Một loại thuốc có thể làm giảm sự lây lan của ký sinh trùng sốt rét
Đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc khống chế bệnh sốt rét. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hai vấn đề đáng lo ngại rằng các thuốc điều trị hiện tại không thể ngăn chặn sự lây truyền ký sinh trùng gây bệnh và ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) thường trở nên đề kháng với các thuốc sốt rét theo thời gian gần đây công bố. Theo một nghiên cứu mới do các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y tế Đại học Columbia (CUMC) cho biết hiện có một loại hợp chất có thể giải quyết cả hai vấn đề này. Các hợp chất này được gọi là hexahydroquinolin (HHQs), có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa sự lây lan KSTSR Plasmodium falciparum từ một vật chủ bị nhiễm bệnh (một mô hình ở chuột) tới muỗi. Thêm một lợi ích nữa, KSTSR trở nên kháng với HHQs cũng nhạy cảm với một số thuốc điều trị sốt rét ưu tiên được sử dụng rộng rãi. TS. David A. Fidock, giáo sư về vi trùng học và miễn dịch học của ĐH C.S. Hamish và là giáo sư y khoa tại CUMC cho biết việc xác định các hợp chất này là một bước tiến đầy hứa hẹn. HHQs và các thuốc sốt rét hiện có có thể là một “cú đấm mạnh mẽ” vào hai vấn đề không mong muốn xảy ra cùng với nhau, có tác dụng ngăn không cho một người mang KSTSR truyền nó đi kèm với vết đốt muỗi tiếp theo và làm cho KSTSR kháng thuốc trở nên khó khăn hơn. Nghiên cứu được công bố ngày 14 tháng 8 trong ấn bản của tạp chí Nature Microbiology. Hầu hết các thuốc sốt rét nhắm vào đích KSTSR khi chúng nhân lên bên trong tế bào hồng cầu, gây ra các triệu chứng như sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi ở người. Các loại thuốc này, kết hợp với các biện pháp khống chế muỗi, đã làm giảm một nửa gánh nặng bệnh sốt rét trên toàn cầu kể từ năm 2000. Hình 1
Nếu chúng ta hy vọng đạt được tiến bộ hơn nữa, thì điều quan trọng là chúng ta phải làm giảm sự lây truyền, đặc biệt là ở những nơi có tỷ lệ lây nhiễm cao, ví dụ như ở các khu vực của châu Phi, nơi mà mỗi cá nhân có thể bị nhiễm bệnh tới 1.500 lần mỗi năm cho dù đã có thuốc, vaccine đang thử nghiệm, hoặc công nghệ di truyền của muỗi chuyển gen. TS. Manu Vanaerschot, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ về vi sinh học và miễn dịch học tại CUMC nói rằng một bệnh nhân sốt rét được điều trị bằng các thuốc thông thường có thể còn mang ký sinh trùng sốt rét và có thể lây truyền trong vài tuần sau khi điều trị (có thể do kháng thuốc). Trong thời gian đó, bệnh nhân có thể là một nguồn lây nhiễm thông qua muỗi mà đến lượt nó lây nhiễm sang các cá nhấn khác. Hình 2
Chỉ có một loại thuốc được cấp phép là primaquine, có thể ngăn ngừa sự lây truyền bệnh sốt rét, nhưng nó tương đối độc ở những người thiếu enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD). Khoảng 30% bệnh nhân ở vùng sốt rét bị thiếu enzym này, nên dẫn đến hạn chế việc sử dụng primaquin trên cộng đồng đó. Trong nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 3.825 hợp chất với hoạt tính đã biết chống lại bệnh giai đoạn sinh sản vô tính trong hồng cầu, khi vỡ hồng cầu, gây ra cơn sốt. Ba hợp chất của các HHQs làm giảm đáng kể việc sinh sản của ký sinh trùng có thể truyền bệnh trong thử nghiệm này. Trong các thử nghiệm với muỗi đang hút máu và ở những con chuột bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét, các hợp chất này cũng làm giảm số lượng muỗi mang ký sinh trùng có thể lây lan được. Hình 3
Thật bất ngờ, các hợp chất này cũng làm cho một số thuốc sốt rét hiện có mạnh hơn. HHQs tác động bằng cách ngăn ngừa KSTSR sử dụng hemoglobin của vật chủ như là một nguồn thức ăn. Các loại thuốc sốt rét hiện có đang được cho là có tác động đến giai đoạn sau của cùng một quá trình. TS. Fidock cho biết hai loại thuốc tạo ra những gì mà chúng ta gọi là chống lại những áp lực chọn lọc. Khi ký sinh trùng phát triển đề kháng với một loại thuốc nó sẽ trở nên ảnh hưởng hơn tới một loại thuốc khác (?). Điều này làm cho KSTSR khó có thể đột biến và trở nên kháng thuốc. Hình 4
TS. Fidock và các đồng nghiệp của ông hiện đang nghiên cứu làm thế nào để nâng cao hiệu lực của HHQs và biến các hợp chất này thành một loại thuốc để thử nghiệm trên lâm sàng. Nghiên cứu này có tựa đề "Hexahydroquinolines là thuốc sốt rét có khả năng ngăn chặn sự lây truyền và có tác động ở giai đoạn trong máu”
|