Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 9 2 4 3
Số người đang truy cập
1 7 3 3
 Chuyên đề Côn trùng học
Làm thế nào để giảm các vết bị muỗi và côn trùng đốt ?

Nguyễn Thái M., 27 tuổi, TP. Pleiku, Gia Lai, thaiminh2000@.... 

Hỏi:Em có con trai được hơn 1 tuổi nhưng thường xuyên bị muỗi đốt hoặc côn trùng gì đốt thì sưng đỏ lan thành vòng tròn nhỏ rồi thanh to và cháu khó chịu, gãi liên tục. Không biết mỗi lần bị đốt như thế thì có dễ bị nhiễm trùng máu không xin các bác cho biết cách xử trí nhiễm trùng máu ở trẻ từ vết muỗi đốt? Cháu cảm ơn rất nhiều!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn về nhiễm trùng máu do vết muỗi đốt. Quả thật khi bị muỗi đốt thì nhiễm trùng máu hiếm khi xảy ra mà chỉ xảy ra khi chúng ta gãi gây trầy xước và nhiễm khuẩn tấn công gây viêm tấy lan rộng thì khi đó mới dễ nhiễm trùng huyết bạn ah.

Thường vào các thời điểm mùa hè-thu nhiều muỗi phát triển và dễ đốt người và trẻ em là đối tượng chúng thường tấn công. Tuy nhiên, không ít người lại chủ quan xem thường khi con bị muỗi đốt, hay các loại côn trùng chích, cắn, đốt. Thực tế cho thấy đã có nhiều trường hợp trẻ bị nhiễm trùng máu, nguy cơ tử vong rất cao vì những vết xước siêu nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Các chuyên gia y tế cảnh báo, trong giai đoạn từ tháng 6-9, thời tiết nóng, kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Chúng không chỉ đốt người mà còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết. Vết đốt ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Đối với trẻ em, tình trạng này sẽ ngày càng nguy hiểm hơn khi mắc phải nhiễm trùng máu và dễ để lại biến chứng.

Để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của muỗi cha mẹ khi cho con đi ngủ cần mắc màn, kể cả ban ngày. Khu vực nhà ở, giường ngủ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi. Khi bị muỗi đốt hay côn trùng cắn, cha mẹ không nên chủ quan mà cần rửa ngay vết đốt, cắn bằng nước sạch để loại bớt vi khuẩn và các chất tiết của côn trùng, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.


Nằm mằn khi đi ngủ để chống muỗi đốt

Để trị muỗi đốt cũng như giảm sưng, ngứa, mẩn đỏ, mẹ có thể dùng sản phẩm chuyên biệt cho da bé chứa thành phần tự nhiên. Chỉ cần bôi lên vùng da bị tổn thương 2-3 lần mỗi ngày, chất kem mát cùng mùi hương dịu nhẹ sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng sưng, ngứa, đỏ do vết muỗi, côn trùng cắn. Đừng vì sự bất cẩn hay chủ quan của mẹ mà khiến con rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Một số sai lầm của mẹ khi điều trị vết cắn, đốt của côn trùng. Nhìn chungcác vết cắn, đốt của côn trùng đều mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát hoặc đau nhức; vùng da bị côn trùng cắn, đốt xuất hiện một sẩn phù đỏ nhô lên mặt da. Ở một số trẻ có cơ địa dị ứng thì cả vùng da bị sưng và phù nề, đôi khi xuất hiện bóng nước. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về phản ứng của cơ thể với các vết cắn, đốt do các loại côn trùng khác nhau gây ra.

·Vết cắn: Các loài không có chứa nọc độc như muỗi, bọ chét, chấy, rận, ghẻ, bọ ve… cắn và tiêm nước bọt chống đông máu vào cơ thể con người, từ đó rút máu để tồn tại. Vết cắn gây ra một số phản ứng trên da như ngứa ngáy, khó chịu tại vết cắn và vùng da xung quanh; hoặc một sẩn phù nhỏ ngứa có thể phát triển trong vòng 24 giờ sau khi bị cắn, tồn tại trong nhiều ngày rồi mờ dần đi. Ở trẻ có cơ địa dị ứng thì các sẩn phù này tạo ra các sẩn cục ngứa kéo dài và gây ra các sẹo thâm rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra, côn trùng còn truyền các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua các vết cắn như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não Nhật Bản….

·Vết đốt: Các loài có nọc độc như o­ng bắp cày, o­ng vàng, kiến lửa… tấn công bằng cách chích, truyền nọc độc vào cơ thể con người thông qua ngòi. Vết đốt thường tấy đỏ, sưng, gây ra các cảm giác rát, đau dữ dội ngay sau khi bị tấn công và thường sẽ giảm dần đi sau vài giờ. Tuy nhiên với một số người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng với nọc độc côn trùng có thể phải đối mặt với những phản ứng nguy hiểm như chóng mặt, ngất xỉu. Trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị sốc phản vệ với các biểu hiện: không bắt được mạch, huyết áp tụt gây trụy tim mạch, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không sơ, cấp cứu kịp thời.

  

 Vết cắn của bọ chét

 Vết đốt của muỗi

Các vết cắn, đốt của côn trùng đều mang lại cảm giác khó chịu như ngứa, bỏng rát hoặc đau nhức

Các vết cắn, đốt của côn trùng chỉ ửng đỏ rồi hết, bé ngứa chút rồi sẽ không sao? Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu, các vết cắn, đốt có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Nếu để trẻ gãi sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ của da, khiến cho vi khuẩn dễ dàng tấn công. Nọc côn trùng có thể gây nhiều triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban da, ngứa, vàng da, co cứng cơ hay cứng cả một vùng nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nọc các loại chân đốt như rết, nhện, bọ cạp có thể chứa chất độc thần kinh hoặc một men gây sưng phồng, mất kết tập tiểu cầu gây rối loạn đông máu, có thể đe dọa tính mạng của bé nếu không được xử lí đúng cách và kịp thời.

Có thể điều trị các vết cắn, đốt của côn trùng dễ dàng bằng mật o­ng, nước cốt chanh, dầu xanh, đúng không? Các biện pháp truyền thống như nước cốt chanh hay mật o­ng tuy làm giảm ngứa nhưng không có tác dụng diệt khuẩn và có thể gây kích ứng, dẫn đến tình trạng viêm tấy. Dầu xanh có chứa chất metyl salicylat, tuy là một chất lỏng dễ thấm qua da, giúp giảm đau, nhưng rất dễ gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ; khi xoa ở diện rộng còn có thể làm rối loạn thân nhiệt. Các mẹ nên sử dụng loại thuốc thoa hiệu quả mà an toàn cho làn da mỏng manh của bé như hoạt chất Antedrug (Prednisolone Valerate Acetate…) để khắc phục tình trạng ngứa, viêm da và chống dị ứng, đồng thời hạn chế được tác dụng bất lợi của thuốc vì khi thuốc hấp thu vào máu trở thành chất bất hoạt, không gây tác dụng phụ toàn thân cho trẻ.

Nói tóm lại, cách xử lí khi bị côn trùng cắn, đốt theo các bước sau:

·Tránh gãi: khi gãi, độc tố sẽ phát tán rộng hơn. Nếu cào gãi mạnh, vết cắn sẵn có sẽ nặng hơn vì nhiễm trùng do tay bẩn và da sẽ bị trầy xước, để lại sẹo.

·Lấy ngòi độc và làm sạch vết thương: khi bị côn trùng cắn, đốt, mẹ cần nhẹ nhàng lấy ngòi độc ra (nếu có) rồi làm sạch vết thương bằng xà phòng hoặc các chất sát trùng. Mẹ có thể chườm đá cho bé để giảm đau và sưng đỏ.

·Thoa thuốc: sử dụng các loại thuốc thoa tại chỗ với thành phần kháng viêm và giảm ngứa, giúp vết cắn, đốt mau chóng hồi phục, chứa các thành phần như Prednisolone Valerate Acetate, Crotamiton, Allantoin….

·Trường hợp da phù nề nặng hoặc cảm giác đau rát nhiều, tổn thương kéo dài nhiều ngày; bé có biểu hiện mệt mỏi, sốt cao bất thường, chấm xuất huyết, hoặc trường hợp bé bị côn trùng đốt có các biểu hiện sốc phản vệ như: lạnh chi, khó thở, mạch không bắt được hoặc trẻ có biểu hiện tím tái… cần phải sơ cứu ngay và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.


Trần Quang Trung 51 tuổi, TT Krong Pa, Gia Lai, vanphat@...

Hỏi: Xin các bác cho gia đình tôi hỏi có những loại thực phẩm nào có thểgiúp làm dịu vết muỗi, côn trùng đốt trên cơ thể để ngăn ngừa nhiễm trùng? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của anh chị, chúng tôi xin chia sẻ bài viết của một tác giả đăng trên trang website o­nline có nói về vấn đề này. Không ai thích muỗi và những vết muỗi đốt gây ngứa ngáy. Các triệu chứng khi bị muỗi đốt thường là ngứa, sưng, nổi mẩn da, bầm và nhiễm trùng da. Có nhiều biện pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng khó chịu do muỗi đốt, theo Boldsky.

Chanh: Chanh chống viêm nên rất hữu ích trong việc làm dịu triệu chứng muỗi đốt. Sử dụng nước chanh thoa vào vùng bị muỗi đốt để giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Boldsky.

Hành tây hoặc tỏi: Hành tây và tỏi có tính chống viêm, giúp giảm sưng và làm dịu ngứa gây ra bởi các vết muỗi đốt. Đặt lát hành tây hoặc tỏi trực tiếp vào khu vực bị ảnh hưởng và rửa sạch sau một vài phút.


Lô hội có tính chất khử trùng tự nhiên để làm dịu vết muỗi đốt.

Lô hội: Lô hội có tính chất khử trùng tự nhiên nên là phương thuốc tuyệt vời để làm dịu vết muỗi đốt. Lô hội giúp giảm đau, sưng và ngứa. Có thể chiết xuất gel từ lá lô hội cho vào tủ lạnh 10-15 phút. Sau đó, thoa trực tiếp lên vùng da bị ảnh hưởng.

Muối: Muối là một phương thuốc để chữa vết muỗi đốt do tính chất sát trùng và chống viêm. Pha muối với nước và thoa nó trên vùng da bị muỗi đốt.

Thân chúc bạn khỏe!


Lê Thiên, TP. Hải Phòng, 41 tuổi

Hỏi:Kính thưa bác sỹ cho hỏi về phương thức dùng cái gì để làm giảm các vết bị muỗi đốt là như thế nào? Xin chân thành cảm ơn các bác sỹ!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi có tham khảo trên các diễn đàn o­nline và thong tin khoa học có cho biết một số phương thức có thể dùng để giảm các kích ứng hay biểu hiện khó chịu trên da như sau:

Đá: Một phương pháp để làm dịu vùng da bị muỗi đốt nhờ nhiệt độ lạnh. Quấn đá vào vải và xoa lên vùng bị ảnh hưởng trong khoảng 10-15 phút. Nếu bạn không có đá, có thể dùng nước mát trong vài phút.

Dầu dừa: Dầu dừa tạo thành một hàng rào bảo vệ trên da và ngăn ngừa nhiễm trùng do có hàm lượng cao a xít béo và polyphenol. Các hợp chất này có tính chống viêm có thể ngăn ngừa ngứa. Cách dùng là thoa trực tiếp một lượng nhỏ dầu dừa vào vết muỗi đốt.

Mật o­ng: Mật o­ng là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất để chữa vết muỗi đốt vì có đặc tính chống vi trùng, có thể ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp chữa bệnh. Lấy một ít mật o­ng thoa trực tiếp vào vùng bị ảnh hưởng.

Nghệ: Nghệ là một phương thuốc tự nhiên có thể chữa được vết muỗi đốt. Nó có chất chống viêm và chất chống ô xy hóa rất mạnh có thể giúp bạn làm dịu vùng ngứa. Trộn bột nghệ với nước thành hỗn hợp bột nhão và thoa lên vùng da. Để khô rồi sau đó rửa sạch.

Ngoài ra, còn có một số mẹo nhanh nhất để giảm cảm giác ngứa, sưng đỏ khi bị muỗi cắn như sau:

Gel lô hội: Với đặc tính chống viêm, gel lô hội có thể làm dịu mát nốt muỗi đốt ngay lập tức, từ đó làm mất cảm giác ngứa ngáy. Lô hội cũng giúp vết thương mau lành hơn, đồng thời giữ cho làn da của bạn luôn ẩm mượt. Nếu có gel lô hội thương phẩm, bạn hãy thoa lên da từ 2 - 3 lần một ngày cho đến khi vết muỗi đốt lành lại. Bạn cũng có thể cắt lá lô hội tươi để thay thế, và việc lưu trữ gel lô hội trong tủ lạnh cũng sẽ làm tăng cảm giác dễ chịu cho da.


Kem đánh răng thường có tinh dầu bạc hà hoặc hương bạc hà, giúp làm dịu da và giảm ngứa

Kem đánh răng: Kem đánh răng thường có tinh dầu bạc hà hoặc hương bạc hà, giúp làm dịu da và giảm ngứa. Đặc tính làm se của kem đánh răng còn có thể giúp giảm sưng và viêm ở vết muỗi cắn. Tất cả những gì bạn cần làm là thoa một lớp thật mỏng kem đánh răng lên vết sưng ít nhất 2 lần một ngày, cảm giác khó chịu sẽ mau chóng biến mất.


Độ lạnh từ túi đá chườm sẽ nhanh chóng giúp giảm sưng

Túi đá chườm: Độ lạnh từ túi đá chườm sẽ nhanh chóng giúp giảm sưng và làm tê các dây thần kinh, khiến bạn không còn cảm giác ngứa. Thời gian chườm đá là khoảng 15-20 phút. Trong lúc này, bạn hãy chú ý bọc túi đá vào một chiếc khăn để đá không trực tiếp tiếp xúc gây tổn thương cho da. Các túi hạt ngô hoặc đậu đông lạnh cũng có thể là lựa chọn thay thế tốt hơn cho đá.

Chườm nóng: Sức nóng làm thay đổi tính chất của protein tại vết muỗi đốt và ngăn chặn vết sưng lan rộng. Bạn có thể nhúng một chiếc thìa kim loại vào nước nóng để thìa ấm lên. Sau đó áp lưng thìa vào vết muỗi đốt và từ từ ép xuống. Để nguyên trong vòng 15 giây để sức nóng phân hủy protein, bạn sẽ thấy dễ chịu ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cũng cần thật cẩn thận lưu ý nhiệt độ để tránh việc bị bỏng.

Giấm táo: Giấm táo chứa axit axetic, có đặc tính chống viêm, làm mát và kháng khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng. Do đó, nếu bạn bị muỗi cắn thì giấm táo là một trong những giải pháp hàng đầu. Hãy hòa loãng giấm táo với nước lạnh theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa trực tiếp lên vết thương từ 1-2 lần một ngày. Vết muỗi cắn sẽ nhanh chóng biến mất.


Chanh cũng có tính axit cao giúp giảm viêm trên vết muỗi cắn

Chanh: Tương tự như giấm táo, chanh cũng có tính axit cao giúp giảm viêm trên vết muỗi cắn. Bạn chỉ cần dùng nửa quả chanh thoa lên vết thương, sau đó để nguyên trong vòng 5 - 10 phút rồi rửa sạch. Vết sưng của bạn sẽ dịu đi và không còn ngứa ngáy nữa.

Vết muỗi đốt thường đỏ, sưng và ngứa khủng khiếp. Hiện tượng ngứa là do muỗi truyền một lượng nhỏ nước bọt vào máu người khi chúng hút máu. Protein trong nước bọt của muỗi gây phản ứng dị ứng và tạo thành nốt sưng đỏ và ngứa đặc trưng. May mắn là có nhiều cách để làm dịu vết muỗi đốt bằng các sản phẩm gia dụng hoặc các loại thuốc không kê toa. Nếu được chăm sóc đúng cách, vết muỗi đốt sẽ chỉ còn là sự khó chịu đã qua.


Huỳnh Thanh Tr., 48 tuổi, TP. Tuy Hòa, Phú Yên 0914….

Hỏi:Kính nhờ các bác sỹ cho tôi biết các nguy cơ nhiễm trùng từ con muỗi đốt, ngoài bệnh sốt xuất huyết ra còn có loại nào khác và nguy hại ra sao?

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin chia sẻ như sau:

Muỗi có nhiều loại khác nhau và nhiều loại bệnh có liên quan đặc hiệu từng loại muỗi như thế, thường người ta gọi chung bệnh lây truyền thông qua muỗi là MBDs(mosquito-borne diseases-MBDs). Theo báo cáo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (US.CDC) cho biết mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu chết và hàng trăm triệu người mắc bệnh do muỗi gây ra. Mỗi bệnh do một loại muỗi truyền khác nhau, nhưng đều giống nhau ở cơ chế: Muỗi hút máu người ốm mang theo mầm bệnh, sau đó chúng đốt người lành và truyền mầm bệnh cho họ. Mầm bệnh phát triển trong cơ thể người và gây bệnh. Bệnh do muỗi truyền có thể gây dịch trong cộng đồng. Người mắc bệnh có thể tử vong, mang di chứng hoặc bị giảm khả năng lao động. Một số bệnh do muỗi gây ra: viêm não Nhật Bản, sốt xuất huyết, sốt rét, nhiễm virut Zika, nhiễm virut West Nile, sốt virut Chikungunya, sốt vàng da...

Ngoài ra, vết muỗi đốt thường chỉ gây kích ứng nhẹ và tự khỏi sau vài giờ, song một số cá nhân khác có thể vết muỗi đốt có thể gây nhiễm trùng tại chỗ, sưng tấy và có vấn dề khác vì với một số người, vết muỗi đốt không là gì nhưng nếu bị đỏ và sưng to lên thì hậu quả có thể nghiêm trọng như hội chứng Skeeter.

Hội chứng skeeter là phản ứng viêm cục bộ do muỗi gây ra kèm theo sốt. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ này mô tả 5 trường hợp họ đã quan sát thấy ở những đứa trẻ khỏe mạnh khác. TS. Purvi Parikh, một nhà dị ứng và miễn dịch học với Mạng lưới Dị ứng và hen phế quản giải thích rằng, hội chứng Skeeter là một phản ứng dị ứng với các protein trong nước bọt muỗi. Hầu hết mọi người đều nhận được một số loại phản ứngnhư một vết sưng nhỏ và hơi đỏ, nhưng đối với một số người khác thì nó thực sự nặng. Những người đã trải qua những phản ứng này có khuynh hướng phát triển nặng lên trong vòng vài giờ, thậm chí vài phút tại những vết đốt.

TS. Purvi Parikh cũng chỉ ra rằng những người mắc hội chứng Skeeter có xu hướng thu hút muỗi nhiều hơn những người khác. Hội chứng skeeter được đặc trưng bởi các dấu hiệu viêm, bao gồm sưng, nóng, mẩn đỏ và ngứa hoặc đau. Những người mắc skeeter thường bị sưng và đỏ từ một vết muỗi cắn. Một số trường hợp được mô tả trong y văn cho thấy các phản ứng này rất nghiêm trọng: Khuôn mặt có thể phồng lên, mắt có thể sưng lên và toàn bộ chân tay có thể bị đỏ và sưng. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, muỗi đốt có thể gây bầm tím và phồng rộp. Một số người cũng có thể bị sốt hoặc nôn mửa hoặc khó thở. Tuy nhiên, theo TS. Parikh, hội chứng này không nguy hiểm như dị ứng với o­ng bắp cày: Không gây sốc phản vệ như dị ứng côn trùng.

Có thể khó phân biệt sự giữa người bị phản ứng hội chứng Skeeter và người bị nhiễm trùng da: Cả hai đều có thể gây đỏ, sưng và đau và cả hai đều có vết cắn. Nhưng trong khi nhiễm trùng da thường xảy ra vài ngày sau khi bị đốt hoặc bị thương còn hội chứng Skeeter xảy ra ngay lập tức. Tuy nhiên, những người mắc hội chứng Skeeter có nguy cơ phát triển nhiễm trùng cao hơn vì họ có nhiều khả năng trầy xước vết cắn và có vết thương lớn hơn chữa lành. Vì vậy, nếu bạn bị sốt sau khi bị muỗi đốt hoặc nếu vết cắn có vẻ trở nên to hơn hoặc bị viêm hơn và không đỡ hơn sau vài ngày, hãy đi khám bác sĩ để loại trừ nhiễm trùng.

Nếu bạn biết mình đang mắc phải hội chứng Skeeter, hãy mang theo bình xịt hoặc mặc quần áo che phủ làn da khi ở trong khu vực có nhiều muỗi. Ngoài ra, có thể uống thuốc kháng histamin đường uống. Thuốc có thể làm giảm ngứa và sưng và một loại kem chứa hydrocortisone có thể giúp giảm đau khi chà trực tiếp lên vết cắn.

Nếu  vết đốt nóng, sưng tấy, có thể dùng băng hoặc nén lạnh giúp giảm đau nhức. Khi không giảm ngứa và sưng tấy, tốt nhất nên xin ý kiến của thầy thuốc.

 

Ngày 29/01/2019
TS. BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích