Cập nhật thông tin về bệnh tiêu chảy
Cập nhật tháng 5/2017. Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bệnh tiêu chảy (Diarrhoeal disease) là nguyên nhân tử vong thứ hai ở trẻ em dưới 5 tuổi làm cho khoảng 525.000 trẻ em trên thế giới tử vong mỗi năm, tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày làm cơ thể mất nước và mất muối là những chất cần thiết cho sự sinh tồn của cơ thể. Trong quá khứ, hầu hết các trường hợp mất dịch và mất nước nghiêm trọng là nguyên nhân chính gây tử vong do tiêu chảy. Hiện nay, các nguyên nhân khác như nhiễm trùng do vi khuẩn có thể sẽ chiếm tỷ lệ ngày càng cao của tất cả các trường hợp tử vong liên quan đến tiêu chảy, những trẻ em bị suy dinh dưỡng hoặc suy giảm miễn dịch cũng như những người nhiễm HIV có nhiều nguy cơ bị tiêu chảy đe dọa tính mạng. Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi ngoài phân lỏng 3 hoặc nhiều lần hơn mỗi ngày (hoặc đi ngoài thường xuyên hơn bình thường với các cá nhân), khác với tình trạng thải ra thường xuyên phân có hình dạng thì không phải là tiêu chảy cũng không phải là thải ra chất lỏng mà là “phân su” (pasty) của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Tiêu chảy thường là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột có thể được gây ra bởi một loạt các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, nhiễm trùng lây truyền qua nước uống hoặc thực phẩm bị ô nhiễm hoặc từ người này sang người khác như một hậu quả của vệ sinh cá nhân kém. Các can thiệp để ngăn chặn tiêu chảy bao gồm nước uống sạch, sử dụng các công trình vệ sinh được cải thiện và rửa tay bằng xà phòng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tật, tiêu chảy cần được điều trị bằng dung dịch bù nước bằng đường uống (ORS)-một dung dịch gồm nước sạch, đường và muối. Bên cạnh đó, một liệu trình điều trị bổ sung 10-14 ngày viên kẽm 20mg có thể hòa tan rút ngắn thời gian bị tiêu chảy và cải thiện kết quả. Có 3 thể lâm sàng của tiêu chảy: tiêu chảy cấp (acute watery diarrhoea) kéo dài vài giờ hoặc vài ngày như dịch tả (cholera); tiêu chảy cấp cómáu (acute bloody diarrhoea) hay còn gọi là kiết lỵ (dysentery); tiêu chảy mạn (persistent diarrhoea) kéo dài đến 14 ngày hoặc lâu hơn. Mức độ nguy cấp của tiêu chảy (Scope of diarrhoeal disease) Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và bệnh tật trẻ em, chủ yếu do nguồn thực phẩm và nước bị ô nhiễm. Trên thế giới, 780 triệu người không được tiếp cận với nước sạch và 2,5 tỷ người thiếu công trình vệ sinh được cải thiện, tiêu chảy do nhiễm trùng lan rộng khắp các nước đang phát triển. Ở các nước có thu nhập thấp, trẻ em dưới 3 tuổi trung bình bị tiêu chảy 3 lần một năm, mỗi lần bị tiêu chảy lấy đi của trẻ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng và trẻ suy dinh dưỡng thường bị đau ốm do tiêu chảy. Mất nước (Dehydration) Mối đe dọa nghiêm trọng nhất được tạo ra bởi tiêu chảy là mất nước, mỗi lần tiêu chảy nước và các chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, chất nôn, mồ hôi, nước tiểu và hơi thở, mất nước xảy ra khi những mất mát này không được bù đắp. Mức độ mất nước được đánh giá trên thang điểm ba (scale of three): mất nước nghiêm trọng (ít nhất có 2 trong số những dấu hiệu sau đây): thờ ơ/bất tỉnh (lethargy/unconsciousness), mắt trũng sâu (sunken eyes), không thể uống hoặc uống kém (unable to drink or drink poorly), da véo trở lại rất chậm (≥ 2 giây); mất nước ít(2 hoặc nhiều hơn những dấu hiệu sau đây): bồn chồn, khó chịu (restlessness, irritability), mắt trũng sâu, uống hừng hực, khát (drinks eagerly, thirsty);không mất nước (không đủ dấu hiệu để phân loại như mất nước ít hoặc mất nước nghiêm trọng). Nguyên nhân (Causes) Nhiễm trùng (Infection): Tiêu chảy là triệu chứng của nhiễm trùng do các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra, hầu hết là do nước bị ô nhiễm phân. Nhiễm trùng phổ biến hơn khi thiếu công trình vệ sinh môi trường và nước sạch để uống, nấu ăn và giặt giũ. Ở các nước có thu nhập thấp Rotavirus và Escherichia coli là 2 tác nhân gây bệnh phổ biến nhất của tiêu chảy từ trung bình đến nghiêm trọng, các tác nhân gây bệnh khác nhưcryptosporidium và shigella cũng có thể quan trọng, mô hình bệnh nguyên tại vị trí cụ thể cần được xem xét. Suy dinh dưỡng (Malnutrition): Trẻ em chết vì tiêu chảy thường bị suy dinh dưỡng nặng, điều đó làm cho chúng dễ bị tiêu chảy. Mỗi lần bị tiêu chảy làm tình trạng suy dinh dưỡng trẻ thậm chí còn tồi tệ hơn, tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu của suy dinh dưỡng ở trẻ em < 5 tuổi. Nguồn lây (Source): Nước bị ô nhiễm bởi phân người như từ nước thải, bể tự hoại và nhà vệ sinh là sự quan tâm đặc biệt. Phân gia súc cũng chứa các vi sinh vật có thể gây tiêu chảy. Các nguyên nhân khác (Other causes): Bệnh tiêu chảy cũng có thể lây lan từ người này sang người khác và trầm trọng hơn do vệ sinh cá nhân kém, thực phẩm là một nguyên nhân chính khác gây tiêu chảy khi nó được chế biến hoặc lưu trữ trong các điều kiện không vệ sinh, dự trữ nước trong nhà không an toàn và quá trình chế biến cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng, cá và hải sản từ nước ô nhiễm cũng có thể đóng góp cho căn bệnh này. Dự phòng và điều trị (Prevention and treatment) Các biện pháp quan trọng để ngăn ngừa tiêu chảy bao gồm tiếp cận với nước uống sạch; sử dụng các công trình vệ sinh được cải thiện; rửa tay bằng xà phòng; bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời; vệ sinh thực phẩm và cá nhân tốt; giáo dục sức khỏe về cách nhiễm trùng lây lan; chủng ngừa rotavirus. Các biện pháp quan trọng để điều trị tiêu chảy bao gồm bù nước (rehydration) với dung dịch bù nước bằng đường uống (ORS) là một hỗn hợp của nước sạch, muối và đường. Chi phí mỗi lần điều trị với giá chỉ vài cent, ORS được hấp thu ở ruột non và thay thế nước và chất điện giải bị mất trong phân; bổ sung kẽm (zinc supplements) làm giảm thời gian của một lần tiêu chảy tới 25% và có liên quan với việc giảm 30% về khối lượng phân. Bù nước với dịch truyền tĩnh mạch trong trường hợp mất nước nghiêm trọng hoặc shock; thực phẩm giàu dinh dưỡng: vòng tròn luẩn quẩn của suy dinh dưỡng và tiêu chảy có thể bị phá vỡ bằng cách tiếp tục cung cấp các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bao gồm sữa mẹ trong một lần tiêu chảy bằng cách cung cấp một chế độ ăn uống dinh dưỡng bao gồm bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời cho trẻ em khi chúng khỏe; tư vấn với một chuyên gia sức khỏe, nhất là trong việc xử lý tiêu chảy kéo dài hoặc khi có máu trong phân hoặc nếu có những dấu hiệu của mất nước. Đáp ứng của WHO (WHO response) WHO làm việc với các nước thành viên và đối tác nhằm thúc đẩy chính sách và đầu tư quốc gia hỗ trợ xử lý ca bệnh tiêu chảy và các biến chứng của nó cũng như tăng cường tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường ở các nước đang phát triển; tiến hành nghiên cứu phát triển và thử nghiệm các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát mới về tiêu chảy trong lĩnh vực này; xây dựng năng lực thực hiện biện pháp can thiệp dự phòng bao gồm vệ sinh môi trường, cải thiện nguồn nước, xử lý nước tại hộ gia đình và lưu trữ an toàn; phát triển can thiệp mới về y tế như tiêm chủng rotavirus; hỗ trợ đào tạo nhân viên y tế, đặc biệt là ở cấp cộng đồng.
|