Thuốc diệt côn trùng dạng phun DEET và PMD đuổi muỗi hiệu quả nhất
Tin trong nước Ngày 16/02/2017. Science Daily. Thuốc diệt côn trùng dạng phun DEET và PMD đuổi muỗi hiệu quả nhất (DEET and PMD spray-on repellents most effective at repelling mosquitoes). Các nhà nghiên cứu cho biết trong một thị trường đầy các sản phẩm được quảng cáo để chống muỗi, các khách hàng phải sáng suốt để tin vào các thuốc phun diệt côn trùng chứa DEET hay PMD. Trong một nghiên cứu so sánh một vài các sản phẩm diệt muỗi, các thiết bị “có thể mang được” như vòng tay hay vật đuổi muỗi bằng âm thanh cho thấy không hiệu quả trên phạm vi lớn trong chống muỗi Aedes aegypti.
Theo Hiệp hội Côn trùng học Hoa Kỳ (Entomological Society of America), các nhà nghiên cứu ở Trường Đại học Bang New Mexico cho biết trên một thị trường đầy các sản phẩm được quảng cáo là để xua đuổi muỗi, các khách hàng phải sáng suốt để tin vào các thuốc phun diệt côn trùng chứa DEET hay PMD. Trong một nghiên cứu so sánh một vài sản phẩm diệt côn trùng, các thiết bị “có thể mang được” như vòng tay hay vật đuổi muỗi bằng âm thanh được nhận thấy không có hiệu quả lớn trong xua đuổi muỗi Aedes aegypti. Stacy Rodriguez, giám đốc phòng thí nghiệm ở Phòng Thí nghiệm Sinh học Vector Phân tử ở NMSU nói rằng: “Các phát hiện này khá quan trọng đối với các khách hàng bởi vì họ cần nhận thức rằng có các sản phẩm đuổi muỗi có sẵn không đạt hiệu quả. Trong khi các nhãn hiệu của nhiều sản phẩm đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ, một số sản phẩm đơn giản không hoạt động”. Các kết quả của nghiên cứu bởi Rodriguez và các đồng nghiệp sớm được xuất bản trên tạp chí Khoa học Côn trùng của Hội Côn trùng học của Hoa Kỳ. Họ kiểm tra 5 thiết bị có thể mang được (OFF!® Clip-On, PIC® Personal Sonic Mosquito Repeller, Mosquitavert® Repellent Bracelet, Mosquito-No!™ Repellent Bracelet, and InvisabandTM), một cây nến (Cutter® Citro Guard), và 5 loại bình phun (Cutter® Lemon Eucalyptus, All Terrain® Kids Herbal Armor™, Avon® Skin-So-Soft Bug Guard Plus Picaridin, Repel® Sportsmen Max Formula®, and Ben's® Tick & Insect Repellent). Mỗi loại được mang, sử dụng, hay áp dụng đối với người trong một đường hầm gió gần một cái chuồng có 3 ngăn chứa muỗi cái Ae.aegypti. Mỗi chất đuổi muỗi được kiểm tra trong thời gian 15 phút, trong suốt thời gian đó muỗi tự do qua lại từ ngăn giữa của lồng vào ngăn khác gần hơn với người hay ngăn xa hơn. Sau đó, muỗi được đếm trong mỗi ngăn để xác định chúng bị hấp dẫn như thế nào hay không bị thu hút đối với người đang mang chất diệt muỗi đang được kiểm tra. Thiết bị có thể mang được duy nhất đạt hiệu quả trong nghiên cứu là OFF!® Clip-On, có đặc điểm một dụng cụ phun thuốc để bốc hơi hóa chất đuổi muỗi, Metofluthrin. Chất đuổi muỗi bằng âm thanh và vòng tay cho thấy không giảm đáng kể số lượng muỗi. Các nhà nghiên cứu lưu ý trong nghiên cứu: “Mặc dù các thành phần trong một số vòng tay có thể là chất đuổi muỗi, chúng tôi đưa ra giả thuyết rằng nồng độ được phát ra bởi tất cả các vòng tay mà chúng ta đã thử nghiệm quá thấp để đạt hiệu quả”. 5 chất đuổi muỗi dạng phun được thử nghiệm cho thấy giảm đáng kể mặc dù các mức độ giảm khác nhau trong thử nghiệm. Cutter® Lemon Eucalyptus (30% dầu cây khuynh diệp chanh, được biết tên hóa học là PMD) và Ben's® Tick & Insect Repellent (98% DEET) là hiệu quả nhất. “Phát hiện này khẳng định các phát hiện của một vài nghiên cứu khác mà cho thấy DEET và PMD và chất chống muỗi tồn lưu lâu nhất”. Rodriguez và đồng nghiệp của cô cho biết các khách hàng nên tìm chất chống muỗi hiệu quả nhất để tránh muỗi đốt. Họ viết rằng: “Vào thời điểm nơi mà bệnh do vector truyền như Zika là một mối đe dọa thật sự, mối nguy hiểm nhất đối với người tiêu dùng là sự thoải mái giả tạo mà một số chất đuổi muỗi tạo ra để bảo vệ chống lại muỗi Ae.aegypti nhưng chúng thực sự không đưa ra kết quả mong muốn”. Tài liệu tham khảo: Stacy D. Rodriguez, Hae-Na Chung, Kristina K. Gonzales, Julia Vulcan, Yiyi Li, Jorge A. Ahumada, Hector M. Romero, Mario De La Torre, Fangjun Shu, Immo A. Hansen. Efficacy of Some Wearable Devices Compared with Spray-On Insect Repellents for the Yellow Fever Mosquito, Aedes aegypti (L.) (Diptera: Culicidae). Journal of Insect Science, 2017; 17 (1) DOI: 10.1093/jisesa/iew117
|