|
Ảnh-Yasin Arfat, 6 tuổi bị bệnh bạch hầu đang nằm trên giường tại phòng khám của MSF (Medecins Sans Frontieres) gần Cox |
Dịch hạch tấn công người tỵ nạn Rohingya ở Bangladesh
Tại trại tị nạn Balukhali ở Bangladesh, nước dơ, các khu nhà chật chội và điều kiện khắc nghiệt tạo ra môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh có thể phòng ngừa được với ước tính khoảng 650.000 người Hồi giáo Rohingya - những người đã chạy trốn cuộc xung đột ở nước láng giềng Myanmar. Trong khi 900.000 liều vaccin phòng bệnh tả đã được phân phối bởi hơn 200 đội tiêm chủng lưu động, thì một bệnh truyền nhiễm lây lan khác là bạch hầu đã xuất hiện. Bà Kate Nolan, điều phối viên khẩn cấp của nhóm trợ giúp quốc tế thuộc Thầy thuốc không biên giới cho biết bệnh bạch hầu là một căn bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine. Đó là một minh chứng cho thấy người Rohingya đang sống ở những khu định cư tạm thời ở đây có ít cơ hội tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ tại nơi sinh sống của họ ở Myanmar.Bệnh bạch hầu thường gây ra sự hình thành một màng màu xám trắng xám trong cổ họng hoặc mũi. Nhiễm trùng gây tắc nghẽn đường thở và gây ra tổn thương cho tim và hệ thần kinh. Tỷ lệ tử vong gia tăng nếu không kháng độc tố bạch hầu.
Ảnh - Những người tỵ nạn Rohingya bị bệnh bạch hầuđang điều trị tại một phòng khám MSF gần Cox’s Bazar, Bangladesh, ngày 18 tháng 12 năm 2017.
Tiến sĩ Navaratnasamy Paranietharan, Đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) tại Bangladesh cho biết: "Đây là một quần thể cực kỳ dễ bị tổn thương và có tỷ lệ tiêm chủng thấp, sống trong các điều kiện có thể là môi trường tốt cho các bệnh truyền nhiễm như tả, sởi, rubella và bạch hầu. Ngành y tế Myanmar được đánh giá là một trong những nước có điều kiện xấu nhất trên thế giới, đặc biệt ở các vùng dân tộc thiểu số, nơi xung đột và đói nghèo đã làm chậm sự phát triển y tế. Những người tị nạn Rohingya đã trốn khỏi bang Rakhine phía bắc Myanmar sau khi các phần tử nổi dậy tấn công lực lượng an ninh vào cuối tháng 8, khiến cho một cuộc đàn áp quân sự được mô tả là thanh lọc sắc tộc. Chăm sóc sức khỏe “ không đáp ứng nhu cầu” Chính phủ Myanmar phủ nhận đã tham gia vào việc thanh lọc dân tộc và nhấn mạnh rằng phần lớn bạo lực và sự đốt cháy các ngôi làng ở Rohingya đã được thực hiện bởi các chiến binh người Rohingya đã tấn công các lực lượng an ninh Myanmar. Chuyên gia về Rohingya-Chris Lewa của Dự án Arakan, một tổ chức nhân quyền theo dõi và giám sát tình hình cho biết: “Các cơ sở chăm sóc sức khoẻ dành cho người Rohingya ở bang Rakhine là yếu kém và chỉ một số lượng nhỏ các nhu cầu được đáp ứng, ngay cả trước khi xảy ra các vụ tấn công vào tháng 8”. Theo Lewa, người Rohingya nghèo khổ ở bắc Rakhine nói rằng họ bị phân biệt đối xử bởi các nhân viên y tế Myanmar tại các bệnh viện của chính phủ và phải đối mặt với những hạn chế đi lại nghiêm ngặt khi đi đến các cơ sở chăm sóc sức khoẻ.
Ảnh - Trẻ em Rohingya tập trung tại trại Dar Paing dành cho những người tị nạn Hồi giáo, phía bắc Sittwe, bang Tây Rakhine, Myanmar.
Lewa chỉ ra tại quận Maungdaw của Myanmar, nơi mà quân đội tiến hành cái gọi là "hoạt động thanh lọc" theo sau các vụ tấn công gây chết người vào năm ngoái. "Các cơ sở y tế do các tổ chức phi chính phủ quốc tế (INGOs) thành lập ở Maungdaw đã bị đốt cháy sạch, điều này sẽ làm cho họ khó khăn hơn nếu họ được phép quay trở về", Lewa nói thêm. Hiện tại, INGOs không được phép ở các khu vực bên ngoài Maungdaw. Tổ chức Thầy thuốc không biên giới đã đáp ứng tới sự lan rộng nhanh chóng của bệnh bạch hầu ở quốc gia láng giềng Bangladesh bằng cách chuyển đổi một trong những cơ sở điều trị nội trú cho bà mẹ và trẻ em của mình thành nơi lưu trú tạm ở Balukhali và tại một địa điểm điều trị nội trú khác, thành các trung tâm điều trị. Nolan cho biết: "Sự xuất hiện của căn bệnh này là một mối quan tâm bởi vì nó góp phần vào tình trạng y tế công cộng bấp bênh hiện tại mà chúng ta bắt gặp trong những khu định cư tạm thời. Theo dõi người mang mầm bệnh Hiện tại, những người mang mầm bệnh tiềm năng phải nhận được kháng độc tố và thuốc kháng sinh để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn và giết chết nó. Bác sĩ Thomas Hansen cho biết: "Chúng tôi cần phải phát hiện tất cả trường hợp nghi ngờ trong các trại tỵ nạn và bắt đầu điều trị cho họ bằng kháng sinh và cách ly họ trong vòng 48 giờ”. Vì bệnh dịch hạch dễ lây lan qua các giọt nước khi hắt hơi và ho nên các đội y tế được giao nhiệm vụ theo dõi sự cách ly ban đầu với những người thăm viếng gia đình bệnh nhân để theo dõi và điều trị cho những người có thể đã tiếp xúc với người bệnh trong cộng đồng.
Ảnh - Trẻ em tỵ nạn Rohingya đang chơi đùa tại trại tị nạn Palongkhali gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 22 tháng 12 năm 2017.
Tổ chức Thầy thuốc không biên giới và các đối tác y tế như Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đang hợp tác để cách ly các ca bệnh nghi ngờ. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân viên y tế là phải đi đến những nơi xa xôi là những nơi có khả năng xảy ra dịch bệnh. Với sự gia tăng đột ngột của 650.000 người tỵ nạn nên việc giải phóng mặt bằng mới đã dẫn đến việc các ngôi nhà được xây dựng tốt hơn xa những trục đường chính. Ông Dagne Hordvei-Trưởng nhóm củaTổ chức Chữ thập đỏ Na Uy nói: "Họ sống trong những khu vực khó tiếp cận và bạn không thể tiếp cận họ bằng ôtô hoặc Tom Toms ( xe taxi ba bánh) vì không có đường xá, vì vậy họ sẽ phải đưa bệnh nhân tới nơi họ có thể điều trị". Chúng tôi có một thoả thuận với [Thầy thuốc không biên giới] là chúng tôi lấy bệnh nhân bị bệnh sởi từ họ, và họ lấy bệnh nhân bạch hầu, với rất nhiều hoạt động đi ra ngoài cộng đồng để cố gắng làm giảm tốc độ lan rộng bệnh bạch hầu." Chiến dịch chủng ngừa Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Bangladesh đang cùng với TCYTTG, Quỹ Cứu trợ Nhi đồng của Liên Hiệp Quốc (UNICEF) và các đối tác y tế khác thực hiện một chiến dịch tiêm vaccine để phòng ngừa sự bùng phát dịch bệnh bạch hầu trong tương lai, có vẻ như ít nhất một vài thế hệ tiếp theo của Rohingya sẽ được bảo vệ tránh khỏi những căn bệnh có thể phòng ngừa. "Chúng tôi đang làm việc với các đối tác để đảm bảo rằng hướng dẫn lâm sàng là có sẵn cho nhân viên y tế và có đủ giường bệnh và thuốc cho những người bị bệnh, nhưng cách duy nhất để kiểm soát vụ dịch này là bảo vệ người dân, đặc biệt là trẻ em, thông qua tiêm chủng, "ông Paranietharan của TCYTTG cho biết. Tính đến ngày 21 tháng 12, Tổ chức thầy thuốc không biên giới ghi nhận được hơn 2.000 ca nghi ngờ bệnh bạch hầu ở các cơ sở y tế, và con số này đang tăng lên hàng ngày. Hầu hết các bệnh nhân đều ở độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi. Hơn 20 người Rohingya ở Bangladesh đã chết vì căn bệnh này.
|