Home TRANG CHỦ Thứ 2, ngày 25/11/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 4 2 0 9 2 9 2
Số người đang truy cập
1 3 6 9
 Chuyên đề Côn trùng học
Một số kết quả thử nghiệm Fendona 10SC, K-Othrine Polyzone 62,5 SC phun tồn lưu và Fendona 10SC, Icon 2,5CS tẩm màn tại huyện Vân Canh tỉnh Bình Định

Hiện nay, các hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm Pyrethroid đã và đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt nam. Nhiều hóa chất trong nhóm Pyrethroidđã cho thấy có hiệu quả khá tốt trong phòng chống muỗi sốt rét. Với biện pháp phun tồn lưu nhà ở và tẩm màn, hóa chất Pyrethroid có tác dụng tồn lưu lâu, hoạt tính hóa chất có thể giữ được một vài lần sau khi giặt và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, phun tồn lưu nhà ở và tẩm màn với hóa chất diệt muỗi hiện được coi là biện pháp chủ yếu để phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại hóa chất, các dạng hóa chất đều có hiệu lực diệt tồn lưu tốt trên tường vách và màn tẩm và việc sử dụng một loại hóa chất lâu ngày, có thể dẫn đến muỗi sốt rét kháng hóa chất, Cho nên, thử nghiệm đánh giá hiệu lực diệt côn trùng nhằm lựa chọn các hóa chất thích hợp sử dụng để phun tồn lưu và tẩm màn trong phòng chống muỗi là một hoạt động thường xuyên và cần thiết trong chương trình phòng chống sốt rét của mỗi Quốc gia.

Trong năm 2019, Viện Sốt rét KST-CT Quy Nhơn đã tiến hành thử nghiệm tại thực địa để đánh giá hiệu lực phòng chống muỗi sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên với mục tiêu:

-Đánh giá hiệu lực tồn lưu của Fendona 10SC (Alphacypermethrin) ở liều lượng 30mg hoạt chất/m2, K-Othrine Polyzone 62,5 SC (Deltamethrin) liều lượng 25mg hoạt chất/m2 phun trên tường vách trong nhà.

-Đánh giá hiệu lực tồn lưu của Fendona 10SC (Alphacypermethrin) ở liều lượng 25mg hoạt chất/m2, Icon 2,5 CS (Lambdacyhalothrin) liều lượng 20 mg/m2trên màn tẩm.

-Đánh giá tác động của các loại hóa chất diệt côn trùng đến quần thể véc tơ sốt rét ở các điểm nghiên cứu.


Các loại hóa chất dùng trong nghiên cứu
Fendona 10SC,  Icon 2,5CS , K-Othrine Polyzone 62,5 SC

Địa điểm thử nghiệm

-Thôn Hà Văn Trên, thôn Canh Lãnh: Thử nghiệm hóa chất phun 180 nhà: 90 nhà gỗ (45 nhà phun Fendona 10SC nồng độ30 mg hoạt chất/ m2, 45 nhà phun K-Othrine Polyzone 62,5 SC nồng độ 25 mg hoạt chất/ m2)và 90 nhà gạch phun 2 loại hóa chất trên mỗi loại 45 nhà; đối chứng phun nước 10 nhà: 5 nhà gỗ và 5 nhà gạch.

-Thôn Canh Thành: Tẩm 90 màn bằng hóa chất gồm: 45 màn tẩm bằng Icon 2,5CS với liều 20mg hoạt chất/m2, 45 màn tẩm bằng Fendona 10SC nồng độ 25 mg hoạt chất/ m2 đang sử dụng trong chương trình cấp cho 50 nhà. Đối chứng tẩm 10 màn tẩm bằng nước sạch.

Thời gian thử nghiệm: 04 tháng (Từ tháng 07 – 11/2019).

Kết quả nghiên cứu

Kết quả thử nghiệm nhạy cảm của muỗi với hóa chất diệt

An. dirus nuôi trong phòng thí nghiệm và An. aconitus bắt ở thực địa đều còn nhạy cảm với hóa chất Alphacypermethrin 30mg/m2, Deltamethrin 0,05% và Lambda cyhalothrin 0,05% (Bảng 1).

Hai loài này được sử dụng đồng thời để thử nghiệm sinh học đánh giá hiệu lực tồn lưu của các loại tường phun Fendona 10SC; K Othrine Polyzone 62,5SC và màn tẩm Fendona 10SC; Icon 2,5CS tại thực địa (Bảng 1).

Bảng 1. Kết quả thử nhạy cảm của An. dirus và An. aconitus với hóa chất diệt

Hóa chất

Loài muỗi thử

Số muỗi thử

Số muỗi chết sau 24 giờ

% muỗi chết sau 24 giờ

Ghi chú

Alpha-cypermethrin

30mg/m2

An. dirus

labo

TN

100

100

100

T0= 24-280C

H=70-88%

ĐC

50

0

0

An. aconitus

thực địa

TN

100

99

99

ĐC

50

0

0

Deltamethrine 0,05%

An. dirus

labo

TN

100

100

100

ĐC

50

0

0

An. aconitus

thực địa

TN

100

99

99

ĐC

50

0

0

Lambda cyhalothrin

0,05%

An. dirus

labo

TN

100

100

100

ĐC

50

0

0

An. aconitus

thực địa

TN

100

100

100

ĐC

50

0

0

Ghi chú: TN; thử nghiệm; ĐC: đối chứng.

Hiệu lực tồn lưu của Fendona 10SC; K-Othrine Polyzone 62,5 SC

Hiệu lực tồn lưu của Fendona 10SC trên tường vách

Đến tháng thứ 4 thì hóa chất phun trên tường gỗ vẫn còn hiệu lực diệt muỗi tốt tỷ lệ chết của muỗi An. dirus phòng thí nghiệm (69%) và muỗi An. aconitus thực địa (65%)(Bảng 2).

Bảng 2. Hiệu lực diệt tồn lưu của Fendona 10SC trên tường gỗ

Loài muỗi thử

Tỷ lệ % muỗi chết sau khi phun trên tường gỗ

24 giờ

7 ngày

1 tháng

2 tháng

3 tháng

4tháng

An. dirus

100

98

91

83

75

69

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

An. aconitus

100

95

90

82

73

65

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

Đến tháng thứ 4 thì hóa chất phun trên tường gạch vẫn còn hiệu lực diệt muỗitỷ lệ chết của muỗi An. dirus phòng thí nghiệm (62%) và muỗi An. aconitus thực địa (59%) (Bảng 3).

Bảng 3. Kết quả tồn lưu của Fendona 10SC trên tường gạch

Loài muỗi thử

Tỷ lệ % muỗi chết sau khi phun trên tường gạch

24 giờ

7 ngày

1 tháng

2 tháng

3 tháng

4 tháng

An. dirus

100

97

89

80

70

62

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

An. aconitus

100

96

86

77

65

59

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

Hiệu lực tồn lưu của K- Othrine Polyzone62,5 SC trên tường vách

Đến tháng thứ 4 thì hóa chất phun trên tường gỗ hết hiệu lực diệt muỗi,tỷ lệ chết của muỗi An. dirus phòng thí nghiệm (49%) và muỗi An. aconitus thực địa (44%) đã hết hiệu lực tồn lưu (Bảng 4).

Bảng 4. Hiệu lực diệt tồn lưu của K-Othrine Polyzone62,5SC trên tường gỗ

Loài muỗi thử

Tỷ lệ % muỗi chết sau khi phun trên tường gỗ

24 giờ

7 ngày

1 tháng

2 tháng

3 tháng

4tháng

An. dirus

98

96

89

76

65

49

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

An. aconitus

95

92

87

74

59

44

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

Đến tháng thứ 4 thì hóa chất phun trên tường gạch hết hiệu lực diệt muỗitỷ lệ chết của muỗi An. dirus phòng thí nghiệm (49%) và muỗi An. aconitus thực địa (48%) (Bảng 5).

Bảng 5. Kết quả tồn lưu của K- Othrine Polyzone62,5SC trên tường gạch

Loài muỗi thử

Tỷ lệ % muỗi chết sau khi phun trên tường gạch

24 giờ

7 ngày

1 tháng

2 tháng

3 tháng

4 tháng

An. dirus

97

91

89

78

60

49

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

An. aconitus

93

90

85

78

61

48

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

Hiệu lực tồn lưu của Fendona 10 SC và Icon 2,5CS trên màn tẩm

Sau 4 tháng hiệu lực tồn lưu của Fendona 10SC còn tác dụng rất tốt trên màn tuyn (tỷ lệ chết 85% với muỗi An. dirus labo và 82% đối với muỗi An. aconitus thực địa) (Bảng 6)

Bảng 6. Hiệu lực tồn lưu của Fendona 10 SC trên màn tẩm.

Loài muỗi thử

Tỷ lệ % muỗi chết sau khi tẩm

24 giờ

7 ngày

1 tháng

2 tháng

3 tháng

4 tháng

An. dirus

100

97

96

94

89

85

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

An. aconitus

98

98

93

94

84

82

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

Sau 4 tháng hiệu lực tồn lưu của Icon 2,5 CS còn tác dụng rất tốt trên màn tuyn (tỷ lệ chết 86% với muỗi An. dirus labo và 83% đối với muỗi An. aconitus thực địa) (Bảng 7).

Bảng 7. Hiệu lực tồn lưu của Icon 2,5 CStrên màn tẩm.

Loài muỗi thử

Tỷ lệ % muỗi chết sau khi tẩm

24 giờ

7 ngày

1 tháng

2 tháng

3 tháng

4 tháng

An. dirus

100

98

96

93

89

86

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

An. aconitus

99

96

91

85

84

83

Đối chứng

0

0

0

0

0

0

Kết luận

- Hiệu lực tồn lưu của Fendona 10SC phun tường vách liều lượng 30 mg hoạt chất/m2 trên tường gỗ và tường gạch ở thực địa đến tháng thứ 4 vẫn còn hiệu lực diệt muỗi (tỷ lệ chết của muỗi An. dirus là 69% và với An. aconitus là 65% đối với tường gỗ; tỷ lệ chết của muỗi An. dirus là 62% và với An. aconitus là 59% đối với tường gạch).

- Hiệu lực tồn lưu của K-Othrine Polyzone 62,5SC phun tường vách liều lượng 25mg hoạt chất/m2 trên tường gạch và tường gỗ ở thực địa đến tháng thứ 4hết hiệu lực diệt muỗi (tỷ lệ chết của muỗi An. dirus là 49% và với An. aconitus là 48% với tường gạch và tỷ lệ chết của muỗi An. dirus là49% và với An. aconitus là 44% đối vớitường gỗ).

- Hiệu lực diệt tồn lưu của hóa chất Fendona 10SCsử dụng tẩm liều lượng 25 mg hoạt chất/m2 trên màn tuyn ở thực địa tốt sau 4 tháng tẩm (tỷ lệ chết của An. dirus là 85% và An. aconitus là 82%).Hiệu lực diệt tồn lưu của hóa chất Icon 2,5CSsử dụng tẩm liều lượng 20 mg hoạt chất/m2 trên màn tuyn ở thực địa tốt sau4 tháng tẩm (tỷ lệ chết của An. dirus là 86% và An. aconitus là 83%).

Như vậy, qua nghiên cứu này, chúng tôi có một số kiến nghị hóa chất sử dụng phòng chống véc tơ sốt rét trong giai đoạn đến: Hóa chất Fendona 10SC (Alphacypermethrin 10SC) có thể sử dụng để phun tồn lưu liều lượng 30 mg a.i./m2 và tẩm màn liều lượng 25 mg a.i./m2 và hóa chất Icon 2,5CS (Lambdacyhalothrin 2,5CS) tẩm màn liều lượng 20 mg a.i./m2 để phòng chống véc tơ truyền bệnh sốt rét.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Vũ Đức Chính, 2005. Vector sốt rét ở Việt Nam, phân bố và độ nhạy cảm của chúng với một số hóa chất diệt côn trùng trong phòng chống sốt rét. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Luận văn Thạc sỹ sinh học. 87 tr.

2.Trương Văn Có, 2005. Thực trạng nhạy kháng của Anopheles với hoá chất diệt, hiệu lực tồn lưu trên màn tẩm và tường vách ở khu vực Miền Trung - Tây nguyên. Tạp chí Y học Thực hành, Bộ Y Tế xuất bản, số 511: tr 116-121.

3.Đoàn Đức Hùng, Nguyễn Xuân Quang, Huỳnh Trọng Đạo và CS (2017). Thành phần loài muỗi Anopheles (ditera: Culicidae) và mức đọ nhạy, kháng của véc tơ sốt rét với hóa chất diệt côn trùng ở 1 số tỉnh miền Trung-Tây Nguyên (2015-2016). Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, số đặc biệt(96)/2017,Viện sốt rét –KST-CT-Trung ương.

4.Đỗ Văn Nguyên và ctv, 2016. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp phòng chống véc tỏ ở khu vực nhà rẫy tại một số điểm ở Khánh Hòa, năm 2016. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, 2016.

5.Nguyễn Xuân Quang, Huỳnh Trọng Đạo, Trần Thanh Hùng, Triệu Nguyên Trung và ctv (2011). Đánh giá hiệu lực tồn lưu màn tẩm, tường phun hóa chất diệt côn trùng và tình hình sử dụng màn phòng chống muỗi sốt rét của người dân ở các tỉnh Bình Định, Gia Lai, Đak Lak. Báo cáo kết quả Khoa học Công nghệ đề tài cấp cơ sở Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn (2011).

6.NguyễnThị Phúc, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Bá Phong, Vũ Thị Biên và ctv (1997). Đánh giá hiệu lực tồn lưu của Fendona 10SC trên các loại tường và tẩm màn trong phòng thí nghiệm ở Việt Nam. Báo cáo nghiệm thu. Viện Sốt rét-KST-CT Hà Nội, 1997.

7.Nguyễn Tuấn Ruyện, Trần Đức Hinh, Lê Đình Công và cộng sự (1998). Đánh giá hiệu quả của Fendona 10SC tại thực địa trong phòng chống muỗi sốt rét ở miền Bắc Việt Nam. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996- 2000. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2001.

8.Nguyễn Hồng Sang, Nguyễn Xuân Quang, Hồ Văn Hoàng, Huỳnh Ly Na và cs(2017). Tình hình nhạy, kháng với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên.Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, số đặc biệt(96)/2017,Viện sốt rét –KST-CT-Trung ương.

9.Lê Khánh Thuận, Trương Văn Có, Nguyễn Tân, Hồ Minh Hoàn, Nguyễn Thị Duyên, Ngô Thị Hương, Nguyễn Xuân Quang và CTV, 1995-1998. Nghiên cứu sự thay đổi sinh thái vector, mùa truyền bệnh sốt rét và đề xuất phân vùng dịch tễsốt rét ở miền Trung- Tây nguyên. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991-2000), Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn.

10.Lê Khánh Thuận, Hồ Minh Hoàn, Nguyễn Văn Khá, Bùi Quốc Đạt và CTV, 1994 – 2000. Mùa truyền bệnh sốt rét ở Vân Canh. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học (1991-2000), Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn.

11.Nguyễn Xuân Quang, Triệu Nguyên Trung, Tạ Huy Thịnh, 2009. Đánh giá mức độ nhạy cảm của quần thể một số loài Anopheles với hóa chất diệt côn trùng trong chương trình phòng chống sốt rét ở miền Trung và Tây Nguyên giai đọan 2006-2008. Báo cáo Khoa học về sinh thái và tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học tòan quốc lần thứ ba. NXB Nông nghiệp. tr: 1525-1529.

12.Nguyễn Xuân Quang, Huỳnh Trọng Đạo, Nguyễn Văn Chương và CS, 2017. Tình hìnhnhạy, kháng với hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét ở miền Trung - Tây Nguyên (2011-2016). Tạp chí Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh Ký sinh trùng, số đặc biệt(96)/2017, Viện sốt rét –KST-CT-Trung ương.

13.Lê Khánh Thuận, Triệu Nguyên Trung, Trương Văn Có, Lê Giáp Ngọ, Nguyễn Xuân Quang, Huỳnh Trọng Đạo, Trần Thanh Hùng, Nguyễn Thị Duyên, Nguyễn Hồng Sang, Đoàn Đức Hùng và ctv, (2007-2008), Đánh giá hiệu lực của Fendona 10SC(Alpha cypermethrin) phun tồn lưu và tẩm màn trong phòng chống muỗi sốt rétở Khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Báo cáo kết quả Khoa học Công nghệ đề tài cấp cơ sở Viện sốt rét-KST-CT Quy Nhơn (2008).

14.Nguyễn Anh Tuấn (2009). Đánh giá hiệu quả sử dụng tấm choàng tẩm Fendona 10SC trong phòng chống sốt rét cho công nhân vùng trồng cao su ở tỉnh Gia Lai, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Viện Sốt rét-KST-CT TƯ, số 1-2009, tr. 49-60.

15.Viện Sốt rét-KST-CT Hà Nội (2011), Cẩm nang Kỹ thuật phòng chống bệnh sốt rét, NXB Y học.

16.Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương (2008), Bảng định loại muỗi Anopheles ở Việt Nam, NXB Y học.

17.WHO (1998), Review ofAlphacypermethrin 10% SC and 5% WP cyfluthrin 5% EW and 10% WP . Report of the Second WHOPES Working Group Meeting. WHO/ HQ;GENEVA-22-23 june 1998.

18.WHO (1998). Test procedures for insecticide resistance monitoring in Malaria vectors, Bio- Efficacy and persistance of insecticides o­n treated Surfaces. WHO/CDS/CPC/MAL/98.12,11-17.

19.WHO (2013). Test procedures for insecticide resistance monitoring in Malaria vector mosquitoes.

Ngày 16/03/2020
TS. Nguyễn Xuân Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích