Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 9 1 4
Số người đang truy cập
2 0 3
 Chuyên đề Côn trùng học
Nọc độc của nhện có thể trở thành liệu pháp điều trị đột quỵ

Ngày 21/3/2017. Nọc độc của nhện có thể trở thành liệu pháp điều trị đột quỵ (Spider venom may offer stroke therapy).Theo nghiên cứu, một loại protein trong nọc độc của nhện có thể giúp bảo vệ não khỏi bị tổn thương sau khi bị một cơn đột quỵ. Các nhà khoa học phát hiện một liều duy nhất của protein Hi1a có hiệu quả trên chuột thí nghiệm "mang lại sự hứa hẹn trong điều trị đột quỵ trong tương lai" nhưng vẫn chưa được tiến hành trong các thử nghiệm ở người. 

Hiệp hội Đột quỵ (The Stroke Association) cho biết nghiên cứu đang ở các giai đoạn đầu nhưng sẽ "hoan nghênh bất kỳ phương pháp điều trị nào có khả năng làm giảm những tổn thương gây ra bởi đột quỵ". Các nhà nghiên cứu của Đại học Queensland và Đại học Monash, đi đến đảo Fraser ở Australia để săn lùng và bắt giữ 3 con nhện hình phểu có khả năng gây chết người ở Australia sau đó họ mang nhện trở về phòng thí nghiệm của họ "để vắt sữa" (for milking). Điều này liên quan đến việc dỗ dành nhện phóng thích nọc độc của nó mà sau đó có thể được hút ra bằng pipet, các nhà khoa học đã cạo một protein trong nọc độc và tái tạo một phiên bản của nó trong phòng thí nghiệm của họ, sau đó họ tiêm Hi1a này vào chuột thí nghiệm. Các nhà nghiên cứu cho biết protein "cung cấp mức độ bảo vệ vượt trội trong vòng 8 giờ sau khi khởi phát đột quỵ". Theo Hiệp hội đột quỵ của Anh, đột quỵ là một cuộc tấn công não xảy ra khi việc cung cấp máu cho phần não bị cắt đứt hoặc có chảy máu não; cứ mỗi 2 giây, một người nào đó trên thế giới sẽ có một cơn đột quỵ; gần 17 triệu người chưa bao giờ bị đột quỵ trước khi bị đột quỵ vào năm 2010; đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ hai, gây ra khoảng 6,7 triệu ca tử vong mỗi năm hay cứ 5 giây có một người chết; gần 1 trong 8 trường hợp tử vong là do đột quỵ; gánh nặng của bệnh tật liên quan đến đột quỵ, khuyết tật và chết sớm được dự báo là tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới


Họ phát hiện protein chặn các kênh ion cẩm nhận axit trong não-một cái gì đó mà các nhà nghiên cứu nói là yếu tố chính của tổn thương não sau đột quỵ, Giáo sư Glenn King, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết protein cho thấy "rất hứa hẹn trong điều trị đột quỵ trong tương lai, chúng tôi tin rằng lần đầu tiên tìm thấy một cách để giảm thiểu những tác động của tổn thương não sau một cơn đột quỵ.Hi1a thậm chí cung cấp một số bảo vệ vùng não cốt lõi bị ảnh hưởng nhiều nhất do thiếu oxy thường được xem là không thể phục hồi do các tế bào chết nhanh chóng được gây ra do đột quỵ", nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học Nga.Tiến sĩ Kate Holmes, Phó giám đốc nghiên cứu tại Hiệp hội đột quỵ, cho biết: "Chúng tôi không có một bức tranh chính xác về những gì xảy ra trong bộ não của con người từ nghiên cứu này do đó hiện không rõ liệu điều này có thể là một lựa chọn điều trị thành công cho con người trong tương lai hay không.Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ phương pháp điều trị nào có khả năng làm giảm các tổn thương gây ra bởi đột quỵ, đặc biệt nếu điều này có lợi cho những người không thể đến bệnh viện nhanh chóng, các phương pháp điều trị hiện nay phải được tiến hành trong môt nữa thời gian giai đoạn này và còn quá sớm để chúng tôi biết liệu nghiên cứu này có thể cung cấp một sự thay thế cho bệnh nhân đột quỵ hay không.Chúng tôi cho rằng đột quỵ cần được điều trị như là một trường hợp khẩn cấp-người bị đột quỵ đi bệnh viện càng sớm và việc điều trị sớm có thể thì điều này có thể cải thiện sự sống còn và giúp phục hồi".

 

 

Ngày 23/03/2017
Ths.Bs Lê Thạnh
(Biên dịch từ bbcnews.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích