Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 22/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 1 7 3 1 0 0
Số người đang truy cập
4 6 0
 Chuyên đề Côn trùng học
Muỗi biến đổi gen trong phòng chống bệnh vector truyền: cần cân nhắc hai mặt lợi-hại

Muỗi biến đổi gen (transgenic mosquitoes) và chống lại căn bệnh sốt rét đã được nghiên cứu như một kỹ thuật và ứng dụng cao, nếu thành công thì đâyl à một là một thành tích y học vĩ đại của nhân loại và có thể nhân rộng vào phòng chống các loại bệnh do muỗi truyền hiện đang ảnh hưởng rất lớn trên sức khỏe cho nhân loại.

Nhóm tác giả G. J. Knols, Hervé C. Bossin, Wolfgang R. Mukabana, and Alan S. Robinson đề cập thay đổi di truyền (genetic modification) của muỗi mang lại nhiều cơ hội cho phòng chống sốt rét. Các chủng biến đổi gen của muỗi đã được phát triển và đánh giá về sự thay thế hay ức chế các quần thể vector hoang dại, giảm lan truyền và mang lại cho y tế công cộng một triển vọng tốt. Việc chuyển từ trạng thái này sang một trạng thái khác là hướng tiếp cận labo đẻ mở ra các ứng dụng trong điều kiện thử nghiệm thực địa ở nơi có bệnh lưu hành nhằm tối ưu hóa lợi điểm tiềm năng của nhóm muỗi biến đổi gen.

Không giống như các tiếp cận kinh điển về phòng chống vector, việc ứng dụng muỗi biến đổi gen sẽ đối mặt nhiều vấn đề, quản lý sẽ khác và tránh các ý kiến phản đối, vì thế các lợi điểm tiềm năng cho y tế công cộng có thể được đánh giá đầy đủ, bao gồm các quyết định chính sách quan trọng, chuyển giao và tăng hỗ trợ cộn đồng nghiên cứu rộng hơn cho vấn đề này. Người ta tranh cãi rằng có nhiều sự phát triển trong lĩnh vực này đòi hỏi có sự phối hợp toàn diện về phạm vi quốc tế thúc đẩy nghiên cứu. Phát triển đồng thời về lĩnh vực này trong lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại (modern biotechnology) và đặc biệt là biến đổi di truyền hay muôi biến đổi gen đòi hỏi nhiều kinh phí đằng sau lĩnh vực công nghệ, tượng lai của muỗi biến đổi gen nhằm đáp ứng kịp thời các tiến bộ của khoa học công nghệ.


Hình 1

Nghiên cứu các loại muỗi biến đổi gen để chống bệnh do virus Zika

Công ty công nghệ sinh học Oxitec đang phát triển một loại muỗi biến đổi gen có khả năng chống lại virus Zika, sốt xuất huyết và các loại virus khác. Dự kiến, loại muỗi này được đưa vào môi trường ở các khu vực đô thị của quốc gia Brazil và Colombia. Theo công ty Oxitec, qua nghiên cứu và thử nghiệm trong nhiều năm, loại muỗi biến đổi gen này được cấy vi khuẩn Wolbachia có thể chống lại sự lây lan của căn bệnh sốt xuất huyếtvirus Zika. Các chuyên gia y tế đánh giá việc sử dụng muỗi biến đổi gen để kiểm soát muỗi là một giải pháp bền vững mang tính đột phá, giúp ngăn chặn các dịch bệnh đang bùng phát trên toàn thế giới. Hiện chương trình này đã thu hút được nguồn tài trợ lên tới 18 triệu USD từ Chính phủ Mỹ, Anh và các tổ chức từ thiện trong đó có Quỹ Bill và Melinda Gates.


Hình 2

Brazil thả muỗi biến đổi gen để chống sốt xuất huyết

Ngày 29/8, các nhà khoa học Brazil đã thả một loạt muỗi biến đổi gen vào tự nhiên để giúp đối phó với sự lây lan của dịch sốt xuất huyết ở người. Loại muỗi biến đổi gen này mang trong mình loại vi khuẩn Wolbachia có khả năng ức chế virus sốt xuất huyết mà lại không gây hại cho người. Các nhà khoa học cho biết, sau khi thả vào môi trường tự nhiên, những con muỗi biến đổi gen này sẽ sinh sôi nảy nở và tạo ra những con muỗi khuyết tật ở thế hệ tiếp theo, qua đó dần dần loại bỏ khả năng lây lan virus sốt xuất huyết từ muỗi sang người.

Trước đó, Brazil đã từng thử nghiệm phương pháp thả muỗi biến đổi gen để chống sốt xuất huyết ở một số khu vực và đã giúp giảm được 90% số ca bệnh sốt xuất so với những năm trước đó.

Mỹ dùng muỗi biến đổi gen chống virus Zika

Chính quyền Mỹ đã thông qua hoạt động thử nghiệm trên quy mô nhỏ dùng muỗi biến đổi gen để ngăn chặn sự lây lan của virus Zika.

Trong một thông báo đăng tải trên trang mạng của mình, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (Ú.FDA) xác định, muỗi đực tên mã khoa học "OX513A" không gây đe dọa tới con người, động vật cũng như môi trường. Tuy nhiên, chương trình thử nghiệm áp dụng tại khu vực quần đảo Florida, cạnh Đông Nam nước Mỹ sẽ chỉ được triển khai rộng rãi khi FDA nhận được phản hồi từ cộng đồng và các bên liên quan khác xác nhận tính an toàn của dự án này. Chương trình thử nghiệm dự kiến kéo dài nhiều tháng.

Các nhà khoa học sẽ thả các con muỗi đực biến đối gen để giao phối với muỗi cái, muỗi con sẽ chết từ khi còn là ấu trùng. Được triển khai từ năm 2014 tại một thị trấn ở phía Tây thủ đô Panama City của Panama, kết quả thí nghiệm của dự án này cho thấy, lượng muỗi tại khu vực thí nghiệm đã giảm 93%.


Hình 3

WHO ủng hộ thử nghiệm muỗi biến đổi gen phòng virus Zika

Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) ngày 16/2 tuyên bố ủng hộ việc thử nghiệm muỗi biến đổi gen để phòng chống virus Zika. Trong một thông báo được đưa ra, TCYTTG cũng cho biết những con muỗi đực được chiếu xạ vô trùng có thể được thả ra ngoài để giao phối vào những con muỗi cái. Những con muỗi để ra sẽ chết trước khi lớn, từ đó có thể góp phần kiểm soát được số muỗi trong môi trường. TCYTTG cũng khuyến khích các quốc gia bị ảnh hưởng có thể tăng cường sử dụng những biện pháp nhằm phòng trừ muỗi, từ đó góp phần ngăn ngừa virus Zika lây lan.

Trước đó, các nhà khoa học của công ty Oxitec, một công ty có trụ sở tại Anh đã cho thử nghiệm những con muỗi biến đổi gen từ muỗi Aedes, loại muỗi trung gian truyền virus Zika và bệnh sốt xuất huyết, hiện tại Brazil và đảo Cayman ở Trung Mỹ. Được biết, phương pháp dùng muỗi biến đổi gen để hạn chế muỗi truyền virus Zika cho thấy có khả năng tiêu diệt khoảng 90% quần thể muỗi gây bệnh, trong khi tỷ lệ này chỉ từ 30 đến 50% nếu dùng hóa chất diệt muỗi.


Hình 4

Nhìn chung, lĩnh vực muỗi biến đổi gen là vấn đề mới của khoa học công nghệ, song trước khi áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào các lĩnh vực đời sống và y học, nâng cao sức khỏe con người cần có cái nhìn tổng quát và toàn diện để tránh các ảnh hưởng xấu đến con người và vật nuôi.

Ngày 18/02/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
(Biên dịch và tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích