Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 7 7 3 9
Số người đang truy cập
2 1 4
 Chuyên đề Côn trùng học
“Ruồi tự nhiên” có thể giúp phát hiện các bệnh truyền nhiễm đang nổi

Ngày 28/3/2017. “Ruồi tự nhiên” có thể giúp phát hiện các bệnh truyền nhiễm đang nổi (Living 'flying syringes' could detect emerging infectious diseases). Theo một nghiên cứu mới được xuất bản trên tạp chí eLife, những con ruồi hút máu có thể đóng vai trò là ‘những bơm tiêm biết bay’ để phát hiện các bệnh truyền nhiễm đang nổi trong những động vật hoang dã trước khi chúng lây lan cho con người.

Phát hiện này sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho việc kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm mới và tái bùng phát trên toàn cầu như là các vi-rút Zika và Ebola. Trung bình hàng năm có 7 mầm mống bệnh tật mới được phát hiện và con số này được dự báo sẽ đạt tới 15-20 hàng năm tính đến 2020 do sự tiếp xúc của con người với các loài hoang dã mang bệnh ngày càng gia tăng. Mặc dù đã có những tiến bộ khoa học to lớn nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể dự đoán khi nào, ở đâu và làm thế nào mà dịch bệnh xảy ra. Tác giả nghiên cứu chính là nhà di truyền học tiến hóa Franck Prugnolle, từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS) từ Montpellier, Pháp cho biết: “Đây là một vấn đề y tế công cộng cực kỳ lớn và cấp thiết đòi hỏi các công cụ mới để giám sát tích cực các dịch bệnh và chẩn đoán nhanh các mầm bệnh có liên quan. Chúng tôi muốn nghiên cứu xem liệu các côn trùng hút máu có thê đóng vai trò như là một công cụ lấy mẫu trong môi trường hoang dã, giúp chúng tôi giám sát sự xuất hiện và nổi lên của bệnh truyền nhiễm hay không”. Các biện pháp hiện nay được dùng để nghiên cứu sự lưu chuyển của các mầm bệnh trong các môi trường hoang dã bao gồm việc phân tích những động vật bị bắt làm thức ăn, biện pháp này chỉ cho thấy một phần nhỏ của cuộc sống hoang dã của một khu vực hoặc một biện pháp khác là bẫy trực tiếp những động vật để nghiên cứu sự xuất hiện mầm bệnh trong các cơ quan và mô của chúng, cũng là một biện pháp khó thực hiện và gây nguy hiểm cho các loài vật được bảo vệ.

Nghiên cứu trước đó đã cho thấy DNA từ các động vật chủ và từ mầm bệnh như sốt rét được giữ trong bữa ăn máu của những con ruồi đã thôi thúc Prugnolle và nhóm của ông tìm hiểu xem liệu các bữa ăn máu đó có thể được sử dụng như là một cách thức không xâm lấn (non-invasive), gián tiếp nghiên cứu sự lưu chuyển của các mầm bệnh trong các động vật hoang dã hay không. Trong giai đoạn 16 tuần, họ đã tiến hành một nghiên cứu thực địa tại 4 công viên quốc gia trong rừng của Gabon, Trung Phi, đặt bẫy bắt 3 loại ruồi. Sau đó họ đã phân tích các bữa ăn máu của chúng để xác định nguồn gốc của máu và các loài ký sinh trùng sốt rét bất kỳ xuất hiện. Hơn 4.000 con ruồi đã bị bắt, trong đó 30% - chiếm phần lớn là ruồi tsetse, loài ruồi hoành hành ở châu Phi truyền bệnh ngủ - đã hút no máu. Tác giả đầu Paul-Yannick Bitome-Essono từ CNRS cho biết: “Chúng tôi cho rằng loài ruồi tsetse có thể là một ứng viên tốt trong nghiên cứu vì cả con đực và con cái đều hút máu, chúng có kích thước lớn và dễ bị bẫy, xuất hiện với số lượng lớn ở Trung Phi và là một loài hút máu cơ hội và không có sự ưa thích đặc biệt cụ thể đối với động vật chủ nào do vậy chúng sẽ hút máu nhiều loại động vật hoang dã khác nhau”.

 

Tác giả đầu nghiên cứu Paul-Yannick Bitome-Essono đang thu thập những con ruồi hút máu trong một chiếc bẫy Vavoua tại Công viên Quốc gia Moukalaba-Doudou, Gabon (Credit: Franck Prugnolle)

Bằng cách sử dụng một kỹ thuật mới để nghiên cứu chi tiết DNA máu vật chủ, nhóm này đã xác định được nguồn gốc của 3/4 số mẫu này cho thấy loài ruồi này đã hút máu hơn 20 loài khác nhau từ voi và hã mã tới bò sát và chim. Họ đã phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong gần 9% số bữa ăn máu bao gồm 18 ca mang những loài sốt rét chưa được ghi nhận trước đó, phương pháp này cũng cho phép họ xác định các vật chủ tự nhiên của một số loài sốt rét mà vật chủ ưa thích của chúng trước đó chưa xác định được. Prugnolle cho biết: “Các kết quả này cho thấy rằng những bữa ăn máu no nê trong những con ruồi có thể được sử dụng thành công để phân tích sự đa dạng của những ký sinh trùng sốt rét đã biết”. Ông cho biết thêm rằng bước tiếp theo là nghiên cứu những cách khác để cải thiện biện pháp này với các phương pháp giải trình tự thế hệ mới (next-generation sequencing) và phát hiện mầm bệnh năng suất cao (high-throughput pathogen detection): “Biện pháp giám sát ‘xenosurveillance’ này có thể phát hiện những mầm bệnh trước khi chúng lây lan sang con người, cũng như là sự nổi lên của các bệnh mới trong các động vật hoang dã và có thể đe dọa sự sinh tồn lâu dài của chúng”. 

Ngày 25/04/2017
CN. Nguyễn Thái Hoàng
(Biên dịch từ eLife)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích