|
Một phụ nữ bế em bé nhận màn chống muỗi tẩm hóa chất diệt trong một sự kiện phòng chống sốt rét ở Lagos, Nigeria, tháng 4/2016 (Ảnh AFP) |
Màn ngủ là vũ khí chống sốt rét quan trọng nhất
Ngày 6/12/2016. VOA News-Màn ngủ là vũ khí chốngsốt rét quan trọng nhất (To Fight Malaria, Bed Nets Are the Most Important Weapon). Trong Tạp chí American Society of Tropical Medicine and Hygiene công bố gần đây về một nghiên cứu kéo dài 5 năm,các nhà nghiên cứu khẳng định muỗi mang ký sinh trùng sốt rét đang phát triển kháng với hóa chất diệt côn trùngnhưng lưu ý màn tẩm hóa chất diệtmuỗi vẫn cung cấp rất nhiều sự bảo vệ chống lại căn bệnh này.
Ký sinh trùng sốt rét hayplasmodium chịu trách nhiệm lan truyềntự nhiên sốt rét,theo đó muỗi nhiễm plasmodium truyền bệnh cho người qua các vết đốt của muỗi; plasmodium sinh sản trong gan người, sau đó xâm nhập vào các tế bào hồng cầu tiếp tục sinh sản và phá hủy hồng cầu. Bệnh nhân có biểu hiện sốt réttrong vòng 10-15 ngày sau khi bị muỗi đốt, thường sốt cao và có thể bị yếu, không ăn uống được, đau đầu hoặc nhức cơ nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển sang thểsốt rét nặng hơn, thậm chí biến chứng ở nhiều cơ quan phủ tạng và tử vong.
Muỗi Anopheles gambiae truyền bệnh sốt rét
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) của UN tiến hành nghiên cứu về sự lây nhiễm sốt rét tại 5 quốc gia Benin, Cameroon, Kenya, Sudan và Ấn Độ từ nguồn tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates.Các đội nghiên cứu của WHO kiểm tra tính hiệu quả của màn tẩm hóa chất diệt kéo dài với các hóa chất diệt côn trùng.Tessa Knox, nhà khoa học và một trong những nhà nghiên cứucủa WHO cho biết kết quảnghiên cứu này đã chứng minh "màn tẩm hóa chất diệt tồn lưu lâu dài đang được sử dụng ở tất cả các quốc gia trong tiểu vùng Saharan châu Phi vẫn đang còn hiệu quả" và cần có sự gia tăng cung cấp màn ngủ. Bà cho biết thêm các nhân viên y tế nên "đảm bảo tất cả mọi người đang sống ở các khu vực nguy cơ sốt rét cao được ngủ màn và sử dụng màn chính xác". Mặc dù muỗi Anopheles đã phát triển kháng hóa chất tẩm màn nhưng TS. Knox cho rằng màn ngủ vẫn có thể cung cấp sự bảo vệ chống sốt rét: "Khi muỗi đậu trên màn có thể không chết ngay lập tức nên nó phải tìm kiếm các lỗ thủng trên màn để xâm nhập đốt người ngủ trong màn, trong quá trình tìm kiếm nó sẽ tiếp xúc với bề mặt của màn và hấp thụ thuốc diệt côn trùng, dần dần nhận lấy một liều gây chết-đủ giết chết con muỗi đó vì vậy ngay cả khi chúng không chết ngay lập tức thì quá trình tìm kiếm của chúng trên màn vẫn đưa đến kết cục cuối cùng là muỗi chết". TS. Knox nói có "nhu cầu cấp thiết cho việc tìm kiếm các công cụ mới và cải tiến trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét" nhưng bà cho rằng đến khi chúng được phát triển và áp dụng thì các quan chức y tế tin rằng màn tẩm hóa chất diệt sẽ tiếp tục là con đường chính để phòng bệnh sốt rét. Là một phần của nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ở Sudan đã phun lên tường nhà thuốc diệt côn trùng được làm từ hóa chất khác so với những hóa chất diệt được sử dụng trong màn ngủ. Họ cho rằng bước làm giảm sự lây nhiễm thêm 50% so với chỉ sử dụng màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (long-lasting insecticidal nets_LLINs). TS. Knox cho biết hóa chất diệt muỗi sốt rét không ảnh hưởng tới sức khỏe cho con người. "Tất cả các hóa chất đang được áp dụng rộng rãi trên toàn vùng cận Saharan châu Phi đã trải qua thử nghiệm an toàn rất nghiêm ngặt để nhận được khuyến cáo cho phép sử dụng của WHO vì vậy không có bất kỳ mối quan ngại nào về các thuốc diệt côn trùng hiện tại (các nhà sản xuất) đang được sử dụng trên màn ngủ và cũng không có sự lo ngại về các hóa chất được sử dụng phun trên các loại tường nhà nếu chúng được sử dụng chính xác". WHO cho biết màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu có vai trò quan trọng nhất trong nỗ lực phòng chống sốt rét ở các nước châu Phi, phía nam sa mạc Saharan-một phần của lục địa này chiếm 90% số ca nhiễm sốt rét trên thế giới và sự sẵn có màn ngủ trong khu vực này đã tăng từ 2% (năm 2000) lên 53% (năm 2015).
|