Phần 1. Cập nhật thông tin và tổng hợp y văn về tình hình bệnh nhiễm trùng do virus Ebola
Nhiễm virus Ebola là một trong những nhiễm trùng nguy hiểm nhất, gây biến chứng và tử vong cao. Ngày 31/5, Bộ Y tế tổ chức họp đánh giá tình hình dịch bệnh Ebola để xác định nguy cơ dịch xâm nhập vào nước ra cũng như đề xuất phương án phòng chống dịch tại Việt Nam. Theo thông tin từ Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế và đại diện Tổ chức Y tế thế giới TCYTTG), dịch bệnh Ebola tái bùng phát tại Congo từ đầu tháng 4/2018, đến ngày 29/5 đã ghi nhận 58 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola, trong đó có 27 trường hợp tử vong (tỷ lệ chết/mắc 47%). Có 35 trường hợp xác định, 23 trường hợp nghi ngờ, trong đó có 3 trường hợp là nhân viên y tế.
Các trường hợp mắc tập trung tại 3 huyện: Bikoro, Iboko và Wangata. Đây là khu vực hẻo lánh cách xa thủ đô Kinshasa, có ít khách du lịch và có điều kiện đi lại khó khăn, phương tiện đi lại từ thủ đô Kinshasa đến khu vực này chủ yếu là bằng máy bay trực thăng. Hiện tại, các quốc gia lân cận và các quốc gia khác chưa ghi nhận trường hợp bệnh Ebola.
Căn cứ tình hình dịch bệnh Ebola tại Congo, thời gian tới khả năng xâm nhập dịch bệnh Ebola từ Congo vào nước ta là thấp. Do dịch bệnh Ebola chủ yếu xảy ra tại khu vực hẻo lánh của Congo, sự giao lưu thương mại giữa Việt Nam và Congo hiện rất ít song không loại trừ có thể ghi nhận trường hợp bệnh Ebola về từ vùng có dịch vào nước nước ta. Để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh Ebola xâm nhập vào nước ta, cuộc họp đã thống nhất cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai giám sát tại cửa khẩu và tại các bệnh viện nhằm phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh Ebola.
Hình 1
Đặc biệt là những người có tiền sử về từ vùng có dịch. Các bệnh viện cần tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, sẵn sàng khu vực cách ly thu dung, điều trị ngay cả khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc Ebola tại Việt Nam. Đồng thời, rà soát lại kế hoạch hành động và các hướng dẫn chuyên môn về phòng chống, đáp ứng với dịch bệnh do vi rút Ebola. Cần thường xuyên cập nhật và chia sẻ tình hình dịch bệnh Ebola tại Congo và tại các nước trên thế giới; phối hợp với các cơ quan báo chí để đưa tin phù hợp, chính xác với tình hình dịch bệnh. Bộ Y tế Việt Nam tiếp tục phối hợp với TCYTTG để giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola trên thế giới; đồng thời phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan để chia sẻ thông tin dịch bệnh, tình hình xuất nhập cảnh của hành khách về từ vùng có dịch, các biện pháp phòng chống để tổ chức đánh giá nguy cơ, thống nhất triển khai các hoạt động phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả. Ít nhất 932 người ở các nước Tây Phi đã thiệt mạng vì nhiễm virus Ebola khiến đây là đợt dịch bệnh cướp nhiều sinh mạng nhất từ trước đến nay.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Ebola là bệnh gây ra do virus. Các triệu chứng ban đầu bao gồm hiện tượng sốt đột ngột, cơ thể suy yếu trầm trọng, đau cơ và đau cổ họng. Sau đó, khi bệnh tiến triển, các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy và trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ xuất huyết trong và ngoài cơ thể. Vật chủ tự nhiên của virus Ebola có thể là loài dơi ăn quả đặc biệt có khả năng lây truyền cho người. Động vật linh trưởng cũng là một nguồn lây nhiễm bệnh. Sau đó, bệnh sẽ lây lan từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch cơ thể hoặc nội tạng của người nhiễm bệnh hay do tiếp xúc gián tiếp với môi trường có virus. Thậm chí, đám tang của nạn nhân Ebola cũng có thể là nơi nhiễm bệnh nếu người dự tang lễ tiếp xúc trực tiếp với thi thể người chết. Thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài từ hai ngày đến 3 tuần và việc chẩn đoán rất khó. Cho tới nay, bệnh Ebola chủ yếu chỉ xuất hiện ở châu Phi mặc dù một chủng khác đã xuất hiện ở Philippines. Nhân viên y tế cũng dễ dàng nhiễm bệnh nếu họ làm việc mà không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt để tránh lây nhiễm. Đến nay, 100 cán bộ y tế đã nhiễm virus Ebola.
Hình 2
Theo TCYTTG, các trận dịch Ebola bùng phát chủ yếu ở những ngôi làng xa xôi tại Trung và Tây Phi, khu vực gần rừng nhiệt đới. Giới khoa học phát hiện virus Ebola lần đầu vào năm 1976 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Sau đó, nó tấn công các nước xa hơn về phía đông như Uganda và Sudan. Virus này được đặt theo tên của con sông nơi người ta phát hiện nó lần đầu. Từ Nzerekore, một vùng xa xôi ở phía đông nam Guinea, virus đã lan tới thủ đô Conakry và tới các nước láng giềng Liberia và Sierra Leone. Một người đàn ông đáp chuyến bay từ Liberia sang Lagos trong tháng 7 đã được chẩn đoán là nhiễm Ebola khi vừa đến sân bay ở thủ đô Nigeria. Người này sau đó đã chết. Đây cũng là trường hợp nhiễm virus nguy hiểm tại Nigeria.
Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) cho hay đợt dịch năm 2014 là “chưa từng thấy” vì nó xuất hiện ở Guinea, quốc gia vốn chưa từng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và sau đó nhanh chóng lan sang khu vực thành thị. Các trường hợp nhiễm bệnh nằm rải rác nhiều nơi trên khắp Guinea cách nhau hàng trăm cây số. Bên cạnh đó, các nhân viên y tế phải chạy đua với thời gian để xét nghiệm tất cả những người đã tiếp xúc với bệnh nhân.
Hình 3
Ebola lây qua đường tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đây là vấn đề mà chính phủ các nước vùng Tây Phi đang đau đầu tìm cách giải quyết, vì theo nghi lễ tôn giáo ở đây, trước khi chôn cất người chết, người sống phải tắm rửa, chạm và hôn thi thể. Những người có địa vị cao trong xã hội sẽ giám sát quá trình mai táng.
Một người qua đời vì Ebola sẽ có lượng virus rất cao trong cơ thể. Chảy máu là triệu chứng thường thấy trước khi bệnh nhân qua đời. Những người xử lý thi thể nếu vô tình tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch cơ thể sẽ gia tăng rủi ro lây nhiễm. Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) đang nỗ lực giúp người dân hiểu rằng nghi thức mai táng truyền thống sẽ nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của họ.
Hình 4
Tuy nhiên, người dân khó lòng tiếp nhận thông điệp này. TCYTTG khuyên mọi người tránh tiếp xúc với bệnh nhân Ebola và chất dịch cơ thể của họ, đồng thời không nên chạm bất cứ vật gì có thể là nguồn lây nhiễm ở nơi công cộng, chẳng hạn khăn tắm dùng chung. Những người chăm sóc bệnh nhân phải đeo găng tay và thiết bị bảo vệ như mặt nạ, thường xuyên rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh. TCYTTG cũng cảnh báo người dân không nên ăn thịt thú rừng sống, tránh tiếp xúc những con dơi, chuột, khỉ hoặc vượn nhiễm virus Ebola. Tháng 3/2014, Bộ trưởng Y tế Liberia khuyến cáo người dân nên kiêng quan hệ tình dục, không bắt tay hoặc hôn nhau. Theo TCYTTG, bệnh nhân nam giới nhiễm Ebola dù đã khỏi bệnh 7 tuần vẫn có thể truyền virus qua tinh dịch.
Hình 5
Người bệnh cần tự cách ly mình để tránh lây nhiễm cho cộng đồng, sau đó tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia. Bệnh nhân có cơ hội sống sót cao nếu điều trị ngay từ sớm. Sau khi nhiễm virus, bệnh nhân thường xuyên mất nước. Do vậy, họ nên uống dung dịch có chất điện giải hoặc đề nghị truyền dịch tĩnh mạch. Theo MSF, dịch bệnh này xuất phát từ một chủng virus chết người và mạnh mẽ nhất. Đợt dịch bùng phát hiện tại khiến khoảng 50% đến 60% người lây nhiễm qua đời. Các nhà khoa học đang thử nghiệm vắc xin cùng một số loại thuốc điều trị mới, bởi chưa có vắc xin chính thức cho dịch Ebola.
Hình 6
Một số nghiên cứu dưới đây về căn bệnh nhiễm trùng virus Ebola trên thế giới trong thời gian qua đã được ấn bản và cập nhật.
de Wit E, Falzarano D, onyango C, Rosenke K, Marzi A, Ochieng M, Juma B, Fischer RJ, Prescott JB, Safronetz D, Omballa V, Owuor C, Hoenen T, Groseth A, van Doremalen N, Zemtsova G, Self J, Bushmaker T, McNally K, Rowe T, Emery SL, Feldmann F, Williamson B, Nyenswah TG, Grolla A, Strong JE, Kobinger G, Stroeher U, Rayfield M, Bolay FK, Zoon KC, Stassijns J, Tampellini L, de Smet M, Nichol ST, Fields B, Sprecher A, Feldmann H, Massaquoi M, Munster VJ.
Mora-Rillo M, Arsuaga M, Ramírez-Olivencia G, de la Calle F, Borobia AM, Sánchez-Seco P, Lago M, Figueira JC, Fernández-Puntero B, Viejo A, Negredo A, Nuñez C, Flores E, Carcas AJ, Jiménez-Yuste V, Lasala F, García-de-Lorenzo A, Arnalich F, Arribas JR; La Paz-Carlos III University Hospital Isolation Unit.
Clark DV, Kibuuka H, Millard M, Wakabi S, Lukwago L, Taylor A, Eller MA, Eller LA, Michael NL, Honko AN, Olinger GG Jr, Schoepp RJ, Hepburn MJ, Hensley LE, Robb ML.
Geisen C, Kann G, Strecker T, Wolf T, Schüttfort G, van Kraaij M, MacLennan S, Rummler S, Weinigel C, Eickmann M, Fehling SK, Krähling V, Seidl C, Seifried E, Schmidt M, Schäfer R.
Vox Sang. 2016 May;110(4):329-35. doi: 10.1111/vox.12376. Epub 2016 Jan 14.
Kibuuka H, Berkowitz NM, Millard M, Enama ME, Tindikahwa A, Sekiziyivu AB, Costner P, Sitar S, Glover D, Hu Z, Joshi G, Stanley D, Kunchai M, Eller LA, Bailer RT, Koup RA, Nabel GJ, Mascola JR, Sullivan NJ, Graham BS, Roederer M, Michael NL, Robb ML, Ledgerwood JE; RV 247 Study Team.
Lancet. 2015 Apr 18;385(9977):1545-54. doi: 10.1016/S0140-6736(14)62385-0. Epub 2014 Dec 23.
Nazimek K, Bociaga-Jasik M, Bryniarski K, Gałas A, Garlicki A, Gawda A, Gawlik G, Gil K, Kosz-Vnenchak M, Mrozek-Budzyn D, Olszanecki R, Piatek A, Zawilińska B, Marcinkiewicz J.
Folia Med Cracov. 2014;54(3):5-16. Review. Polish.
Lai L, Davey R, Beck A, Xu Y, Suffredini AF, Palmore T, Kabbani S, Rogers S, Kobinger G, Alimonti J, Link CJ Jr, Rubinson L, Ströher U, Wolcott M, Dorman W, Uyeki TM, Feldmann H, Lane HC, Mulligan MJ.
JAMA. 2015 Mar 24-31;313(12):1249-55. doi: 10.1001/jama.2015.1995.
Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464 Email: impequynhon.org.vn@gmail.com Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích