Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 9 4 4
Số người đang truy cập
2 0 0
 Chuyên đề Côn trùng học
Các biện pháp diệt muỗi bằng hóa chất không hiệu quả trong cuộc chiến Zika

Ngày 07/12/2016. University of East Anglia (UEA). Các biện pháp diệt muỗi bằng hóa chất không hiệu quả trong cuộc chiến Zika (Chemical mosquito controls ineffective in Zika fight). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học ở Trường Đại học East Anglia (UEA) phát hành trên tạp chí PLOS Neglected Tropical Diseases, hiện nay một số phương pháp diệt muỗi mang vi-rút Zika bằng hóa chất không hiệu quả, thậm chí có thể phản tác dụng.

Việc xem xét lại các nghiên cứu can thiệp phòng chống muỗi trước đây cho thấy nhiều chiến lược được sử dụng để ngăn chặn các bệnh do muỗi truyền như vi-rút Zika, sốt xuất huyết và sốt vàng da còn thiếu những bằng chứng thuyết phục. Nghiên cứu mới do GS. Paul Hunter ở Trường Norwich Medical School thuộc Đại học UEA chủ trì đã xem xét nhiều chiến lược phòng chống khác nhau được sử dụng trong những năm qua và bằng chứng về sự thành công của những chiến lược này. Các biện pháp can thiệp đánh giá bao gồm biện pháp sinh học như đưa các loài giáp xác ăn ấu trùng muỗi hay cá ăn bọ gậy ở các vật dụng chứa nước, biện pháp hóa học diệt côn trùng và diệt ấu trùng, các chiến dịch giáo dục cộng đồng. Nghiên cứu phát hiện các biện pháp can thiệp sinh học dường như không làm giảm số lượng côn trùng mang bệnh so với các biện pháp hóa học, chất lượng các bằng chứng thường không đủ thuyết phục làm chúng ta không hiểu rõ cách nào là tốt nhất để đối phó với các bệnh Zika và sốt xuất huyết. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy các hóa chất diệt côn trùng và ấu trùng làm giảm số lượng muỗi tới 76% thì các biện pháp khác lại giảm không đáng kể và kết quả chung trên tất cả các nghiên cứu đều mâu thuẫn với nhau, việc nghiên cứu tổng thể bằng chứng về hiệu quả phun hóa chất xung quanh khu vực nhà ở còn yếu và việc làm giảm số lượng muỗi không được duy trì. GS. Hunter cho biết: “Mặc dù các biện pháp hóa học được sử dụng rộng rãi và trông đợi tính hiệu quả nhưng sau khi xem hầu hết các bằng chứng có lợi của các biện pháp này lại ít thuyết phục, trong khi một số bằng chứng thực tế cho thấy phun hóa chất diệt muỗi còn phản tác dụng vì tạo ra cảm giác an toàn không đáng có làm người dân không nỗ lực loại bỏ các ổ muỗi đẻ xung quanh nhà”.

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo can thiệp kết hợp hơn một biện pháp phòng chống để xử lý tất cả các giai đoạn vòng đời của muỗi cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng, nhất là việc loại bỏ các nơi sinh sản của muỗi là biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để bảo vệ người dân. GS. Hunter cho biết: “Mặc dù có ít bằng chứng liên quan đến các chiến dịch kết hợp nhiều biện pháp trong phòng chống khác nhau nhưng WHO đã đúng khi nhắc lại biện pháp can thiệp hiệu quả nhất là loại trừ các nơi muỗi đẻ, đồng thời với các chiến dịch truyền thông giáo dục được duy trì và thực hiện thường xuyên”. Hầu hết các nghiên cứu được xem xét trong báo cáo kết quả dựa vào việc làm giảm số lượng muỗi sau can thiệp hơn là làm giảm số ca bệnh hiện mắc (incidence of disease). GS. Hunter cho biết: “Thực sự cần có nghiên cứu chất lượng cao hơn nữa, có những bằng chứng lẫn lộn về giảm số lượng côn trùng có thực sựlàm giảm số ca bệnh hay không vì vậy nghiên cứu trong tương lai cần thời gian thực hiện lâu hơn, phương pháp luận tốt hơn và phải báo cáo các kết quả liên quan đến ca bệnh nhiều hơn là chỉ đơn thuần giảm số lượng muỗi”. Việc đánh giá lại này cũng nhấn mạnh cần cân nhắc tính hiệu quả kinh tế của các chiến lược phòng chống, “Việc tài trợ y tế công cộng dường như chỉ giới hạn ở các nước thu nhập thấp và trung bình, nơi có muỗi lưu hành địa phương vì vậy rất cần nhiều bằng chứng hơn nữa về việc làm thế nào để chi tiêu những khoản vốn giới hạn này”, GS. Hunter cho biết thêm: “Các chiến dịch truyền thông giáo dục và sự tham gia của cộng đồng rất quan trọng trong việc làm giảm nơi sinh sản của muỗi ở môi trường xung quanh nhà ở và làm gián đoạn chu kỳ lan truyền bệnh nhưng các nguồn lực thực hiện cần được phân bổ phù hợp để đảm bảo hoạt động giáo dục truyền thông được tiếp tục và được duy trì”.

Gần đây, WHO tuyên bố Zika giống như Ebola không còn là “tình trạng khẩn cấp y tế công cộng gây quan ngại quốc tế” (public health emergency of international concern). Tuy nhiên, đồng tác giả TS. Maha Bouzid nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là căn bệnh này đã bị đánh bại hay những người bị ảnh hưởng sẽ quay trở lại với cuộc sống bình thường. Bà nói: “Tính toán số nước có lan truyền dịch bệnh, các rối loạn thần kinh ở người lớn và hậu quả suốt đời ở trẻ sơ sinh bị dị tật đầu nhỏ (microcephaly) thì còn rất lâu mới kiểm soát được dịch bệnh Zika hiện nay, cùng với gánh nặng toàn cầu đáng kể đối của sốt xuất huyết và sự tái bùng phát gần đây của bệnh sốt vàng da nhấn mạnh sự cần thiết có bằng chứng về các biện pháp can thiệp phòng chống các bệnh do muỗi truyền”

Nghiên cứu này được hỗ trợ một phần kinh phí bởi dự án RESPONSES và Đơn vị nghiên cứu bảo vệ sức khỏe thuộc Viện Nghiên cứu y tế quốc gia (National Institute for Health Research Health Protection Research Unit_ NIHR HPRU) trong “sẵn sàng và ứng phó khẩn cấp” (Emergency Preparedness and Response) của trường Kings College London hợp tác với Public Health England (PHE).

Tài liệu tham khảo

1. Paul Hunter et al. Public health interventions Aedes control in the time of Zikavirus- A meta-review o­n effectiveness of vector control strategiesPLOS Neglected Tropical Diseases, 2016

  

Ngày 06/01/2017
CN. Võ Thị Như Quỳnh và CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ ScienDaily)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích