Một số thông tin liên quan đến lịch sử sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh truyền nhiễm và là bệnh do vector truyền nguy hiểm nhất thế giới hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nếu như các tài liệu viết về lịch sử của bệnh sốt rét thì nhiều thì thông tin của bệnh sốt xuất huyết Dengue vẫn còn khiêm tốn, chủ yếu là các tài liệu bằng tiếng nước ngoài như Anh, Ý và Ả Rập. Nguồn gốc của từ “dengue” không rõ ràng, nhưng một giả thuyết là nó bắt nguồn từ cụm từ tiếng Swahili "Ka-dinga pepo", có nghĩa là "cơn co giật giống như chuột rút gây ra bởi một tinh thần xấu xa". Từ "dinga" của tiếng Swahili có thể có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha là "dengue" có nghĩa là khó tính hoặc cẩn thận, mô tả cách đi của một người bị đau trong xương vì sốt dengue. Nô lệ ở vùng Tây Ấn đã mắc bệnh sốt xuất huyết và căn bệnh này được gọi là "Dandy fever". Kỷ lục đầu tiên về trường hợp sốt dengue có thể xảy ra là trong một Bách khoa toàn thư từ thời nhà Tần (265-420 AD), gọi là "chất độc nước" liên quan đến côn trùng bay. Các bệnh dịch sốt Dengue được công nhận lần đầu tiên xảy ra gần như đồng thời ở các châu Á, châu Phi và khu vực Bắc Mỹ vào những năm 1780, ngay sau khi nhận dạng và đặt tên bệnh vào năm 1779. Báo cáo trường hợp xác nhận lần đầu tiên được đưa ra từ năm 1789 và là do Benjamin Rush, người đã đặt ra thuật ngữ "Cơn sốt đứt gãy" vì các triệu chứng đau cơ và đau khớp. Hình 1
- Năm 1906, Bancroft đã chứng minh vector truyền bệnh là muỗi vằn có tên khoa học Aedes aegypti; - Từ năm 1920 nhiều dịch lớn không gây tử vong xảy ra ở Hy Lạp, Nam Phi, châu Úc, Nhật Bản và Mỹ; - Năm 1944-1945: Sabin phân lập ra virus Dengue ở Hawaii và New Guinea (type 1và 2); - Năm 1954: Florancis Quintos và cộng sự mô tả bệnh ở Philippin và xem là bệnh ở thành phố, đa số ca mắc là ở khu người nghèo, bệnh chỉ xảy ra vài tháng trong năm; - Năm 1956: Dịch lớn xảy ra ở Manila, Philippin với trẻ em mắc nhiều, bắt đầu bằng biểu hiện lâm sàng có sốt, hội chứng xuất huyết và suy về tuần hoàn, tỷ lệ tử vong khoảng 10%. Ở Thái Lan, dịch xảy ra nặng ở Băng Cốc và cũng năm này Hammon và Sather phân lập 2 type mới (type 3 và 4); - Từ năm 1953-1964: Dịch phát triển ở vùng Đông Nam Á như ở Philippin, Thái Lan (năm 1958, chết 8,3%), ở Malaysia chết 8,2%, Việt Nam, Singapore, Myanmar, Campuchia,Lào, Calcutta (Ấn Độ), Indonesia và các đảo ở ven Thái Bình Dương; - Từ thập kỷ 80 đến nay, dịch phát triển tăng dần lên ở Đông Nam Á nhiệt đới, bao gồm bán đảo Đông Dương và Ấn Độ Dương, ở Trung và Nam Mỹ, các đảo Thái Bình Dương và các đảo Caribe, đặc biệt là Cuba. Căn bệnh về virus và sự lây lan của muỗi chỉ được giải mã vào thế kỷ 20. Tác động kinh tế xã hội của các cuộc chiến tranh thế giới thứ II dẫn đến sự gia tăng lan rộng trên toàn cầu qua các số liệu dịch tễ học sốt Dengue. Ngày nay, khoảng 2,5 tỷ người, chiếm 40% dân số thế giới đang sống ở những nơi có nguy cơ lây truyền bệnh SXHD. Dengue lan rộng đến hơn 100 quốc gia ở châu Á, Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi và vùng Caribe.
Hình 2
Gánh nặng một số bệnh do muỗi Aedes truyền phổ biến trên thế giớiSốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm vi rút cấp tính rất nguy hiểm, được lan truyền từ người bệnh sang người lành chủ yếu thông qua muỗi cái Ae. aegypti và Ae. albopictus nhiễm virus. Tác nhân gây bệnh là do vi rút Dengue thuộc họ Flaviviridae gồm có 4 type huyết thanh khác nhau: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng, nên biện pháp phòng chống hiệu quả hiện nay là ngăn chặn và kiểm soát véc tơ. Dựa vào mức độ của bệnh, TCYTTG phân chia SXHD thành ba mức độ gồm SXHD, SXHD có dấu hiệu cảnh báo và SXHD nặng. Bệnh SXHD là hội chứng lành tính, song nếu xảy ra biến chứng khả năng gây tử vong cao như ở Ấn Độ, Indonesia và Myanmar tỷ lệ tử vong từ 3-5%. Bệnh ảnh hưởng nặng ở các nước châu Á, là một trong những nguyên nhân hàng đầu nhập viện và tử vong ở trẻ em. Trong những thập niên 1950 và 1960, hầu hết các quốc gia Trung và Nam Mỹ đã thành công trong việc phòng chống dịch bệnh do loại trừ được véc tơ truyền bệnh Ae. aegypti. Tuy nhiên ở châu Á, mặc dù áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát véc tơ nhưng không thành công. SXHD nặng đã xuất hiện ở một số quốc gia châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Từ những năm 1950 đến những năm 1970, SXHD nặng đã được báo cáo ở một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Philipin và Thái Lan. Trong những năm 1980, tỷ lệ mắc gia tăng rõ rệt và vi rút mở rộng phân bố đến các đảo Thái Bình Dương và vùng nhiệt đới châu Mỹ. Sau đó, xâm nhập vào hầu hết các quốc gia nhiệt đới trong thập niên 1980, do nhiều quốc gia đã xóa bỏ chương trình loại trừ muỗi Ae. aegypti vào đầu những năm 1970. Lan truyền bệnh và tầng suất bệnh gia tăng là kết quả của sự lưu hành nhiều chủng vi rút ở châu Á. Điều này mang lại sự lưu hành SXHD ở các đảo Thái Bình Dương, vùng Caribbe, Trung và Nam Mỹ.Như vậy,chưa đầy20 năm, đến 1998, vùng nhiệt đới châu Mỹ và các đảo Thái Bình Dương từ không lưu hành bệnh đã trở thành vấn đề SXHD nặng. Hình 3
Mở rộng địa lý lan truyền SXHD hoặc phục hồi các hoạt động phòng chống SXHD được ghi nhận ở Bhutan, Nepal, Đông Timor, Hawaii(Mỹ), quần đảo Galapagos(Ecuador), Đảo Phục Sinh(Chile), và đặc khu hành chính Hồng Kông và Macao (Trung Quốc)từ năm 2001-2004. Có 9 đợt bùng phát dịch SXHD xảy ra phía bắc Queensland, Australia, trong 4 năm 2005-2008. Cứ 10 năm, số ca mắc SD/SXHD trung bình hàng năm báo cáo với TCYTTGtiếp tục gia tăng theo cấp số nhân. Từ năm 2000 đếnnăm 2008,số ca mắc trung bìnhhàng năm là 1.656.870 ca, cao gần 3,5 lần so với số ca mắc trong giai đoạn 1990-1999, là 479.848 ca. Năm 2008, có 69 quốc gia khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và châu Mỹ báo cáo hoạt động sốt xuất huyết. Từ năm 2001-2008, có 1.020.333 ca mắc và 4.798 ca tử vong ghi nhận tại Campuchia, Malaysia, Philipin và Việt Nam. Đây là bốn quốc gia trong khu vực có số mắc và tử vong cao nhất. Tất cả 4 type vi rút Dengue hiện đang lưu hành ở khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Tuy nhiên, do phát hiện sớm và quản lý ca bệnh tốt nên tỷ lệ ca tử vong được báo cáo đã giảm hơn nhiều trong những năm gần đây so với số ca tử vong ở những thập niên trước năm 2000.
Hình 4
Theo báo cáo mới nhất của TCYTTG, số mắc SXHD tiếp tục gia tăng và ước tính có khoảng 3,9 tỷ người sống ở 128 quốc gia có nguy cơ nhiễm, với 390 triệu người nhiễm hàng năm, chủ yếu là trẻ em và khoảng 2,5% người tử vong trong số 500.000 trường hợp SXHD mức độ nặng nhập viện. Những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, với số ca mắc trong năm 2008 là 1,2 triệu ca tăng lên hơn 3,2 triệu ca trong năm 2015 và hiện đang tiếp tục gia tăng. Trong năm 2015, riêng khu vực châu Mỹ ghi nhận 2,35 triệu ca, trong đó 10.200 ca SXHD nặng với 1.181 ca tử vong. Không chỉ gia tăng số ca mắc mới mà bệnh còn lan rộng ra nhiều vùng địa lý với nhiều ổ dịch đang xảy ra. Mối đe dọa có thể bùng phát dịch SXHD hiện đang tồn tại ở châu Âu như lan truyền tại chỗ được ghi nhận lần đầu tiên ở Pháp và Croatia năm 2010 và số ca nhập khẩu đã được phát hiện ở 3 quốc gia châu Âu. Năm 2012, dịch SXHD trên quần đảo Madeira của Bồ Đào Nha xảy ra với hơn 2.000 ca mắc và số ca nhập khẩu được phát hiện ở Bồ Đào Nha và 10 quốc gia khác ở châu Âu. Những du khác trở về từ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thì SXHD là nguyên nhân gây sốt sau bệnh sốt rét. Năm 2013, các ca mắc SXHD đã xảy ra ở Florida, Mỹ và Vân Nam, Trung Quốc. SXHD cũng tiếp tục ảnh hưởng đến một số quốc gia Nam Mỹ, đáng chú ý là Costa Rica, Honduras và Mexico. Tại châu Á, Singapore đã báo cáo gia tăng số ca mắc sau nhiều năm biến mất và các ổ dịch cũng đã được báo cáo ở Lào. Năm 2014, xu hướng gia tăng số ca mắc ở Trung Quốc, quần đảo Cook, Fiji, Malaysia và Vanuatu, với DEN-3 đang ảnh hưởng các quốc đảo Thái Bình Dương sau hơn 10 năm biến mất. SXHD cũng được báo cáo ở Nhật Bản sau hơn 70 năm biến mất. Hình 5
Năm 2015 là năm dịch SXHD bùng phát lớn trên toàn thế giới, Philippines ghi nhận hơn 169.000 ca và Malaysia vượt quá 111.000 ca nghi ngờ SXHD tăng lần lượt là 59,5% và 16% so với cùng kỳ năm 2014. Năm 2015, Brazil báo cáo hơn 1,5 triệu ca mắc, cao hơn gần 3 lần so với năm 2014. Cũng trong năm 2015, Delhi (Ấn Độ), ghi nhận hơn 15.000 ca đây là năm dịch bùng phát dữ dội nhất kể từ năm 2006. Quần đảo Hawaii (Mỹ) bị ảnh hưởng dịch với 181 ca được báo cáo trong năm 2015 và hiện cũng đang xảy ra lan truyền bệnh trong năm 2016. Các quốc đảo Thái Bình Dương gồm Fiji, Tonga và French Polynesia tiếp tục ghi nhận số ca mắc. Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nặng, giống như cúm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người lớn, nhưng hiếm khi gây tử vong. Dengue nên nghi ngờ khi bệnh nhân sốt cao (39-40°C) kèm theo 2 triệu chứng đau đầu nghiêm trọng, đau đằng sau hốc mắt, đau cơ và khớp, buồn nôn, nôn mửa, sưng hoặc nổi ban. Các triệu chứng thường kéo dài 2-7 ngày, sau thời kỳ ủ bệnh là 4-10 ngày sau khi vết đốt của muỗi bị nhiễm bệnh. Bệnh SXHD nặng là một biến chứng nguy hiểm do chảy máu, tích tụ dịch, suy hô hấp, chảy máu trầm trọng, hoặc suy đa nội tạng. Các dấu hiệu cảnh báo xuất hiện 3-7 ngày sau khi các triệu chứng đầu tiên kết hợp với sự giảm nhiệt độ (dưới 38°C) và bao gồm: đau bụng dữ dội, nôn mửa, thở nhanh, chảy máu nướu răng, mệt mỏi, bồn chồn và máu trong chất nôn. Trong 24-48 giờ tiếp theo của giai đoạn then chốt có thể gây tử vong. Cần có sự chăm sóc y tế thích hợp và tích cực để tránh các biến chứng và nguy cơ tử vong. Hình 6
Về mặt điều trị, hiện nay không có điều trị đặc hiệu đối với bệnh sốt xuất huyết. Đối với bệnh sốt xuất huyết nặng, chăm sóc y tế của bác sĩ và y tá có kinh nghiệm về tác động và tiến triển của bệnh có thể cứu sống - giảm tỷ lệ tử vong từ hơn 20% xuống dưới 1%. Duy trì khối lượng cơ thể của bệnh nhân là rất quan trọng đối với việc chăm sóc dengue nghiêm trọng. Vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016, một số chủng ngừa sốt xuất huyết Dengvaxia (CYD-TDV) của Tập đoàn Sanofi-Pasteur đã được đăng ký ở một số nước để sử dụng ở những người từ 9-45 tuổi sống trong các vùng lưu hành. TCYTTG khuyến cáo rằng các quốc gia nên cân nhắc việc giới thiệu chủng ngừa sốt rét CYD-TDV chỉ ở các môi trường địa lý (quốc gia hay địa phương), nơi dữ liệu dịch tễ cho thấy có gánh nặng bệnh tật cao.
|