợp Golgi, ly giải virus.


Hình 4

Tiếp theo sau đó, virus trong máu phát triển dẫn đến các thay đổi trong phản ứng viêm ở cơ tim, phổi, gan và hệ thống lưới nội mô. Hầu hết sự nhiễm trùng rõ ràng trước khi virus có thể xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương dẫn đến các triệu chứng tiền lâm sàng (subclinical disease). Thể bệnh nhẹ hay tiền lâm sàng của VNNB trong một vài ngày nếu hệ thần kinh trung ương không có liên quan đến. Trên những trường hợp như thế, nhiễm trùng không thể gây ra các triệu chứng nên cũng không thẻ phát hiện được.

Tuy nhiên, các đặc tính hướng thần kinh (neurotropic character) của virus VNNB, sự xâm nhập vào thần kinh có thể hình thành và phát triển, có thể quá trình phát triển của virus thông qua các tế bào nội mô mạch máu, tế bào não, dẫn đến một vùng não lớn bị ảnh hưởng như vùng đồi thị, hạch nền, cuống não, tiểu não (thalamus, basal ganglia, brain stem, cerebellum), đặc biệt chúng phá hủy cấu trúc mạng tế bào Purkinje của não), vùng đồi hải mã và vỏ não. Nhiễm trùng tồn tại và lây truyền bẩm sinh có thể xảy ra.

Mức độ dáp ứng miễn dịch có khác nhau (nội sinh, tế bào và thể dịch) đã có đặc trưng riêng. Mức độ cao hơn của một số cytokines (interferon-alpha, interleukins 6 và 8) có liên quan đến gia tăng nguy cơ tử vong. Loại đáp ứng thông qua đáp ứng miễn dịch tế bào T-helper trên các bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng.


Hình 5

Hầu như virus gây VNNB đều có thể dẫn đến tăng bệnh lý hệ thần kinh vì nó tác động trực tiếp trên hệ thần kinh, trong các tế bào não và có thể năn sự phát triển của các tế bào mới từ cuống thần kinh/ tế bào nguyên gốc (neural stem/progenitor cells-NPCs). Virus gây VNNB có thể đại diện cho nhom virus gây bệnh lý thàn kinh ảnh hưởng lên các tế bào cuống não. Các tế bài này có thể đóng vai trò quan trọng trong hồi phục thương tổn, hậu quả dẫn đến phá hủy các tế bào cuống thần kinh đặc biệt liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Ngoài các neuron thần kinh, các nghiên cứu còn tìm thấy các tế bào thần kinh khác như tế bào hình sao và té bào microglial cell cũng có thể đóng vai trò như ổ chứa của sao chép virus dẫn đến thương tổn tiềm tàng ở hàng rào mạch máu não.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các matrix metalloproteinases và sự ức chế các metalloproteinase có thể đóng vai trò trong cơ chế bệnh sinh viêm não do virus bởi cơ chế điều hòa hàng rào mạch máu não và ảnh hưởng lên đường vào của các tế bào miễn dịch trong hệ thần kinh trung ương. Một nghiên cứu mới năm 2016 tìm thấy rằng matrix metalloproteinases cho cơ chế điều hòa ngược trên các con chuột nhiễm virus VNNB và các chất ức chế metalloproteinases gây điều hòa thuận trên các chuột nhiễm bệnh.


Hình 6

Dịch tễ học và các vụ dịch

Các vụ dịch xảy ra của VNNB mỗi 2-15 năm. Lan truyền bệnh VNNB thường mạnh vào các màu mưa, khi đó quần thể muỗi hoạt động gia tăng. Tuy nhiên, không thấy bằng chứng tăng lan truyền VNNB sau các vụ lụt và sóng thần nghiêm trọng. Sự lan rộng virus VNNB đến các vùng mới có liên quan đến phát triển nông nghiệp và trồng lúa, nơi hỗ trợ tưới tiêu.

Trong số các bệnh dịch mới nổi và tái bùng phát do vi rus lây truyền từ động vật sang ngườinhư sốt xuất huyết Dengue, VNNB, viêm não màng não do các tác nhân khác, đặc biệt do sự biến đổi cấu trúc di truyền của các virus gây nên các dịch nguy hiểm như viêm đường hô hấp cấp (SARS), cúm AH5N1, gần đây nhất là Mers-CoV,...đã và đang là mối lo ngại lớn tới sức khỏe cộng đồng trên qui mô toàn cầu. Phần lớn các bệnh mới nổi có thể lây truyền sang người do tiếp xúc trực tiếp từ động vật, virus Chandipura ở Ấn Độ, virus Hantan ở Triều Tiên, virus Nipah ở Malaysia, virus Ebola, Lassa, Marburg ở một số nước Châu Phi,... còn lại nhiềubệnh qua véc tơ trung gian là các loàimuỗi thuộc họ Culicidae nhưvirus Banna ở Trung Quốc, virus West Nile ở Mỹ, virusDengue ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới (Singapore, Philippines, Việt Nam, Thái Lan), virus VNNB.

Có hơn 3.500 loài của họ (Family) Culicidae đã được mô tả và được chia thành 3 phân họ: Culicinae, Anophelinae, Toxorhynchitinaebao gồm khoảng 43 giống (genus), trong đó có nhiều loài có vai trò truyền bệnh cho con người. Riêngphân họ Culicinae có một số loài đã được xác định là trung gian truyền bệnh viêm não màng não, sốt xuất huyết, phát ban... ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines, Malaysia và nhiều nước khác. Trên thế giới, bệnh VNNB đã biết từ năm 1871, bệnh lưu hành ở các vùng Châu Á Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, từ năm 1959 đã phát hiện được hội chứng viêm não ở trẻ em, xảy ra trên địa bàn rộng nhiều năm nay ở nước ta.

Trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, trong các năm 2000- 2001 ghi nhận nhiều trường hợp hội chứng não cấp, trong đó đã xác định được 21 trường hợp VNNB, phân bố tại Gia Lai, Kon Tum và Đăk Lăk. Theo số liệu điều tra của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, từ năm 2002-2005 trên địa bàn Tây Nguyên phát hiện được trên 283 trường hợp do viêm não, trong đó có 50 trường hợp tử vong, đặc biệt tại Gia Lai đã phát hiện được 46 ca VNNB từ 74 bệnh phẩm của bệnh nhân có hội chứng não cấp (HCNC), bằng kỹ thuật MAC-ELISA. Trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, từ 2006 đến tháng6/2015, tổng số ca mắc VNNB được ghi nhận là 68 ca, tập trung chủ yếu ở Gia Lai và một phần Kon Tum và rải rác Đăk Lăk, Đăk Nông.

Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, đã có một số công trình điều tra nghiên cứu về véc tơ truyền bệnh cũng như điều tra nghiên cứu về tình hình dịch tễ bệnh VNNB ở khu vực Tây Nguyên và Việt Nam đã được công bố như công trình nghiên cứu điều tra khu hệ côn trùng y học ở Tây Nguyên của nhóm tác giả Đặng Tuấn Đạt và cộng sự (1993) hay điều tra cơ bản muỗi Culicinae ở ViệtNam của nhóm tác giả Vũ Đức Hương và cộng sự (1996), công trình nghiên cứu giám sát chẩn đoán VNNB ở Việt nam, 2000-2001 của nhóm tác giả Phan Thị Ngà và cộng sự (2002). Tây Nguyên là vùng miền núi, địa bàn rộng lớn địa hình và sinh cảnh đa dạng phức tạp, thành phần loài động vật nói chung và côn trùng nói riêng rất phong phú và khả năng truyền bệnh của chúng rất đa dạng. Đặc biệt tình hình VNNB ngày càng có xu hướng gia tăng diễn biến phức tạp.

TCYTTG đáp ứng với bệnh VNNB bằng cách:

·Cung cấp các khuyến cáo toàn cầu để phòng chống bệnh VNNB, gồm cả sử dụng vaccine. TCYTTG khuyến cáo tiêm chủng vaccine VNNB tại tất cả vùng nơi mà có bệnh lưu hành và nhận ra như một ưu tiên y tế công cộng;

·Cung cấp và hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho giám sát bệnh VNNB, các vaccine nên được giới thiệu và mở rộng chiến dịch quy mô lớn, đánh giá hiệu quả của vaccine và tác động của chương trình.

Về mặt dịch tễ học bệnh VNNB thì đây là một căn bệnh dẫn đầu về viêm não virus tại châu Á, với70.000 ca báo cáo mỗi năm. Tỷ lệ tử vong ca dao động từ 0.3% - 60% và tùy thuộc vào quần thể và nhóm tuổi mắc. Các vụ dịch hiếm khi xảy ra ở các vùng lãnh thổ Mỹ, khu vực Tây Thái Bình Dương. Dân cư các vùng nông thôn lưu hành bệnh có nguy cơ cao nhất. VNNB thường không xảy ra ở các vùng độ thị.

Các quốc gia đã xuất hiện các vụ dịch lớn gồm có ghi nhận trong quá khứ đã được kiểm soát và khống chế đầu tiên bởi tiêm vaccine, gồm có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan. Các quốc gia khác vẫn có dịch lưu hành theo đợt như Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Ấn Độ, Nepal và Malaysia. VNNB đã được báo cáo tại các đảo Torres Strait và hai ca tử vong đã được báo cáo ở phía bắc của Úc vào năm 1998.

Có một ca báo cáo tại quận bang Kachin , Myanmar vào năm 2013. Sự lan rộng virus ở Úc là một mối quan tâm đặc biệt của các cơ quan y tế Australia do họ không có kế hoạch của phòng chống muỗi Culex gelidus- một loại vector tiềm năng từ châu Á. Tuy nhiên, sự có mặt hiện tại trên đất Úc là tối thiểu. Đã có 48 ca tử vong được báo cáo tại quận Malkangiru sau Odisha của Ấn Độ vào năm 2016.


Hình 7

Lan truyền bệnh

24 quốc gia trong khu vực phân vùng của TCYTTG là Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương có nguy cơ lan truyền bệnh viêm não Nhật Bản với hơn 3 tỷ người có nguy cơ nhiễm. Virus gây VNNB lan truyền ở người thông qua muỗi đốt thuộc các loài Culex spp., chủ yếu là Culex tritaeniorhynchus. Một khi nhiễm, trên cơ thể người không phát triển đủ lượng virus trong máu để cho muỗi đốt nhiễm. Virus tồn tại trong chu trình lan truyền giữa muỗi, heo và chim nước (water birds-enzootic cycle). Bệnh thường thấy xảu ra chủ yếu ở các vùng nông thôn và khu ngoại vi, ở đó con người sống gần nhau với các vật chủ là các động vật có xương sống.


Hình 8

Chẩn đoán

Các đối tượng sống hoặc đi du lịch đến các vùng bệnh VNNB lưu hành và cs biểu hiện viêm não thì nên đặt ra vấn đề chản đoán viêm não VNNB. Để xác định có nhiễm trùng virus VNNB loại trù các nguyên nhân viêm não khác thì cần có xét nghiệm labo huyết thanh hay tốt hơn là dịch não tủy. Giám sát ca bệnh hầu như là bệnh có triệu chứng hoặc viêm não cấp tính. Chẩn đoán xác định trong la bô thường được tiến hành tại các vùng theo dõi liên tục và cố gắng thực hiện giám sát điều tra mở rộng. Giám sát dựa vào ca bệnh đươc thiết lập tại các quốc gia sẽ hiệu quả thông qua chương trình tiêm chủng.

Tại các vùng ôn đới của châu Á, virus gây VNNB lan truyền chủ yếu vào mùa ấm hay theo mùa, đỉnh bệnh thường là mùa hè thu, khi đó có thể xảy ra dịch lớn. Trong các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sự lan truyền có thể xảy ra quanh nămnhưng thường mạnh nhất vào giai đoạn thu hoạch lúa.

Chẩn đoán la bô bệnh VNNB nhìn chung thiết lập bằng chẩn đoán dựa trên các mẫu bệnh phẩm huyết thanh hoặc dịch não tủy để phát hiện các kháng thể IgM đặc hiệu. Các kháng thể IgM chống lại virus VNNB thường có thể được phát hiện trong khoảng từ 3-8 ngày sau khi khởi phát bệnh và tồn tại đến 30-90 ngày, nhưng có thể tồn tại dài hơn.


Hình 8

Do đó, các kháng thể IgM dương tính đôi khi có thể phản ánh một tình trạng nhiễm trùng trong quá khứ hoặc bệnh nhân đã tiêm vaccine rồi. Các mẫu huyết thanh thu thập được trong vòng 10 ngày khởi phát bệnh không thể phát hiện IgM, các xét nghiệm nên lặp lại trên các mẫu bệnh nhân đang dưỡng bệnh (convalescent sample). Đối với các bệnh nhân VNNB có kháng thể IgM kháng virus, xác định bằng test thử trung hòa kháng thể nên được thực hiện.

Trên các ca tửvong, xét nghiệm sinh học phân tử khuếch đại acid nucleic, mô bệnh học với phản ứng hóa mô miễn dịch và nuôi cấy virus các mẫu bệnh phẩm sinh thiết có thể cho kết quả hữu ích. Xét nghiệm chẩn đoán kháng thể kháng virus loại IgM hiện nay đang có tính thương mại. Các xét nghiệm xác định chỉ sẵn có ở Trung tâm Phòng chống bệnh tật (CDC) và một số la bô tham chiếu ít ỏi.

Nhân viên y tế nên liên hệ các bang hoặc y tế địa phương, hoặc với CDC Arboviral Diseases Branch (telephone: 970-221-6400) để được trợ giúp chẩn đoán.

Tiên lượng

Tiên lượng nhiễm trùng virus VNNB khác nhau tùy thuộc vào nhiều khía cạnh. Hai yếu tố để đưa ra tiên lượng tốt gồm có nồng độ kháng thể trung hòa trong máu và dịch não tủy cao và nồng độ IgG virus VNNB cao trong dịch não tủy. Nhìn chung, tiên lượng xấu gồm có các yếu tố:

·Tuổi bệnh nhân nhỏ hơn 10 tuổi;

·Thang điểm đánh giá hôn mê Glasgow thấp;

·Hạ natri máu;

·Sốc;

·Sự hiện diện phức hợp miễn dịch trong dịch não tủy;

·Sự hiện diện một lương lớn kháng thể kháng neurofilament;

·Tăng nồng độ các yếu tố hoại tử mô (TNFs_tumor necrosis factors);

·Có bệnh lý ấu trùng sán dây lợn thể thần kinh đồng thời.

Một số yếu tố nguy cơ đã được minh chứng đối với tử vong do VNNB gồm có sự hiệndiện virus trong dịch não tủy, nồng độ IgG/IgM trong dịch não tủy hoặc huyết thanh và giảm ý thức và sự tỉnh táo. Tỷ lệ tử vong xảy ra với sự chăm sóc đặc biệt là 5-10%. Tại các vùng đang phát triển, tỷ lệ tử vong có thể vượt trên 35%. Trên phạm vi toàn cầu, có hơn 10.000 ca tử vong do VNNB được báo cáo mỗi năm. Nguyên nhân chính của tủ vong do VNNB gồm động kinh, co giật, suy hô hấp, tăng áp lực nội sọ, hạ đường huyết. Hầu hết các ca cải thiện trong vòng 6 tháng (55%) và 12 tháng (78%).


Hình 10

Khoảng 33-50% số ca có triệu chứng sống sót với di chứng thần kinh chủ yếu ở thời điểm 1 năm gồm có rối loạn động kinh, rối loạn vận động hay dị cảm thần kinh sọ não hoặc rối loạn vận động thực thể. Thời điểm 5 năm, gần 75% số bệnh nhân như thế có chỉ số đánh giá thấp hơn so với nhóm chứng. Nhiễm trùng virus VNNB trong ba tháng đầu hoặc 3 tháng giữa thai kỳ có thể dẫn đến tử vong phôi thai.

Nhiễm trùng virus VNNB trong 3 tháng cuối, mặc dù không được đánh giá một cách hệ thống, nhưng dường như có liên quan đến thai kỳ sinh ra là bình thường. Nhiễm virus Dengue trước đó có thể liên quan đến giảm tỷ lệ mắc và tử vong, có thể do bảo vệ một phần do phản ứng chéo của các kháng thể chống flavivirus.


Hình 11

Tiến hóa

Virus dường như có nguồn gốc từ từ một virus tổ tiên vào giữa những năm 1500 ở vùng Indonesia-Malaysia region và tiến triển thành 5 kiểu gen khác nhau và sau đó lan rộng khắp châu Á. Tỷ lệ tiến hóa trung bình ước tính là 4.35×10−4 (khoảng 3.4906×10−4 đến 5.303×10−4) cấu phần nucleotide tại mỗi nơi mỗi năm.


Hình 12

Con người, gia súc và ngựa là các vật chủ cuối cùng (dead-end hosts) vì bệnh biểu hiện như viêm não tử vong. Heo đóng vai trò vật chủ khuếch đại và có vai trò quan trọng trong dịch tễ học của bệnh. Nhiễm trùng ở heo thường không có triệu chứng, ngoại trừ heo đang mang thai, khi đó heo sẽ dẫn đến sẩy thai và dị dạng thai nhi cũng như các di chứng. Trung gian truyền bệnh quan trọng nhất là Culex tritaeniorhynchus - chúng hút máu trên gia súc hơn là ở người. Người ta đề nghị thấy rằng các o­n heo di chuyển xa con người có thể làm trệch hướng muỗi khỏi người và heo. Các vật chủ tự nhiên của virus VNNB là các loài chim, không phải người và nhiều tin rằng virus sẽ không bao giờ bị loại bỏ hoàn toàn. Vào tháng 11.2011, virus VNNB đã được báo cáo ở Culex bitaeniorhynchus tại Hàn Quốc.


Hình 13

Nghiên cứu về giải trình tự bô gen (genome microarray research) của các thần kinh nhiễm phải virus VNNB cho thấy các tế bào thần kinh đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bảo vệ chống lại nhiễm virus VNNB. Mặc dù thách thức này còn chưa hiểu hết đặc tính của các phản ứng tiền viêm chịu trách nhiệm kiểm soát thông qua trung gian miễn dịch và tỏn thương các tế bào thần kinh trong khi nhiễm trùng virus VNNB là một bước cần thiết để phát triển chiến lược nhằm giới hạn độ trầm trọng của bệnh trên hệ thần kinh trung ương.

Một số thuốc đã được nghiên cứu hoặc là làm giảm quá trình sao chép virus hoặc là cung cấp sự bảo vệ các dòng tế bào thần kinh hoặc nghiên cứu trên chuột. Không có thuốc nào hiện đang áp dụng điều trị trên người.

·Sử dụng acid rosmarinic, arctigenin Gracilaria sp. hay Monostroma nitidum đã cho thấy hiệu quả trên mô hình chuột VNNB;

·Curcumin cho thấy bảo vệ tế bào thần kinh một phần chống lại nhiễm virus VNNB trên nghiên cứu in vitro. Curcumin có thể đóng vai trò làm giảm oxygen hoạt hóa tế bào, phục hồi tình toàn vẹn màng tế bào, giảm các phân tử phát tín hiệu tiền pro-apoptotic và điều hòa mức tế bào của các protein liên quan đến sang chấn (stress-related protein). Các nghiên cứu cũng đã cho thấy quá trình sinh phân tử virus nhiễm từ các tế bào nguyên bào thần kinh nhiễm trước đó, điều này đạt được bởi quá trình ức chế hệ thống ubiquitin-proteasome;

·Minocycline trên chuột dẫn đến giảm nồng độ một số chỉ điểm , nồng độ virus và các chất điều hòa tiền viêm và cũng ngăn ngừa thương tổn hàng rào mạch máu não.

Điều trị

Hiện tại chưa có thuốc điều trị virus đặc hiệu cho các bệnh nhân mắc VNNB. Do đó, điều trị hỗ trợ các triệu chứng và làm ổn định bệnh nhân là cần thiết (chăm sóc, nuôi dưỡng và kiểm soát cơn co giật). Tăng áp lực nội sọ có thể quản lý bằng manitol.

Do bệnh không truyền từ người này sang người khác nên không cần cách ly bệnh nhân. Một nghiên cứu về mảng bệnh học VNNB xác định thụ thể đại thực bào liên quan đến tính trầm trọng của bệnh. Một báo cáo gần đây trên nhóm dân Ấn Độ chỉ ra sự liên quan các thụ thể tế bào monocyte và đại thực bào CLEC5A trong quá trình đáp ứng viê, nghiêm trọng ở beenhjh VNNB ở não. Nghiên cứu transcriptomic này cung cấp một giả thuyết về phản ứng viêm thần kinh (neuroinflammation) và hướng đi mới phát triển liệu pháp điều trị phù hợp chống lại bệnh VNNB.


Hình 14

Phòng chống

An toàn và hiệu quả là vaccin phòng VNNB sẵn có hiện nay. TCYTTG khuyến cáo nên tiêm vaccine vì chúng có hiệu quả cao. Tiêm chủng nên triển khai tai các vùng nơi mà bệnh VNNB được xem là vấn đề y tế công cộng ưu tiên, cùng với việc đẩy mạnh giám sát và báo cáo. Ngay cả khi nếu số ca xác định VNNB thấp, thì việc tiêm vaccine cũng nên với các vùng có môi trường ổn định cho lan truyền virus VNNB.

Có một số ít bằng chứng hỗ trợ cho việc giảm lan truyền bệnh VNNB nhờ vào can thiệp khác hơn là tiêm vaccine cho con người.

Có 4 type virus chính cho vaccine VNNB đang đươc sử dụng hiện nay gồm: vaccine có nguồn góc từ não chuột bất hoạt (inactivated mouse brain-derived vaccines), vaccine có nguồn gốc từ tế bào vero bất hoạt (inactivated Vero cell-derived vaccines), vaccine sống giảm độc lực (live attenuated vaccines) và vaccine tái tổ hợp sống (live recombinant vaccines).

Qua nhiều năm, các vaccien sống giảm độc lực SA14-14-2 sản xuất tại Trung Quốc đã được sử dụng rộng rãi nhất là các quốc gia có bệnh lưu hành, được công nhận chất lượng bởi TCYTTG vào tháng 10 năm 2013. Các vaccin bất hoạt dựa trên cơ chế nuôi cấy tế bào và vaccine tái tổ hợp sống dựa trên chủng vaccine sốt vàng được cấp phép và chứng nhận bởi TCYTTG. Tháng 11 năm 2013, đơn vị GAVI mở ra cơ hội tài trợ kinh phí nghiên cứu tại các quốc gia.

Tất cả du khách tại các vùng có lưu hành bệnh VNNB nên được cảnh báo tránh muỗi đốt để giảm nguy cơ mắc VNNB. Các biện pháp bảo vệ cá nhân gồm có sử dụng kem xua, mặc quần áo dài tay, nhang muỗi và xông hơi hóa chất xua muỗi.

Các du khách trải qua thời gian dài trong các vùng có bệnh lưu hành được khuyên nên tiêm vaccine. Nhiễm trùng VNNB thường đưa đến miễn dịch lâu dài. Hiện nay có 3 loài vaccine sẵn có SA14-14-2, IC51 (đăng ký trên thị trường Úc và New Zealand với tên JESPECT và ở nơi đâu cũng có loại IXIARO) và ChimeriVax-JE (đăng ký tên IMOJEV). Tất cả vaccin hiện có dựa trên virus kiểu gen III.


Hình 15

Loại vaccine chiết xuất từ não chuột bất hoạt formalin lần đầu tiên sản xuất ở Nhật Bản vào những năm 1930 và cho phép sử dụng tại Đài Loan vào những năm 1960 và ở Thái Lan vào những năm 1980. Việc sử dụng rộng rãi vaccin và đô thị hóa dẫn đến phòng chống bệnh tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Chi phí cho loại vaccin này cao, điều này phát triển trên chuột sống, nên các quốc gia nghèo hơn sẽ ít cơ hội tiếp cận như một chương trình tiêm chủng thường quy. Tác dụng ngoại ý của các vaccine như thế là đỏ da và đau tại nơi tiêm.

Một số dấu hiệu ít gặp khác gồm phản ứng mày đay khoảng 4 ngày sau khi tiêm. Vaccin sản xuất từ não chuột có nguy cơ mắc bệnh hay biến chứng thần kinh tự miễn khoảng 1/1.000.000. Tuy nhiên, những nơi nào vaccin không được tạo ra từ não chuột nhưng trên nuôi cấy in vitro có một số tác dụng ngoại ý so với nhóm giả dược, tác dung ngoại ý chính hay gặp là nhức đầu và đau cơ.

Trung hòa kháng thể tồn tai trong tuần hoàn máu ít nhất 2-3 năm và có thể lâu hơn. Thời gian bảo vệ đến nay vẫn chưa biết rõ, nhưng vì không có bằng chứng xác nhận sau 3 năm như thế nào, do đó các chuyên gia khuyên nên tiêm nhắc lại mỗi 3 năm là cần thiết đối với các đối tượng nguy cơ. Ngoài ra, cũng không có dữ liệu có thể thay thế bằng vaccine khác và IXIARO.
 

Vào tháng 12 năm 2012, công ty sinh phẩm Ấn Độ đã cho ra mắt loại vaccine từ nuôi cấy tế bào bất hoạt dựa trên chủng SA 14-14-2 đã được phát triển trong một chuyển giao công nghệ với Intercell và là một loại vaccine không chứa thiomersal.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Solomon, T. (2006). Control of Japanese encephalitis within our grasp? New England Journal of Medicine. 355 (9): 869-71. doi:10.1056/NEJMp058263. PMID 16943399.

2.Lobigs M, Diamond MS (2012). Feasibility of cross-protective vaccination against flaviviruses of the Japanese encephalitis serocomplex. Expert Rev Vaccines. 11 (2): 177-87. doi:10.1586/erv.11.180. PMC 3337329.

3.Ghoshal, A; Das, S; Ghosh, S; Mishra, MK; Sharma, V; Koli, P; Sen, E; Basu, A. (2007). Proinflammatory mediators released by activated microglia induces neuronal death in Japanese encephalitis. Glia. 55 (5): 483-96. doi:10.1002/glia.20474. PMID 17203475.

4.Japanese Encephalitis Virus reviewed and published by WikiVet, accessed 11 October 2011.

5.He B (2006). Viruses, endoplasmic reticulum stress, and interferon responses. Cell Death Differ. 13 (3): 393-403. doi:10.1038/sj.cdd.4401833. PMID 16397582.

6.Su HL, Liao CL, Lin YL (2002). Japanese encephalitis virus infection initiates endoplasmic reticulum stress and an unfolded protein response. J. Virol. 76 (9): 4162-71. doi:10.1128/JVI.76.9.4162-4171.2002.

7.Shrivastva A, Tripathi NK, Parida M, Dash PK, Jana AM, Lakshmana Rao PV (2008). "Comparison of a dipstick enzyme-linked immunosorbent assay with commercial assays for detection of Japanese encephalitis virus-specific IgM antibodies". J Postgrad Med. 54 (3): 181-5. doi:10.4103/0022-3859.40959. PMID 18626163.

8.Schiøler KL, Samuel M, Wai KL (2007).Vaccines for preventing Japanese encephalitis. Cochrane Database Syst Rev (3): CD004263. doi:10.1002/14651858.CD004263.pub2.

9.Jelinek T (2008).Japanese encephalitis vaccine in travelers. Expert Rev Vaccines. 7 (5): 689–93. doi:10.1586/14760584.7.5.689. PMID 18564023.

10.Gambel JM, DeFraites R, Hoke C, et al. (1995).Japanese encephalitis vaccine: persistence of antibody up to 3 years after a three-dose primary series. J Infect Dis. 171 (4): 1074. doi:10.1093/infdis/171.4.1074. PMID7706798.

11.Kurane I, Takashi T (2000).Immunogenicity and protective efficacy of the current inactivated Japanese encephalitis vaccine against different Japanese encephalitis virus strains. Vaccine. 18 (Suppl): 33-5. doi:10.1016/S0264-410X(00)00041-4. PMID 10821971.

12.Solomon T, Dung NM, Kneen R, Gainsborough M, Vaughn DW, Khanh VT (2000). Japanese encephalitis. Journal of Neurology Neurosurgery and Psychiatry. 68 (9): 405-15. doi:10.1136/jnnp.68.4.405. PMC 1736874. PMID 10727474.

13.Nimesh Gupta; Vinay Lomash; P.V. Lakshmana Rao (2010). Expression profile of Japanese encephalitis virus induced neuroinflammation and its implication in disease severity. Journal of Clinical Virology. 49 (1): 04–10. doi:10.1016/j.jcv.2010.06.009. PMID 20637688.

14.Nimesh Gupta; P.V. Lakshmana Rao (2011). Transcriptomic profile of host response in Japanese encephalitis virus infection. Virology Journal. 8 (92): 92. doi:10.1186/1743-422X-8-92. PMC 3058095. PMID 21371334.

15.Campbell GL, Hills SL, Fischer M, Jacobson JA, Hoke CH, Hombach JM, Marfin AA, Solomon T, Tsai TF, Tsu VD, Ginsburg AS (2011). Estimmated global incidence of Japanese encephalitis: a systematic review. Bull World Health Organ. 89 (10): 766-74. doi:10.2471/BLT.10.085233. PMC 3209971. PMID 22084515.

16.Ghosh D, Basu A (2009). Brooker, Simon, ed. Japanese encephalitis-a pathological and clinical perspective.PLoS Negl Trop Dis. 3 (9):e437. doi:10.1371/journal.pntd.0000437. PMC 2745699. PMID 19787040.

17.Kim, Heung Chul, Terry A. Klein, Ratree Takhampunya, Brian P. Evans, Sirima Mingmongkolchai, Ampornpan Kengluecha, John Grieco, Penny Masuoka, Myung-Soon Kim, Sung-Tae Chong, Jong-Koo Lee, and Won-Ja Lee (2011). Japanese Encephalitis Virus in Culicine Mosquitoes (Diptera: Culicidae) Collected at Daeseongdong, a Village in the Demilitarized Zone of the Republic of Korea. Journal of Medical Entomology. 48 (6): 1250–1256. doi:10.1603/me11091.

18.Nimesh Gupta; S.R. Santhosh; J. Pradeep Babu; M.M. Parida; P.V. Lakshmana Rao (2010). Chemokine profiling of Japanese encephalitis virus-infected mouse neuroblastoma cells by microarray and real-time RT-PCR: Implication in neuropathogenesis. Virus research. 147(1): 107–12. doi:10.1016/j.virusres.2009.10.018. PMID 19896511.

19.Kazłowski B, Chiu YH, Kazłowska K, Pan CL, Wu CJ (2012). Prevention of Japanese encephalitis virus infections by low-degree-polymerisation sulfated saccharides from Gracilaria sp. and Monostroma nitidum. Food Chem. 133 (3): 866-74.

20.Dutta K, Ghosh D, Basu A (2009).Curcumin Protects Neuronal Cells from Japanese Encephalitis Virus-Mediated Cell Death and also Inhibits Infective Viral Particle Formation by Dysregulation of Ubiquitin-Proteasome System". J Neuroimmune Pharmacol. 4 (3): 328-37. doi:10.1007/s11481-009-9158-2. PMID 19434500.

21.Lobigs M, Diamond M. Feasibility of cross-protective vaccination against flaviviruses of the Japanese encephalitis serocomplex. Expert Rev Vaccines. 2012 Feb. 11(2):177-87. [Medline]. [Full Text].

22.Solomon T, Ni H, Beasley DW, Ekkelenkamp M, Cardosa MJ, Barrett AD. Origin and Evolution of Japanese Encephalitis Virus in Southeast Asia. J Virol. 2003 Mar. 77(5):3091-8. [Medline]. [Full Text].

23.Takhampunya R, Kim HC, Tippayachai B, Kengluecha A, Klein TA, Lee WJ, et al. Emergence of Japanese encephalitis virus genotype V in the Republic of Korea. Virol J. 2011 Sep 23. 8:449:[Medline]. [Full Text].

24.Unni SK, Ružek D, Chhatbar C, Mishra R, Johri MK, Singh SK. Japanese encephalitis virus: from genome to infectome. Microbes Infect. 2011 Apr. 13(4):312-21. [Medline].

25.Thongtan T, Cheepsunthorn P, Chaiworakul V, Rattanarungsan C, Wikan N, Smith DR. Highly permissive infection of microglial cells by Japanese encephalitis virus: a possible role as a viral reservoir. Microbes Infect. 2010 Jan. 12(1):37-45. [Medline].

26.Shukla V, Shakya AK, Shukla M, Kumari N, Krishnani N, Dhole TN, et al. Circulating levels of matrix metalloproteinases and tissue inhibitors of matrix metalloproteinases during Japanese encephalitis virus infection. Virusdisease. 2016 Mar. 27(1):63-76. [Medline].

27.Hills SL, Stoltey J, Martinez D, Kim P, Sheriff H, Zangeneh A, et al. Journal of Travel Medicine. 2014 Sep-Oct. 21(5):310-313. [Full Text].

28.Hills SL, Griggs AC, Fischer M. Japanese encephalitis in travelers from non-endemic countries, 1973-2008. Am J Trop Med Hyg. 2010 May. 82(5):930-6. [Medline]. [Full Text].

29.Campbell GL, Hills SL, Fischer M, Jacobson JA, Hoke CH, Hombach JM, et al. Estimated global incidence of Japanese encephalitis: a systematic review. Bull World Health Organ. 2011 Oct 1. 89(10):766-74E. [Medline]. [Full Text].

30.Hanna JN, Ritchie SA, Phillips DA, Shield J, Bailey MC, Mackenzie JS, et al. An outbreak of Japanese encephalitis in the Torres Strait, Australia, 1995. Med J Aust. 1996 Sep 2. 165(5):256-60. [Medline].

31.Baylis M, Barker CM, Caminade C, Joshi BR, Pant GR, Rayamajhi A, et al. Emergence or improved detection of Japanese encephalitis virus in the Himalayan highlands?. Trans R Soc Trop Med Hyg. 2016 Apr. 110(4):209-11. [Medline]. [Full Text].

32.Kumar R, Tripathi P, Singh S, Bannerji G. Clinical features in children hospitalized during the 2005 epidemic of Japanese encephalitis in Uttar Pradesh, India. Clin Infect Dis. 2006 Jul 15. 43(2):123-31. [Medline].

33.Li X, Cui S, Gao X, Wang H, Song M, Li M, et al. The Spatio-temporal Distribution of Japanese Encephalitis Cases in Different Age Groups in Mainland China, 2004 - 2014. PLoS Negl Trop Dis. 2016 Apr 6. 10(4):[Medline]. [Full Text].

34.WHO. Japanese Encephalitis Vaccines: WHO position paper, February 2015 - Recommendations. Vaccine. 2016 Jan 12. 34(3):302-3. [Medline].

35.Sarkari NB, Thacker AK, Barthwal SP, Mishra VK, Prapann S, Srivastava D, et al. Japanese encephalitis (JE) part II: 14 years' follow-up of survivors. J Neurol. 2012 Jan. 259 (1):58-69. [Medline].

36.Richman DD, Whitley RJ, Hayden FG. Clinical Virology. New York, NY: Churchill Livingstone; 1997.

37.Bandyopadhyay D, Ganesan V, Choudhury C, Kar SS, Karmakar P, Choudhary V, et al. Two Uncommon Causes of Guillain-Barré Syndrome: Hepatitis E and Japanese Encephalitis. Case Rep Neurol Med. 2015. 2015:[Medline]. [Full Text].

38.Handique SK, Das RR, Saharia B, Das P, Buragohain R, Saikia P. Coinfection of Japanese encephalitis with neurocysticercosis: an imaging study. AJNR Am J Neuroradiol. 2008 Jan. 29(1):170-5. [Medline]. [Full Text].

39.CDC. Japanese Encephalitis in Two Children — United States, 2010. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2011 Mar 11. 60(9):276-8. [Medline]. [Full Text].

40.Suman V, Roy U, Panwar A, Raizada A. Japanese Encephalitis Complicated with Obstructive Hydrocephalus. J Clin Diagn Res. 2016 Feb. 10(20):OD18-20. [Medline]. [Full Text].

41.Chen WL, Liao MF, Chiang HL, Lin SK. A possible case of acute disseminated encephalomyelitis after Japanese encephalitis. Acta Neurol Taiwan. 2013 Dec. 22(4):169-73. [Medline]. [Full Text].

42.Verma R, Praharaj HN, Patil TB, Giri P. Acute transverse myelitis following Japanese encephalitis viral infection: an uncommon complication of a common disease. BMJ Case Rep. 2012 Sep 24. 2012:[Medline].

43.Solomon T, Thao LT, Dung NM, Kneen R, Hung NT, Nisalak A, et al. Rapid diagnosis of Japanese encephalitis by using an immunoglobulin M dot enzyme immunoassay. J Clin Microbiol. 1998 Jul. 36(7):2030-4. [Medline]. [Full Text].

44.Hoke CH Jr, Vaughn DW, Nisalak A, Intralawan P, Poolsuppasit S, Jongsawas V, et al. Effect of high-dose dexamethasone o­n the outcome of acute encephalitis due to Japanese encephalitis virus. J Infect Dis. 1992 Apr. 165(4):631-7. [Medline].

45.Harinasuta C, Nimmanitya S, Titsyakorn U. The effect of interferon-alpha A o­n two cases of Japanese encephalitis in Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 1985 Jun. 16(2):332-6. [Medline].

46.Solomon T, Dung NM, Wills B, Kneen R, Gainsborough M, Diet TV, et al. Interferon alfa-2a in Japanese encephalitis: a randomised double-blind placebo-controlled trial. Lancet. 2003 Mar 8. 361(9360):821-6. [Medline].

47.Rayamajhi A, Nightingale S, Bhatta NK, Singh R, Kneen R, Ledger E, et al. A preliminary randomized double blind placebo-controlled trial of intravenous immunoglobulin for Japanese encephalitis in Nepal. PLoS o­ne. 2015 Apr 17. 10(4):[Medline]. [Full Text].

48.Lee E, Pavy M, Young N, Freeman C, Lobigs M. Antiviral effect of the heparan sulfate mimetic, PI-88, against dengue and encephalitic flaviviruses. Antiviral Res. 2006 Jan. 69(1):31-8. [Medline].

49.Saxena SK, Mathur A, Srivastava RC. Inhibition of Japanese encephalitis virus infection by diethyldithiocarbamate is independent of its antioxidant potential. Antivir Chem Chemother. 2003 Mar. 14(2):91-8. [Medline].

50.Swarup V, Ghosh J, Mishra MK, Basu A. Novel strategy for treatment of Japanese encephalitis using arctigenin, a plant lignan. J Antimicrob Chemother. 2008 Mar. 61(3):679-88. [Medline].

51.Dutta K, Basu A. Use of minocycline in viral infections. Indian J Med Res. 2011 May. 133:467-70. [Medline]. [Full Text].

52.Mishra MK, Basu A. Minocycline neuroprotects, reduces microglial activation, inhibits caspase 3 induction, and viral replication following Japanese encephalitis. J Neurochem. 2008 Jun. 105(5):1582-95. [Medline]. [Full Text].

53.Kumar R, Basu A, Sinha S, Das M, Tripathi P, Jain A, et al. Role of oral Minocycline in acute encephalitis syndrome in India - a randomized controlled trial. BMC Infect Dis. 2016 Feb 4. 16(1):67. [Medline]. [Full Text].

54.Topno R, Khan SA, Chowdhury P, Mahanta J. Pharmacodynamics of aminoglycosides and tetracycline derivatives against Japanese encephalitis virus. Asian Pac J Trop Med. 2016 Mar. 9(3):241-6. [Medline]. [Full Text].

55.Lowry F. Traveling Children Should Get Japanese Encephalitis Vaccine. Medscape Medical News. Jun 19 2013. Available at http://www.medscape.com/viewarticle/806601. Accessed: Jun 26 2013.

56.Harakuni T, Kohama H, Tadano M, et al. Mucosal vaccination approach against mosquito-borne Japanese encephalitis virus. Jpn J Infect Dis. 2009 Jan. 62(1):37-45. [Medline].

57.Yang DK, Kweon CH, Kim BH, Hwang IJ, Kang MI, So BJ, et al. The seroprevalence of Japanese encephalitis virus in goats raised in Korea. J Vet Sci. 2007 Jun. 8(2):197-9. [Medline]. [Full Text].

58.Schiøler KL, Samuel M, Wai KL. Vaccines for preventing Japanese encephalitis. Cochrane Database Syst Rev. 2007 Jul 18. CD004263. [Medline].

59.Yang SE, Pan MJ, Tseng HF, Liau MY. The efficacy of mouse-brain inactivated Nakayama strain Japanese encephalitis vaccine--results from 30 years experience in Taiwan. Vaccine. 2006 Mar 24. 24(14):2669-73. [Medline].

60.Connor BA, Bunn WB. The Changing Risk of Japanese Encephalitis for Business Travelers. Workplace Health Saf. 2015 Dec. 63 (12):568. [Medline].

61.Ravi V, Taly AB, Shankar SK, Shenoy PK, Desai A, Nagaraja D, et al. Association of Japanese encephalitis virus infection with Guillain-Barré syndrome in endemic areas of south India. Acta Neurol Scand. 1994 Jul. 90(1):67-72. [Medline].

62.Kuwayama M, Ito M, Takao S, Shimazu Y, Fukuda S, Miyazaki K, et al. Japanese encephalitis virus in meningitis patients, Japan. Emerg Infect Dis. 2005 Mar. 11(3):471-3. [Medline].

63.Chokephaibulkit K, Houillon G, Feroldi E, Bouckenooghe A. Safety and immunogenicity of live attenuated Japanese encephalitis chimeric virus vaccine (Imojev®) in children. Expert Rev Vaccines. 2015 Nov 20. [Medline].

64.Solomon T, Thao TT, Lewthwaite P, Ooi MH, Kneen R, Dung NM, et al. A cohort study to assess the new WHO Japanese encephalitis surveillance standards. Bull World Health Organ. 2008 Mar. 86(3):178-86. [Medline]. [Full Text].

65.Fischer M, Lindsey N, Staples JE, Hills S; Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Japanese encephalitis vaccines: recommendations of the Advisory Committee o­n Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep. 2010 May 12. 59:1-27. [Medline]. [Full Text].

66.Dwibedi B, Mohapatra N, Rathore SK, Panda M, Pati SS, Sabat J, et al. An outbreak of Japanese encephalitis after two decades in Odisha, India. Indian J Med Res. 2015 Dec. 142 Suppl:S30-2. [Medline]. [Full Text].

67.Centers for Disease Control and Prevention. CDC Health Information For International Travel 2016. New York: Oxford University Press; 2016.

68.Burke DS, Nisalak A, Ussery MA, Laorakpongse T, Chantavibul S. Kinetics of IgM and IgG responses to Japanese encephalitis virus in human serum and cerebrospinal fluid. J Infect Dis. 1985 Jun. 151(6):1093-9. [Medline].

 

 

Ngày 22/11/2016
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích