Tăng cường phòng chống “dịch bệnh kép” sốt xuất huyết và zika trong năm 2017
Gọi là “dịch bệnh kép” vì sốt xuất huyết và zika đều do muỗi Aedes truyền virus từ người bệnh sang người lành, trong khi nước ta có đủ mặt hai trung gian truyền bệnh là “muỗi vằn” Aedes agypti và “muỗi hổ châu Á” Aedes albopictus. Để ngăn chặn sự phát triển dịch bệnh trongnăm nay, ngày 8/5/2017 Bộ Y tế (MOH) đã có công văn số 2381/BYT-DP về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và Zika trên phạm vi cả nước. Dịch bệnh phát triển mạnh ở phía nam Theo Bộ Y tế (MOH), trong 4 đầu năm 2017cả nước ghi nhận 23.000 ca mắc và 8 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết,mặc dù số mắc sốt xuất huyết giảm 20% so với cùng kỳ 2016 nhưng lại gia tăng cục bộ ở một số tỉnh/thành phố miền Nam(Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang,TP. Hồ Chí Minh…); miền Trung-Tây Nguyên (Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đắk Lắk...); đồng thời ghi nhận rải rác số ca nhiễmvirus Zika ở một số tỉnh/thành miền Nam và miền Trung, cao nhất là Tp. Hồ Chí Minh. Như vậy, ngay từ đầu năm 2017 cũng như cùng kỳ năm trước cả 2 dịch bệnh này dường như chỉ tập trung ở phía Nam nhất là vào mùa mưa thuận lợi cho các vector truyền bệnh phát triển mạnh. “Dịch bệnh kép” này tập trung chủ yếu ở khu vực miền Nam và miền Trung là do đặc điểm khí hậu 2 khu vực này nắng nóng quanh năm so với miền Bắc (có mùa đông kéo dài 3-4 tháng,nhiệt độ <170C), mùa mưa kéo dài hơn, nhiều kênh rạch hay ổ nước tù đọng hơn cùng điều kiện môi trường thuận lợi cho các loài muỗi trung gian truyền bệnh phát triển. “Dịch bệnh kép” sốt xuất huyết và zika luôn song hành với điều kiện môi trường và khí hậu thuận lợi cho muỗi truyền bệnh Aedes phát triển và sinh sản
Tuy nhiên, sự bùng nổ dịch bệnh sốt xuất huyết không hẳn tùy thuộc vào điều kiện môi trường mà còn liên quan đến những nguyên nhân khác như điều kiện miễn dịch chẳng hạn. Theo số liệu của MOH năm 2016, số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần năm 2015 nhưng lại bùng phát mạnh ở Tây Nguyên làm cả hệ thống chính trị phải và cuộc có thể Tây Nguyên sốt xuất huyết không lưu hành phổ biến như miền Nam nhưng do những năm gần đây miễn dịch cộng đồng thấp nên dễ bùng phát mạnhkhi có dịch. Cùng với sốt xuất huyết, các tỉnh thành miền Trung và miền Nam cũng phát hiện trên 200 ca nhiễm virus zika, trong đó gần 30 ca nhiễm ở phụ nữ mang thai trong năm 2016.
Việc kiểm soát số ca nhiễm zika dường như khó khăn hơn khi đến nay virus gây bệnh này luôn sẵn có trong cộng đồngcùng sự hiện diện của cả 2 vector truyền bệnh Aedes agypti và Aedes albopictus, nên chỗ nào có sốt xuất huyết thì chỗ đó có zika và cần chủ động dự phòng tích cực để ngăn chặn sự tác động sức khỏe của “dịch bệnh kép” này. Mặc dù ngoài đường lây truyền qua muỗi Aedes, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng còn có một số đường lây truyền khác như đường tình dục, đường máu, lây truyền từ mẹ sang con… nhưng đường lây truyền qua muỗi vẫn là chủ yếu nên cần phát động các chiến dịch diệt muỗi và loại bỏ các ổ phát sinh loăng quăng/bọ gậy để phòng chống cả sốt xuất huyết và zika. Hình 3
Tóm tắt công văn chỉ đạo của Bộ Y tế Bộ Y tế chỉ đạo chính quyền và đoàn thể các cấp, Sở Y tế, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Tài chính đối phó với “dịch bệnh kép” do muỗi truyền theo một sốnội dung sau: - UBND các cấp chỉ đạo và huy động các ban ngành, đoàn thểvận động cộng đồng loại bỏ các vật dụng phế thải nơi sinh sản của muỗi như lốp xe, vỏ đồ hộp, gáo dừa, chai, lọ...) để loại bỏ nơi sinh sản của muỗi; đậy kín các dụng cụ chứa nước mưa, nước sinh hoạt, thường xuyên thay nước bình hoa để muỗi không vào đẻ trứng; thả cá vào các dụng cụ chứa nước có thể để cá ăn loăng quăng/bọ gậy; tổ chức các chiến dịch huy động người dân tự diệt loăng quăng, bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết và Zika. - Sở Y tế các tỉnh/thành phố thực hiện triệt để chỉ đạo của Bộ Y tế tại các hội nghị phòng chống dịch, hướng dẫn chuyên mônvề phòng chống sốt xuất huyết và zika; trong đó giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh để tiến hành xử lý ổ dịch kịp thời; phun hóa chất diệt muỗi tại ổ dịch đúng kỹ thuật, 2-3 lần cách nhau 1 tuần để xử lý triệt để các ổ dịch; đảm bảo 100% các hộ gia đình và 100% các phòng, các tầng trong nhà được phun thuốc theo chỉ đạo của ngành y tế. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân,điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; thực hiện tốt phân loại bệnh nhân, phân tuyến điều trị, tránh hiện tượng bệnh nhân đến bệnh viện muộn không được cấp cứu điều trị kịp thời hoặc gây quá tải bệnh viện.Tổ chức tập huấn về công tác giám sát bệnh nhân, giám sát côn trùng, kỹ thuật phun hóa chất, diệt lăng quăng/bọ gậy, xử lý ổ dịch, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng, cộng tác viên; tập huấn về phác đồ điều trị, xử lý cấp cứu bệnh nhân cho cán bộ y tế làm công tác điều trị bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân tại tất cả các tuyến. Đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị để triển khai các hoạt động phòng chống dịch chủ động đạt hiệu quả. Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động diệt muỗi truyền bệnh
- Sở Thông tin và truyền thông phối hợp với ngành y tế triển khai mạnh mẽ các hoạt động tuyên truyền tới người dân trong cộng đồng về các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy, nằm màn, chống muỗi đốt và phối hợp với cơ quan y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi tại các hộ gia đình;hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị bệnh tại nhà. - Sở Tài chính chủ động cấp kinh phí ngay từ đầu năm để triển khai các hoạt động giám sát, truyền thông, tập huấn, trả công người đi phun hóa chất, bồi dưỡng người tham gia chống dịch và các hoạt động phòng chống dịch bệnh khác. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu chỉ đạo tại Lễ phát động chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi lăng quăng phòng, dịch bệnh vi rút Zika và sốt xuất huyết”
Chỉ đạo của MOH tuy không mới nhưng là giải pháp bắt buộc cần thực hiện rộng rãi, nhất là hiện đang bước vào mùa hè là thời điểm dịch bệnh do muỗi truyền (vector-born diseases) như sốt xuất huyết và zika phát triển mạnh.Cùng các biện pháp diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt theo chỉ đạo của ngành y tế, cộng đồng cần tìm hiểu các đường lây truyền bệnh khác để chủ động phòng tránh nhất là khả năng nhiễm zika ở phụ nữ mang thai. Chủ động phòng chống muỗi đốt cũng là biện pháp hiệu quả và bền vững nhất để bảo vệ mình và cộng đồng của mình khi cả 2 dịch bệnh này đều chưa có vaccine phòng chống và chưa có thuốc đặc trị.
|