Nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9) ở người tại Trung Quốc
Ngày 19/12/2016. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)-Nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9) ở người tại Trung Quốc (Human infection with avian influenza A(H7N9) virus – China). Ngày 14/12/2016, Văn phòng ytế Đặc khu hành chínhMaccao (SAR), Trung Quốcxác nhận một ca nhiễmvirus cúm gia cầm A (H7N9) ở một người đàn ông 58 tuổi.
Ngày 13/12/2016, một loạt gia cầm từ tỉnh Quảng Đông ở Trung Quốc được phát hiện dương tính với kháng nguyên H7 tại một chợ bán sỉ tại SAR Maccao (Trung Quốc) trong quá trình thanh tra định kỳ. Theo quy định, một cuộc điều tra dịch tễ học bắt đầu và 2 người tiếp xúc gần với gia cầm nhiễm bệnh đã được xác định, trong đó có một lái xe và một người bán gia cầm, người bán gia cầm chuyển đàn gia cầm từ xe tải vào sáng sớm ngày 13/12 đã được chuyển đến bệnh viện để điều tra thêm. Ông ta có kết quả xét nghiệm dương tính với cúm A (H7N9) bằng RT-PCR trong 3 mẫu tại phòng xét nghiệm y tế công cộng, đến nay không có bất kỳ triệu chứng nào giống cúm, đang được theo dõi và được điều trị bằng thuốc kháng virus tại một bệnh viện của chính phủ. Vợ ông cũng là người bán sỉ cùng chợ được xác định có tiếp xúc gần vớica bệnhnày nhưng có kết quả xét nghiệm âm tính và được theo dõi trong 10 ngày tiếp theo. Đến nay, tổng cộng 807 người nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9) bằng xét nghiệm đã được báo cáo qua sự ghi nhận của IHR từ đầu năm 2013. Đáp ứng y tế công cộng (Public health response) Nhà chức trách SAR Maccao (Trung Quốc) đã đưa ra những biện pháp bao gồm tiến hành đánh giá nguy cơ; điều trị ca bệnh và theo dõi những người tiếp xúc gần; thông báo với chính quyền Trung Hoa đại lục để theo dõi người lái xe được xác định có một tiếp xúc gần với gia cầm bị nhiễm bệnh; tăng cường giám sát các cá nhân làm việc tại chợ bán sỹ nơi có ca bệnh; đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe tại chợ bán sỹ nơi có ca bệnh; tổ chức một cuộc họp báo để chia sẻ thông tin về tình hình và đáp ứng. WHO risk assessment Most human cases are exposed to avian influenza A(H7N9) virus through contact with infected poultry or contaminated environments, including live poultry markets. Since the virus continues to be detected in animals and environments, further human cases can be expected. Although small clusters of human cases with avian influenza A(H7N9) virus have been reported including those involving healthcare workers, current epidemiological and virological evidence suggests that this virus has not acquired the ability of sustained transmission among humans. Therefore further community level spread is considered unlikely. Đánh giá nguy cơ của WHO (WHO risk assessment) Hầu hết các ca nhiễm ở người do phơi nhiễm với virus cúm gia cầm A (H7N9) qua tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm, kể cả chợ gia cầm sống. Do virus tiếp tục được phát hiện ở động vật và môi trường nên dự đoán sẽ có thêm các ca nhiễm ở người, mặc dù các chùm nhỏ ca bệnh ở người bị nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9) đã được báo cáo gồm cả nhân viên y tế liên quan nhưng bằng chứng dịch tễ học và virus học hiện nay cho thấy virus này không có khả năng lan truyền bền vững giữa người với người do đó mức độ lây lan thêm ra cộng đồng được cho là khó có khả năng xảy ra.Nhiễm virus cúm gia cầm A (H7N9) ở người không bình thường và cần phải được theo dõi chặt chẽ để xác định những thay đổi ở virus và/hoặc hành vi lan truyền của nó với con người vì chủng virus này có thể có một tác động sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Tư vấn của WHO (WHO advice) WHO khuyến cáo du khách đến các nước có dịch cúm gia cầm nên tránh các trang trại gia cầm, tiếp xúc với động vật tại các chợ gia cầm sống, đi vào các khu vực có thể giết mổ gia cầm hoặ tiếp xúc với bất kỳ bề mặt có nhiễm phân từ gia cầm hoặc các động vật khác; đồng thời nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, tuân thủ an toàn thực phẩm tốt và thực hành vệ sinh thực phẩm tốt. WHO không khuyến cáo bất kỳ sự sàng lọc đặc biệt nào tại các điểm nhập cảnh liên quan đến sự kiện này, cũng không khuyến cáo bất kỳ sự hạn chế nào về thương mại hay du lịch. Như mọi khi, một chẩn đoán nhiễm bệnh với virus cúm gia cầm cần được cân nhắc ở những người có các triệu chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng trong khi đi du lịch hoặc ngay sau khi trở về từ một khu vực nơi cúm gia cầm là một mối quan tâm. WHO khuyến cáo các nước tiếp tục tăng cường giám sát cúm, bao gồm giám sát các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng (SARI) và các bệnh giống cúm (ILI) và phải cẩn thận xem xét bất kỳ mô hình khác thường nào, đảm bảo báo cáo các ca nhiễm ở người theo điều lệ kiểm dịch y tế quốc tế IHR (2005) và tiếp tục các hành động ứng phó quốc gia.
|