|
Tấm Pano ghi thông tin dịch bệnh MERS-CoV tại một bệnh viện ở Thailand |
Tin dịch bệnh MERS-CoV ở Thái Lan
Ngày 26/8/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Hội chứng hô hấp cấp Trung Đông do coronavirus (Middle East respiratory syndrome coronavirus_MERS-CoV) ở Thái Lan. Ngày 30/7/2016, Bộ Y tế công cộng Thái Lan công bố một ca xác định (confirmed case) xét nghiệm nhiễm MERS-CoV ở người đàn ông Kuwait 18 tuổi tới Thái Lan cùng với gia đình vào 25/7/2016.
Tóm tắt diễn biến bệnhNgày 25/7 bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trong chuyến bay từ Kuwait đến Bangkok, ngày 26/7 anh ta tìm kiếm sự điều trị tại một bệnh viện ở Bangkok. Mặc dù không có tiền sử tiếp xúc trực tiếp với lạc đà hoặc người nghi ngờ nhiễm MERS-CoV nhưng 14 ngày trước đó anh ta có du lịch ở Trung Đông. Ngày 28/7, kết quả thử nghiệm dương tính với MERS-CoV ở 3 phòng xét nghiệm khác nhau. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến phòng cách ly ở bệnh viện truyền nhiễm quốc gia, tình trạng bệnh nhân nhanh chóng được cải thiện và 2 xét nghiệm tiếp theo trong phòng xét nghiệm vào ngày 31/7 và 01/8 đều cho kết quả âm tính với MERS-CoV từ 4 phòng xét nghiệm tham chiếu, mẫu vật thu thập từ những người thân trong gia đình của bệnh nhân này cũng đều âm tính. Theo dõi nguồn tiếp xúc không có bằng chứng xác định nhiễm trùng với người tiếp xúc, bệnh nhân được xuất viện và cùng gia đình rời khỏi Thái Lan ngày 4/8/2016.Đánh giá nguy cơ của WHO (WHO risk assessment)MERS-CoV gây nhiễm trùng nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong cao đã chứng tỏ được khả năng lan truyền từ người sang người, đặc biệt là ở các nơi chăm sóc sức khỏe với khả năng bùng phát quy mô lớn. Tuy nhiên, nguy cơ lây truyền từ người thấp nếu các biện pháp phòng chống nhiễm trùng và kiểm soát được thực hiện đầy đủ. MERS-CoV là bệnh mới nổi ở người, các ca nhiễm coronavirus nhập khẩu (imported cases) trước đó đã được báo cáo ở Thái Lan vào tháng 6/2015 và 1/2016, nguồn lây nhiễm rất có thể bên ngoài của Thái Lan còn các ca xuất khẩu (exported cases) đã được phát hiện trước đây ở một số nước khác. WHO không khuyến cáo bất kỳ sự hạn chế nào về thương mại hay du lịch được áp dụng ở Thái Lan dựa trên các thông tin hiện có cho sự kiện này. WHO dự báo các trường hợp khác nhiễm MERS-CoV sẽ được báo cáo từ Trung Đông sẽ tiếp tục được xuất khẩu sang các nước khác bởi những cá thể bị nhiễm bệnh sau tiếp xúc với động vật hoặc sản phẩm động vật (như tiếp xúc với lạc đà một bướu) hoặc nguồn nhân lực (như cơ sở chăm sóc sức khỏe). Việc thông báo các trường hợp bổ sung không làm thay đổi đánh giá nguy cơ tổng thể, WHO tiếp tục theo dõi tình hình dịch tễ và tiến hành đánh giá nguy cơ dựa trên các thông tin mới nhất. Tư vấn của WHO (WHO advice)Dựa vào diễn biến ca bệnh và thông tin có sẵn hiện nay, WHO khuyến cáo tất cả các nước thành viên tiếp tục giám sát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và xem xét cẩn thận bất kể trường hợp khác thường nào.Các biện pháp phòng chống nhiễm trùng và ngăn chặn lây lan MERS-CoV trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe rất quan trọng, không phải lúc nào cũng có thể xác định bệnh nhân nhiễm MERS-CoV sớm vì nó giống với các nhiễm trùng đường hô hấp khác và các triệu chứng sớm của MERS-CoV không đặc hiệu do đó nhân viên y tế nên luôn luôn áp dụng biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn nhất quán với tất cả bệnh nhân bất kể chẩn đoán của họ. Biện pháp phòng ngừa qua giọt nhỏ như ho, hắt hơi nên được bổ sung thêm vào các biện pháp phòng ngừa chuẩn khi chăm sóc cho các bệnh nhân có các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính; biện pháp phòng ngừa tiếp xúc và bảo vệ mắt nên được bổ sung khi chăm sóc cho các ca bệnh có thể xảy ra hoặc ca nhiễm MERS-CoV xác định; biện pháp phòng ngừa lây truyền qua không khí nên được áp dụng khi thực hiện các thủ thuật tạo aerosol. Cho đến khi có hiểu biết hơn về MERS-CoV thì những người có bệnh tiểu đường, suy thận, bệnh phổi mãn tính và suy giảm miễn dịch được coi là nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng do MERS-CoV nên tránh tiếp xúc gần với động vật, đặc biệt là lạc đà khi đến thăm trang trại, chợ hoặc các khu vực chuồng trại là những nơi mà virus được biết đến là có khả năng lưu hành. Các biện pháp vệ sinh chung như rửa tay thường xuyên trước và sau khi chạm vào vật và tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh. Thực hành vệ sinh thực phẩm phải được quan sát, mọi người nên tránh uống sữa lạc đà tươi, nước tiểu lạc đà hoặc ăn thịt chưa nấu chín. WHO vẫn cảnh giác và đang theo dõi tình hình, do thiếu các bằng chứng lây truyền từ người sang người bền vững trong cộng đồng nên WHO không khuyến cáo bất kỳ sự hạn chế nào về đi lại hay kinh doanh liên quan đến sự kiện này, nâng cao nhận thức về MERS-CoV cho du khách đến và đi từ các nước bị ảnh hưởng là thực hành y tế công cộng tốt nhất.
|