WHO lạc quan về khống chế dịch bệnh Ebola tại DRC
Ngày 21/5/2017.GENEVA-Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lạc quan về khống chế dịch bệnh Ebola tại DRC (WHO Optimistic on Controlling DRC Ebola Outbreak),Trưởng khu vực châu Phi của WHO cho biết triển vọng khống chế nhanh chóngsự lây lan của virus Ebola gây tử vong ở Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) rất khả quan.Mặc dù không chủ quan với những khó khăn phía trước trong việc sớm chấm dứtvụ dịch Ebola bùng phát mới đây nhưng Matshidiso Moeti nói với VOA rằng bà “rất khích lệ" tốc độ chính phủ cùng các đối tác trong nước và quốc tế đáp ứng với khủng hoảng dịch bệnh này: "Tôi khá lạc quan vì đây là chính phủ có kinh nghiệm về vấn đề này và đã khởi đầu rất nhanh khi chúng tôi đã xuất hiện cùng với các đối tác, chúng tôi đang nhận được hỗ trợ hậu cần từ WFP (Chương trình lương thực thế giới) và sứ mệnh của U.N".WHO báo cáo 29 ca nghi ngờ (suspected cases), trong đó có 3 tử vong do Ebola được phát hiện ở vùng sâu vùng xa của DRC vào 22/4/2017. Virus gây chết người này gây sốt, chảy máu, nôn mửa, tiêu chảy, dễ dàng lây lan qua các chất dịch của cơ thể và có thể giết chết hơn 50% nạn nhân.Đây là vụ dịch Ebola thứ 8 được ghi nhận ở DRC kể từ năm 1976, dịch bệnhnày lần đầu tiên được phát hiện ở tỉnh Bas-Uele, một khu vực rừng rậm ở đông bắc Congo gần biên giới với Cộng hòa Trung Phi. Likati, cộng hòa dân chủ Công (DRC) Vụ dịch được cách ly (Outbreak isolated) Moeti ví von sự xa xôi của khu vực là "hỗn hợp của điều may mà không may", bà cho rằng ít có khả năng “lan rộng nhanh chóng dịch bệnh đến các địa phương khác do tình trạng di dânnhư đã xảy ra ở Tây Phi, mặc dù chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ Cộng hòa Trung Phi,nơi mà lo ngại có sự bất an ở đó". Bà cho biết rất khó để triển khai và thực hiện các cuộc giám sát hoặc điều tra trong khu vực này vì mạng lưới đường bộ ở đó không phát triển tốt và "chúng tôi phải lái xe trên một chặng đường dài, không phải ngồi trong chiếc xe ô ta mà phải sử dụng xe máy". Để khắc phục điều này, chính phủ đã thiết lập một dải đất cho phép trực thăng bay chở các chuyên gia và vật liệu cần thiết để đối phó với cuộc khủng hoảng này.Moeti là bác sĩ Nam Phi thay thế Luis Gomez Sambo của Angola làm người đứng đầu WHO tại châu Phi vào tháng 1/2015 sau khi ông này bị chỉ trích vì lãnh đạo yếu kém trong xử lý vụ dịch Ebola ở Tây Phinăm 2014.WHO bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì phản ứng chậm chạp và cứng nhắc với vụ dịch chưa từng có này, vào thời điểm WHO tuyên bố dịch bệnh Ebola cuối tháng 1/2016 virus chết người này đã giết chết 11.315 người ở 3 quốc gia Tây Phi bao gồm Liberia, Sierra Leone và Guinea. Kinh nghiệm được sử dụng (Experience put to use) Trong chuyến viếng thăm gần đây tới Kinshasa, bà Matshidiso Moeti cho biết bà đã thấy những bài học khó khăn đã được rút ra từ kinh nghiệm bi thảm này đã được áp dụng ở DRC: "Điều tôi quan sát thấy là chính phủ cấp trung ương đã nhanh chóng rời nơi làm việc để đến vùng sâu vùng xa này vì vậy họ đã điều một đội từ Kinshasa trong vòng 1 hoặc 2 ngày từ khi nhận được cảnh báo này đến phối hợp cùng với cấp tỉnh khẩn trương điều tra".Moeti đang dẫn đầu một quá trình cải cách để chuyển đổi WHO ở khu vực châu Phi thành cái mà bà gọi là "tổ chức đáp ứng có trách nhiệm, hiệu quả và minh bạch hơn".Bà nói với đài VOA rằng quá trình này là một phần nỗ lực cải cách toàn cầu của WHO và bà sẽ đưa ra kế hoạch này trong một sự kiện bên lề vào 22/5 là ngày khai mạc Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) năm nay.Bà cho biết chương trình cải cách tập trung phần lớn vào việc làm thế nào để cải thiện các biện pháp nhằm giải quyết nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp khẩn cấp và các bệnh truyền nhiễm: "Như chúng ta thấy rõ, khi dịch bệnh Ebola bùng phát nó có thể nhanh chóng biến thành một khủng hoảng nhân đạo to lớn với tất cả các loại tác động". Trong bối cảnh cải cách y tế còn lâu mới được hoàn thiện, Moeti cho biết thêm: "Tôi thực sự hài lòng khi bắt đầu thấy những thay đổi mà chúng tôi thực hiện đã tạo ra sự khác biệt trong hoạt động của mình như thế nào".
|